Câu 1. Đánh giá viên chức là gì ? Ý nghĩa của việc đánh giá đối với viên chức ?

Đánh giá viên chức là việc chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các tiêu chí theo quy định để đối chiếu với kết quả hoạt động, làm việc của viên chức nhằm đưa ra những ý kiến, nhận xét đối với quá trình làm việc của viên chức đó. Việc đánh giá này được thực hiện định kỳ hăng năm hoặc theo đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động.

Ý nghĩa của việc đánh giá viên chức: Việc đánh giá đối với viên chức có ý nghĩa rất lớn với các đối tượng sau:

Đối với đội ngũ thực hiện công tác quản lý nhà nước về viên chức, đánh giá viên chức là hoạt động nhằm giúp cho chủ thể quản lý có thể kiểm định được các năng lực làm việc, khả năng cống hiến, tác phong, lối sống, tư tưởng của viên chức nhằm đạt được những hiểu biết nhất định về cá nhân từng viên chức, sâu hơn nữa là hiểu rõ từng tập thể trong đội ngũ do mình quản lý để từ đó có phương hướng thích hợp. Kết quả đánh giá viên chức là cơ sở để chủ thể có thẩm quyền tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật hoặc thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức.

Đối với chính bản thân viên chức, hoạt động đánh giá viên chức cung cấp thông tin phản hồi cho bản thân viên chức biết, hiểu về năng lực, trình độ và khả năng thực hiện công việc hiện tại đang ở mức độ nào, giúp họ phấn đấu để tự hoàn thiện mình và làm việc tốt hơn.

Đối với quần chúng nhân dân, việc đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng đối với viên chức một cách công khai, minh bạch có sự tham gia của quân chúng nhân dân sử dụng dịch vụ công đã tạo điều kiện cho người dân có cơ hội trực tiếp bộ lộ quan điểm, nhận xét của mình. Điều này có hai ý nghĩa, thứ nhất là đóng góp vào công tác hoàn thiện phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ của công chức. Việc đánh giá đúng và chính xác từng viên chức cũng góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước. Thứ hai, nhờ việc đánh giá này, người dân tới sử dụng dịch vụ công quả thực được đón tiếp niềm nở, đúng quy trình và bớt nhiều hành động sách nhiễu, gây khó khăn.

Câu 2. Trình bày nội dung đánh giá viên chức ?

Theo quy định tại Điều 41 Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2019, nội dung đánh giá viên chức bao gồm các mục sau đây:
Thứ nhất, đánh giá ý thức chấm hành đường lối, chủ trường, chính sách của Đảnh, pháp luật của Nhà nước và các quy định, kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Thứ hai, đánh giá kết quả, tiến độ và chất lượngcông việc được phân công theo kế hoạch hoặc công việc theo hợp đồng làm việc đã giao kết.

Thứ ba, đánh giá việc thực hiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp;

Thứ tư, đánh giá tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

Thứ năm, đánh giá việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức

 

Đối với viên chức quản lý nội dung đánh giá còn bao gồm thêm các mục sau đây:

– Đánh giá năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

– Đánh giá kế hoạch làm việc theo năm, quý, tháng và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý.

Câu 3. Trình bày nguyên tắc đánh giá viên chức ?

Nguyên tắc đánh giá viên chức được quy định tại Điều 2 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, có 04 nguyên tắc gồm:

Thứ nhất, bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá công chức.

Thứ hai, việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

Thứ ba, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.Viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

Thứ tư, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo quy định được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Mời quý khách hàng tham khảo bài viết: Hỏi đáp luật cán bộ, công chức, viên chức kỳ 4 để tham khảo thêm về các tiêu chí đánh giá đối với viên chức. Vì các tiêu chí đánh giá, xếp loại công chức và viên chức tương tự nhau.

Câu 4. Trình bày các tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức không phải viên chức quản lý:

Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý các tiêu chí xếp loại chất lượng được quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Nghị định 90/2020/NĐ-CP gồm:

Mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Mức hoàn thành tốt nhiệm vụ Mức hoàn thành nhiệm vụ  Mức Không hoàn thành nhiệm vụ

Khi đạt tất cả các tiêu chí sau:

– Thực hiện tốt các quy định về Chính trị tư tưởng, Đạo đức, lối sống, Tác phong, lề lối làm việc và Ý thức tổ chức kỷ luật theo quy  định tại Điều 3 Nghị định 90/2020/NĐ-CP

– Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức

Khi đạt tất cả các tiêu chí sau:

– Đáp ứng các tiêu chí Chính trị tư tưởng, Đạo đức, lối sống, Tác phong, lề lối làm việc và Ý thức tổ chức kỷ luật;

– Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Đạt tất cả các tiêu chí sau đây:

– Đáp ứng các tiêu chí Chính trị tư tưởng, Đạo đức, lối sống, Tác phong, lề lối làm việc và Ý thức tổ chức kỷ luật

– Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành. Trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.

Có một trong các tiêu chí sau đây:

– Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;

– Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;

c) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.

Câu 5. Trình bày thẩm quyền và quy trình đánh giá, xếp loại viên chức ?

Thẩm quyền đánh giá, xếp loại viên chức:

– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá.

– Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Quy trình đánh giá đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu:

Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng (Theo mẫu 03 ban hành kèm Nghị định 09/2020/NĐ-CP).

Bước 2: Tổ chức cuộc họp nhận xét, đánh giá viên chức.

Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp. Các thành phần tham dự đóng góp ý kiến. Các ý kiến phải được ghi vào biên bản và được thông qua tại cuộc họp.

Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp uỷ đảng đơn vị nơi viên chức công tác.

Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.

Bước 5: Thông báo cho viên chức kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng. Công khai kết quả tại cơ quan, tổ chức nơi viên chức làm việc.

Quy trình đánh giá đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:

Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng theo mẫu 03 ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP

Bước 2: Tổ chức cuộc họp nhận xét, đánh giá viên chức (tương tự như đối với trường hợp đánh giá viên chức quản lý hoặc viên chức là cấp phó của người đứng đầu).

Bước 3: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.

Bước 4: Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, công khai kết quả tại cơ quan, tổ chức nơi viên chức làm việc.

Câu 6. Thời điểm nào tiến hành đánh giá, xếp lạo chất lượng đối với viên chức ?

Thời điểm đánh giá viên chức được quy định tại Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

– Việc đánh giá viên chức được thực hiện theo từng năm công tác;

– Trường hợp viên chức chuyển công tác thì cơ quan, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Nếu thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ không còn.

– Việc đánh giá, xếp loại viên chức sẽ tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước  khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Lưu ý: Trường hợp đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.

Nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191 để được giải đáp thêm.

Trân trọng./