Trong quá trình giải quyết, họ ép trả nợ nhưng gia đình tôi vẫn chưa có trả. Hiện tại tài sản nhà đất của tôi đang thế chấp tại ngân hàng, ngày 04/4/2018 cơ quan thi hành án đến nhà tôi lập biên bản kê biên tài sản và yêu cầu cưỡng chế tài sản trong tháng 4/2018 ( khi chưa hết thời hạn thế chấp tại ngân hàng) để thu tiền trả nợ cho người đó. Trước đó cơ quan thi hành án đã tự ý điều tra tài sản của tôi và thông báo ban đang ký quyền sử dụng đất không cho phép tôi được tự ý bán, chuyển nhượng nhà đất của tôi ( phong tỏa tài sản của tôi) mà không thông báo cho gia đình tôi biết. Nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giùm trong trường hợp này thì gia đình tôi cần giải quyết bằng cánh nào là lợp lý nhất mà không ảnh hưởng đến pháp luật. Cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Người gửi : Thi Nguyen Van

Luật sư trả lời:

Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật LVN Group của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật thi hành án năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014

2. Chuyên viên tư vấn

Theo như thông tin bạn nêu thì bạn cần lắm rõ một số nội dung sau để đối chiếu, áp dụng sang trường hợp của bạn:

Sau khi phía bên cho vay có khởi kiện ra tòa án, dựa trên cơ sở hợp đồng vay và các chứng cứ tòa án thu thập được trong giai đoạn chuẩn bị xét xử tòa án đã ra bản án yêu cầu phía bên bạn phải trả nợ cho bên cho vay.

Thứ nhất,bên vay sẽ phải thực hiện thủ tục yêu cầu thi hành án:

– Bên vay sẽ phải yêu cầu thi hành trong thời gian sau thì đơn yêu cầu mới được chấp nhận: ( Luật thi hành án)

Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

– Và đơn yêu cầu thi hành án sẽ phải đảm bảo các nội dung sau:

Điều 31. Đơn yêu cầu thi hành án

1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:

a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;

b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

d) Nội dung yêu cầu thi hành án;

đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

2. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.

Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.

Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.

3. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này.

Như vậy trong nội dung đơn yêu cầu thi hành án của bên cho vay có thể yêu cầu bên thi hành án áp dụng các biện pháp bảo đảm bao gồm: 

a) Phong toả tài khoản;

b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ;

c) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. 

Nên cơ quan thi hành án hoàn toàn có quyền yêu cầu việc tạm dừng chuyển dịch tài sản của bạn theo yêu cầu của bên cho vay kể cả việc bạn đang thế chấp tài sản đó ở ngân hàng.

Thứ hai, thủ tục thi hành án:

– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định.

–  Sau đó Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.

– Gia đình bạn sẽ có một thời hạn để tự nguyện thi hành án: 

Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án

1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.

– Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, nếu gia đình bạn có điều kiện để thi hành án mà không thi hành thì cơ quan thi hành án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở bản án, quyết định của tòa án. Các biện pháp cưỡng chế có thể áp dụng với gia đình bạn phải dựa trên việc gia đình bạn còn lại những tài sản gì, cụ thể các biện pháp cưỡng chế theo luật thi hành án:

Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Tuy nhiên nếu xác định khi tài sản ở ngân hàng của bạn có thể xử lý được để bạn trả nợ thì vẫn phải đảm bảo quyền lợi sau của gia đình bạn: Trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này. (khoản 5 Điều 115 Luât thi hành án năm 2008)

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group