1. Nêu các nội dung vi phạm bị xử lý kỷ luật đối với tập thể và cán bộ công đoàn ?
Các nội dung vi phạm bị bị xử lý kỷ luật đối với cán bộ công đoàn gồm:
– Nội dung vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, không thực hiện các chủ trương, nghị quyết của cấp trên.
– Vi phạm các quy định về bầu cử.
– Vi phạm các quy định trong công tác tổ chức, cán bộ.
– Vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giảm sát.
– Vi phạm các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
– Vi phạm trong hoạt động quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, các loại quỹ xã hội do công đoàn quản lý.
– Vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành.
– Vi phạm trong việc thực hiện chức trách và các nhiệm vụ được giao.
Các nội dung vi phạm đối với tổ chức tập thể Ban chấm chành, Ban thường vụ, Uỷ ban kiểm tra và tổ chức khác trong hệ thống công đoàn gồm:
– Vi phạm về quan điểm chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng, của Công đoàn.
– Vi phạm trong hoạt động ban hành, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, của Công đoàn và chính sách pháp luật của Nhà nước.
– Vi phạm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn.
– Vi phạm trong công tác tổ chức cán bộ.
– Vi phạm các quy định về bầu cử.
– Vi phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản công đoàn và các loại quỹ xã hội do công đoàn quản lý.
– Vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tiếp thu ý kiến góp ý của đoàn viên, công nhân, viên chức và người lao động.
– Vi phạm quy định về kiểm tra, giám sát.
– Vi phạm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, cán bộ, công nhân viên chức và người lao động.
– Vi phạm các quy định về phòng – chồng tham nhũng, lãng phí.
– Vi phạm các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản.
2. Nêu các nguyên tắc và thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật theo Quyết định số 493/QĐ-TLĐ năm 2017.
Nguyên tắc xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 2 Quyết định số 493/QĐ-TLĐ năm 2017 như sau:
– Mọi cán bộ công đoàn đều bình đẳng trước kỷ luật của công đoàn. Cán bộ ở bất cứ cương vị, lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh.
– Việc thi hành kỷ luật cán bộ vi phạm phải thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của công đoàn. Việc xem xét, xử lý kỷ luật phải khẩn trương, không để chậm trễ, kéo dài, gây khó khăn cho việc kiểm tra, xác minh, kết luận, xử lý. Khi tổ chức công đoàn có thẩm quyền quyết định kỷ luật phải công bố và trao quyết định đó cho đối tượng vi phạm.
Thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 3 Quyết định số 493/QĐ-TLĐ như sau:
– Ban thường vụ công đoàn cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì thay bằng Ban chấp hành) cấp nào sẽ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định xử lý lỷ luật đối với cán bộ vi phạm kỷ luật thuộc công đoàn cấp mình.
– Công đoàn bộ phận hoặc tổ công đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật đối với cán bộ vi phạm thuộc bộ phận, tổ công đoàn của mình.
– Tập thể ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào vi phạm kỷ luật thì ban chấp hành cấp đó xét đề nghị xử lý kỷ luật.
– Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật đối với tập thể Đoàn Chủ tịch, tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn.
3. Nêu thẩm quyền xử lý kỷ luật của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ?
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Tổng Liên đoàn được chia thành các thẩm quyền sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn đối với các đối tượng vi phạm là:
– Tập thể Đoàn Chủ tịch, tập thể ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn;
– Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn;
– Tập thể ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Chủ tịch Tổng Liên đoàn đối với các đối tượng vi phạm là:
– Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không phải là ủy viên BCH Tổng Liên đoàn;
– Tập thể ban thường vụ, tập thể ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
– Nguyên Ủy viên BCH Tổng Liên đoàn, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đối với các đối tượng vi phạm là:
– Phó chủ tịch, ủy viên ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
– Nguyên trưởng, phó ban Tổng Liên đoàn; nguyên trưởng, phó và kế toán trưởng đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không phải là ủy viên BCH Tổng Liên đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Uỷ ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn đối với các đối tượng vi phạm là:
– Ủy viên BCH Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn;
– Ủy viên ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
4. Nêu thẩm quyền xử lỷ kỷ luật Liên đoàn lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương ?
Thẩm quyền xử lỷ kỷ luật Liên đoàn lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương phân thành các thẩm quyền sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và tương đương xử lý kỷ luật với các đối tượng:
– Tập thể BCH công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
– Tập thể BCH công đoàn cơ sở trực thuộc.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và tương đương xử lý kỷ luật với các đối tượng:
– Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc không phải là ủy viên BCH Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, và tương đương.
– Tập thể ban thường vụ, tập thể ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc;
– Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc.
– Nguyên ủy viên BCH, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn, trưởng, phó ban; nguyên trưởng, phó và kế toán trưởng đơn vị trực thuộc; nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không phải là ủy viên BCH công đoàn cấp mình đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Uỷ ban kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và tương đương xử lý kỷ luật với các đối tượng:
– Uỷ viên BCH công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc.
– Ủy viên ủy ban kiểm tra, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc.
5. Nêu thẩm quyền xử lý kỷ luật của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Công đoàn cơ sở ?
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được quy định như sau:
BCH công đoàn cấp trên trực tiếp xử lý kỷ luật đối với: Tập thể BCH công đoàn cơ sở
Ban thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
– Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không phải là ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
– Tập thể ban thường vụ, tập thể ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở.
– Ủy viên ban thường vụ công đoàn cơ sở;
– Ủy viên ban chấp hành, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở.
– Nguyên ủy viên BCHd, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn, trưởng, phó ban; nguyên trưởng, phó và kế toán trưởng đơn vị trực thuộc (nếu có); nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở không phải là ủy viên BCH công đoàn cấp mình đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
Công đoàn cơ sở có thẩm quyền xử lý kỷ luật các đối tượng sau:
BCH công đoàn cơ sở xử lý hoặc uỷ quyền cho Ban thường vụ công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
– Tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên.
– Tập thể ban thường vụ công đoàn cơ sở thành viên.
– Tập thể ban chấp hành công đoàn bộ phận.
Ban thường vụ công đoàn cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
– Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, cán bộ tổ công đoàn.
– Nguyên ủy viên BCH, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở; nguyên cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn đã chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.
6. Nêu thời hạn xử lý kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật theo Quyết định số 493/QĐ-TLĐ năm 2017.
Thời hạn xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 9 Quyết định số 493/QĐ-TLĐ như sau:
– Thời hạn xử lý kỷ luật từ khi phát hiện hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật không quá 02 tháng, nếu vụ việc có những tình tiết phức tạp thì có thể kéo dài thời hạn nhưng tối đa không quá 04 tháng.
– Sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật, nếu cán bộ không tái phạm hoặc không có hành vi vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
Hồ sơ xử lý kỷ luật gồm có:
– Bản tự kiểm điểm,
– Trích ngang sơ yếu lý lịch của tập thể, cá nhân vi phạm,
– Biên bản cuộc họp kiểm điểm
– Các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ kỷ luật nêu trên được giao văn phòng ủy ban kiểm tra công đoàn cấp quyết định kỷ luật lưu giữ, trường hợp không có văn phòng ủy ban kiểm tra thì công đoàn cùng cấp lưu giữ.
Trường hợp quý khách hàng còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191 để được giải đáp thêm.
Trân trọng./.