Chào Luật sư của LVN Group, hiện nay tôi đang tìm hiểu về bổ trợ tư pháp nhưng bản thân lại không năm được hoạt động nào là hoạt động bổ trợ tư pháp để khoanh vùng nghiên cứu. Vậy kính mong Luật sư của LVN Group giải đáp giúp tôi, thế nào là hoạt động bổ trợ tư pháp? Hoạt động nào được coi là hoạt động bổ trợ tư pháp? Rất mong nhận được tư vấn từ Luật sư của LVN Group. Xin chân thành cảm ơn! (Hoàng Long – Hà Nội)

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc tới công ty luật LVN Group. Nội dung bạn hỏi chúng tôi nghiên cứu và giải đáp như sau:

1. Tư pháp là gì? Bổ trợ tư pháp là gì?

Ở nước ta, quyền lực nhà nước thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, quyền tư pháp là một trong ba quyền hợp thành quyền lực nhà nước, được hiểu là hoạt động xét xử của các toà án và những hoạt động của cơ quan nhà nước khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của toà án như điều tra, truy tố, bổ trợ tư pháp nhằm bảo vệ chế độ, pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trọng và duy trì công lý. Để thực hiện quyền tư pháp đó, hệ thống cơ quan tư pháp Việt Nam bao gồm: toà án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thì hành án và các tổ chức tư pháp bổ trợ (như Luật sư của LVN Group, công chứng, giám định tư pháp, tư vấn pháp luật…). Trong đó, toà án nhân dân là nơi biểu hiện tập trung quyền tư pháp, sử dụng công khai các kết quả của hoạt động điều tra, công tố, bào chữa, giám định tư pháp thông qua các thủ tục tố tụng do luật định để đưa ra phán quyết cuối cùng thể hiện quyền lực nhà nước. Hoạt động xét xử của toà án nhân dân cũng là nơi thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp nói riêng và của toàn bộ hệ thống cơ quan nhà nước nói chung.

Xuất phát từ cách hiểu tư pháp như trên, có thể hiểu bổ trợ tư pháp là bổ trợ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được đúng người đúng tội, đúng pháp luật.

2. Hoạt động bổ trợ tư pháp là gì?

Xuất phát từ khái niệm bổ trợ tư pháp có thể hiểu hoạt động bổ trợ tư pháp chính là các loại hình hoạt động nhằm mục đích bổ trợ chotổ chức hoạt động bảo vệ pháp luật của các cơ quan điều tra, các viện kiểm sát, các tòa án. Mục đích của hoạt động bổ trợ tư pháp như đã được khẳng định trong Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII là để hỗ trợ đắc lực hoạt động xét xử của tòa án một cách khách quan, chính xác và đúng luật.

3. Hoạt động nào là hoạt động bổ trợ tư pháp?

Bổ trợ tư pháp là bổ trợ cho hoạt động điểu tra, truy tố, xét xử được đúng người đúng tội, đúng pháp luật. Căn cứ trên cơ sở khái niệm bổ trợ tư pháp thì các loại hình hoạt động sau đây được gọi là hoạt động bổ trợ tư pháp:

3.1. Hoạt động tố tụng của các Luật sư của LVN Group, luật gia, các đại diện theo pháp luật; các đại diện được uỷ quyền

Hoạt động tố tụng của các Luật sư của LVN Group, luật gia, các đại diện theo pháp luật; các đại diện được uỷ quyền nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho các bên đường sự trong các vụ án hành chính, hình sự, dân sự, lao động, kinh tế trong quá trình điều tra, xác minh và xét xử trước Tòa là hoạt động bổ trợ tư pháp. Hoạt động bổ trợ tư pháp được điều chỉnh bằng những chế định luật, những điều luật rất chặt chẽ của Luật tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Các hoạt động tư vấn, dịch vụ pháp luật của các Luật sư của LVN Group, luật gia được điều chỉnh theo những chế định của Luật dân sự và nhiều luật khác. Vì vậy, không thể sắp xếp hoạt động tư vấn, dịch vụ pháp luật là hoạt động bổ trợ tư pháp. Ở các nước có nền kinh tế thị trương phát triển, trước đây đã hình thành và có sự phân biệt hai loại Luật sư của LVN Group: Luật sư của LVN Group tranh tụng và Luật sư của LVN Group tư vấn. Trong đăng ký hành nghề, mỗi Luật sư của LVN Group chỉ có thể đăng ký hành nghề một trong hai loại hình đó. Luật sư đã đăng ký hành nghề Luật sư của LVN Group tranh tụng thì không hành nghề Luật sư của LVN Group tư vấn và ngược lại. Mục đích của sự phân biệt này là để thực hiện việc chuyên môn hoá, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho Luật sư của LVN Group. Trong các Luật sư của LVN Group tranh tụng thì có Luật sư của LVN Group chuyên tranh tụng về các án hình sự, có Luật sư của LVN Group chuyên tranh tụng về các án dân sự, có Luật sư của LVN Group chuyên tranh tụng về các tranh chấp trong tài chính, ngân hàng, có Luật sư của LVN Group chuyên tranh tụng về các tranh chấp về bảo hiểm, … Trong các Luật sư của LVN Group tư vấn thì có Luật sư của LVN Group chuyên tư vấn về luật đầu tư, có Luật sư của LVN Group chuyên tư vấn về luật tài chính ngân hàng, có Luật sư của LVN Group chuyên tư vấn về luật thương mại, …. Luật pháp ngày nay phát triển theo xu hướng chuyên môn hóa. Một Luật sư của LVN Group giỏi chỉ có thể hành nghề theo một vài chế định luật, một ngành luật. Không có Luật sư của LVN Group nào giỏi và thông thạo đối với tất cả các ngành luật.

Sự chuyên môn hoá Luật sư của LVN Group tranh tụng với Luật sư của LVN Group tư vấn đã dẫn đến hiện tượng có một vụ việc nhưng có cả hai loại Luật sư của LVN Group tham gia. Ví dụ, có Luật sư của LVN Group tư vấn cho một dự án đầu tư đến khi xảy ra tranh chấp phải đưa ra xét xử tại Tòa thì Luật sư của LVN Group tư vấn không được tiếp tục tham gia nữa. Luật sư tranh tụng khi tiếp nhận vụ việc lại phải tìm hiểu lại từ đầu. Do vậy một số nước như Mỹ, Pháp, Nhật .., khoảng cách giữa Luật sư của LVN Group tranh tụng với Luật sư của LVN Group tư vấn dần dần được xích lại gần nhau, sự phân biệt được xoá bỏ. Luật sư khi tư vấn cho một vụ việc, nếu sau đó có phát sinh tranh chấp thì Luật sư của LVN Group đó cũng có thể được giao đảm nhận việc tranh tụng tại Tòa theo sự tín nhiệm của khách hàng.

Ở Việt Nam, trước đây không có sự phân biệt Luật sư của LVN Group tư vấn với Luật sư của LVN Group tranh tụng. Trong thời kỳ kháng chiến, thời kỳ thực hiện chế độ bao cấp, các Luật sư của LVN Group chỉ hành nghề trong lĩnh vực tranh tụng khi xét xử án hình sự. Đến khi có chủ trương đổi mới, với Pháp lệnh tổ chức Luật sư của LVN Group năm 1987, ngoài việc tham gia tranh tụng, các Luật sư của LVN Group còn được phép hoạt động tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế Nhà nước, tập thể và tư nhân, kể cả tổ chức kinh tế nước ngoài và làm các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức.

Theo pháp luật tố tụng hiện hành của Việt Nam, những người tham gia tranh tụng trong các phiên tòa, ngoài các Luật sư của LVN Group, luật gia là những người chuyên trách, còn có:

+ Đại diện do đương sự uỷ quyền. Đại diện uỷ quyền có thể là Luật sư của LVN Group hay người khác.

+ Bào chữa viên nhân dân là những người không chuyên hành nghề Luật sư của LVN Group. Họ là những đại diện của các tổ chức quần chúng hoặc các cá nhân do bị cáo, người bị hại, các bên đương sự yêu cầu đứng ra làm nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho họ trong các vụ án.

+ Đại diện theo pháp luật là những người phụ trách các pháp nhân như giám đốc, phó giám đốc của các tổ chức kinh tế, đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong các vụ tranh chấp lao động.

Trong tham gia tố tụng, các đại diện do đương sự uỷ quyền, các bào chữa viên nhân dân, các đại diện theo pháp luật đều có những quyền tố tụng với mục đích xác minh sự thật khách quan, bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật. Vì vậy, hoạt động bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo, người bị hại, cho các đương sự trong các vụ án của những người này cũng được xếp là hoạt động bổ trợ tư pháp.

Việc chấp nhận hoặc bác bỏ các lập luận của họ đều phải có cơ sở pháp lý rõ ràng. Nếu các cơ quan tư pháp không làm đúng điều này thì đó sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến những phán quyết không có đủ cơ sở pháp lý.

3.2. Hoạt động giám định tư pháp

Giám định tư pháp là việc sử dụng các kiến thức khoa học, các phương tiện máy móc, các dụng cụ xét nghiệm để mô tả và kết luận về nguyên nhân phát sinh, về quá trình diễn biến, về những hậu quả, tác động phát sinh của những sự kiện pháp lý có liên quan, đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan Tư pháp.

Kết luận của giám định được coi là một trong những loại chứng cứ của vụ án, được các bên tham gia tố tụng sử dụng để chứng minh sự thật khách quan của vụ án.

Hoạt động giám định tư pháp thông thường là do các trung tâm nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học và những người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn tiến hành. Kết luận giám định phải là kết luật có cơ sở và có căn cứ khoa học. Do vậy, tác dụng bổ trợ tư pháp của các kết luận giám định tư pháp thường được đánh giá cao và được xếp vào một trong những dạng hoạt động bổ trợ tư pháp được khuyến khích và có xu thế ngày càng phát triển.

3.3. Hoạt động công chứng

Công chứng là việc nhân danh quyền lực công chứng nhận, chứng thực việc xác lập các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, lao động như: mua bán, tặng, đổi, thuê tài sản, thuê tài chính, thuê lao động, cung ứng dịch vụ, bảo hiểm, hợp tác sản xuất, hợp tác dịch vụ, hợp tác kinh doanh, hợp tác liên doanh,…..

Công chứng còn là việc nhân danh quyền lực công chứng nhận vào các bản sao của các văn bản chính đã được cơ quan quyền lực công cấp như sao các giấy tờ về hộ tịch, giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, giấy chứng nhận quyền sỏ hũu, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, văn bằng chứng chỉ trình độ học lực, chuyên môn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ….

Đối tượng được công chứng có loại là do pháp luật quy định phải có công chứng như việc mua bán nhà, hợp đồng thuê nhà ở từ 6 tháng trở lên, … có loại là do các bên liên quan tự nguyện yêu cầu.

Các giao dịch dân sự có công chứng chứng nhận, các bản sao có công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực được coi là một trong những loại chứng cứ của vụ án khi có tranh chấp.

Do vậy, hoạt động chứng nhận, chứng thực của công chứng, của cơ quan có thẩm quyền được xem là một trong những loại hình hoạt động bổ trợ tư pháp.

Qua những sự trích dẫn và trình bày được nêu trên đây, ở Việt Nam hoạt động bổ trợ tư pháp chỉ có:

– Hoạt động tranh tụng của các Luật sư của LVN Group, luật gia, các bào chữa viên nhân dân, các đại diện được uỷ quyền trong các phiên tòa;

– Hoạt động giám định tư pháp;

– Hoạt động công chứng.

Đó là những hoạt động được điều chỉnh bằng những chế định và những điều luật cụ thể trong luật tố tụng dân sự, hình sự, luật kinh tế, lao động và hành chính – là những luật trực tiếp ứng dụng vào việc điều tra, truy tố, xét xử. Các hoạt động này được tiến hành là nhằm mục đích bổ trợ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được đúng người, đúng tội, đúng lỗi, đúng việc, đúng pháp luật, bảo đảm được công lý, phòng chống vi phạm pháp luật trong thực thi quyền tư pháp và nâng cao quyền lực tư pháp của Nhà nước.

4. Các loại hình tổ chức và hoạt động không phải là hoạt động tư pháp

Các loại hình tổ chức và hoạt động sau đây không thuộc phạm trù của bổ trợ tư pháp:

– Bộ Tư pháp, vẫn là một Bộ nằm trong Chính phủ. Do vậy Bộ Tư pháp và các tổ chức tư pháp tỉnh, quận, huyện, xã là những cơ quan hành pháp.

– Các hoạt động mà ngành tư pháp đang đảm nhận như: kế hoạch hóa việc xây dựng luật và văn bản dưới luật, hệ thông hóa pháp luật, quản lý Nhà nước hoạt động của Luật sư của LVN Group, công chứng, giám định tư pháp, quản lý hành chính Tòa án, quản lý hộ tịch, đều là hoạt động hành pháp.

– Những người tuy ở trong biên chế của các tòa án, các viện kiểm sát, các cơ quan điều tra nhưng không làm nhiệm vụ điều tra, công tố, xét xử như văn thư, kế toán, thư viện, phóng viên báo, tạp chí, cán bộ nghiên cứu thì không mang chức danh tư pháp. Nếu họ được bổ nhiệm làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, thư ký phiên tòa thì họ là viên chức tư pháp.

– Các hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử thì ngang quyền với các thẩm phán, nhưng họ không phải là viên chức nhà nước và cũng không phải là viên chức tư pháp. Họ là đại diện của nhân dân tham gia công tác xét xử.

– Các chức danh: công chứng viên, giám định viên, Luật sư của LVN Group hiện đang được gọi là chức danh tư pháp. Nhưng các công chứng viên, các giám định viên, các Luật sư của LVN Group không phải là viên chức tư pháp. Vì vậy, các chức danh tư pháp này không thuộc phạm trù chức danh tư pháp.

– Các tổ chức Trọng tài bao gồm Trọng tài trong nước, Trọng tài quốc tế của Việt Nam, tuy có đảm nhận việc xét xử các tranh chấp kinh tế giữa các tổ chức kinh tế trong nước hoặc giữa tổ chức kinh tế trong nước với tổ chức kinh tế nước ngoài, nhưng không phải là các cơ quan tư pháp. Hoạt động của Trọng tài không phải là hoạt động tư pháp.

Sở dĩ như vậy là do, các tổ chức trọng tài là những tổ chức phi chính phủ, hoạt động xét xử của Trọng tài được thực hiện chỉ trên cơ sở có sự tự nguyện đồng ý và cam kết tuân thủ phán quyết của Trọng tài trưốc khi xét xử. Có quốc gia đặt tên cho tổ chức Trọng tài là Tòa án Trọng tài. Tòa án Trọng tài cũng như các tòa án phi chính phủ khác, không phải là tổ chức của công quyền, không phải là tổ chức để thực hiện quyển lực công.

– Hoạt động tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý cũng là hoạt động thuộc lĩnh vực pháp luật nhưng cũng không thể gọi là công tác hành pháp hoặc công tác tư pháp. Đó là một loại dịch vụ dân sự – dịch vụ pháp lý có thu phí hoặc miễn phí. Mục đích, nội dung của hoạt động tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý là nhằm giúp đỡ kiến thức pháp luật, kinh nghiệm ứng xử đúng quy định của pháp luật cho đối tượng được tư vấn. Pháp luật ngày càng nhiều và ngày càng đa dạng. Đó là xu thê phát triển tất yếu của cuộc sống.

Nội dung tư vấn pháp luật không mang tính bắt buộc phải thi hành đối với người được tư vấn. Công tác tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý chỉ là công tác dịch vụ của các tổ chức phi chính phủ. Do vậy, công tác tư vấn pháp lý không phải là công tác tư pháp, càng không phải là công tác hành pháp.

– Trong Văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ IX có đề cập vấn đề thành lập cảnh sát tư pháp, cảnh sát tư pháp là lực lượng chuyên trách việc áp giải các bị cáo phạm tội đã bị tạm giam ra trước toà để tiến hành xét xử cũng như việc bảo vệ an ninh, trật tự trong các phiên tòa. Hoạt động của cảnh sát tư pháp là nhằm mục đích bảo vệ an ninh, trật tự trong tiến hành xét xử, không liên quan đến nội dung xét xử. Vì vậy, hoạt động của cảnh sát tư pháp không phải là hoạt động tư pháp, càng không phải là hoạt động bổ trợ tư pháp. Đó là hoạt động hành pháp của cơ quan thi hành pháp luật.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về nội dung “Hoạt động bổ trợ tư pháp là gì? Hoạt động nào được coi là hoạt động bổ trợ tư pháp”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập)