Hồi hương là công dân của một quốc gia cư trú ở nước ngoài trở lại đất nước mà công dân đó có quốc tịch.

Hồi hương có thể được điều chỉnh bởi thoả thuận của hai quốc gia hữu quan (trong trường hợp hồi hương tập thể) hoặc có thể được điều chỉnh trong pháp luật các quốc gia. Hồi hương thường được tiến hành theo trật tự, thủ tục và điều kiện của pháp luật quốc gia mà người đó là công dân và quốc gia mà người đó cư trú (hoặc trên cơ sở điều ước quốc tế được kí kết giữa các quốc gia hữu quan).

Hồi hương được tiến hành trước hết phải theo ý nguyện của những người hồi hương. Việc cưỡng ép hổi hương cũng như cấm hồi hương là việc làm không phù hợp với các chuẩn mực phổ biến về nhân quyền hiện nay.

Luật LVN Group phân tích cụ thể vấn đề hồi hương dưới các góc nhìn sau:

1. Khái niệm hồi hương là gì ?

1.1. Khái niệm hồi hương trong văn học ?

Từ “hồi hương” là từ ngữ mượn Hán Việt trong văn học. Từ này được sử dụng trong văn học trung đại và không phải từ gốc của văn học Việt Nam mà xuất phát từ sự giao thoa giữa văn chương của Trung Quốc vào Việt Nam. 

Tuy nhiên cụm từ “hồi hương” hiện nay vẫn được sử dụng trong đời sống và trong văn học Việt Nam. “Hồi” – nghĩa là về, đi rồi trở lại; “hương” – nghĩa là quê hương. Đại ý của cụm từ này nghĩa là quay trở về quê hương, đại ý chỉ những người con xa xứ, xa quê hương đã lâu vì lý do đi làm ăn xa hoặc vì hoàn cảnh đưa đẩy này có điều kiện được quay trở lại quê hương, nơi mình sinh ra, nơi mình lớn lên hoặc là quê hương của cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Cụm từ “hồi hương” còn được xem như một khái niệm nhắc nhớ, gợi nhớ cho những con người xa quê nhớ về gia đình, nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Mỗi con người đều phải có một nguồn cội thì mới lớn lên được, trở về quê hương mang hai sắc thái nghĩa như sau: trở về quê hương để tìm lại nguồn cội, để nhớ về nguồn gốc của mình sau nhiều năm bôn ba cuộc đời, dù có đi đâu thì họ vẫn khắc khoải về quê nhà giống như câu “uống nước nhớ nguồn”, “cáo chết ba năm quay đầu về núi”,…; hoặc có thể hiểu với sắc thái nghĩa là con người ra xã hội bôn ba sóng gió, đến ngày thành danh quay về nguồn cội, trở về quê hương nơi mình sinh ra để làm rạng danh quê nhà như câu “vinh quy bái tổ”,…

 

1.2. Khái niệm hồi hương trong cuộc sống?

Trên thực tế, khái niệm “hồi hương” có thể nhìn từ giai đoạn chiến tranh, các Điều ước quốc tế đã quy định liên quan đến vấn đề này, cụ thể nội dung như sau: trong giai đoạn xung đột vũ trang, các bên tham chiến có nghĩa vụ cho những tù binh bị bệnh nặng hoặc bị thương nặng, khi trạng thái sức khỏe của họ cho phép thì được hồi hương, trù những người bị bệnh nặng hay phạm tội hình sự. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều này, trong thời kỳ chiến tranh giữa Việt Nam và đế quốc Mỹ xâm lược, tất cả tù binh của Mỹ ở Việt Nam đã được hồi hương – trở về quê nhà,…

Trong đời sống hiện đại hiện nay, khi nền văn minh phát triển, việc di chuyển và đi lại giữa các địa điểm không còn quá khó khăn với mỗi người. Khái niệm hồi hương cũng dần mang sắc thái nhẹ nhàng hơn, đơn giản là về thăm nhà, về thăm quê sau một khoảng thời gian ra ngoài làm việc và học tập xa nhà. Ngoài ra, “hồi hương” được hiểu trong trường hợp là công dân của một quốc gia cư trú ở nước ngoài trở lại đất nước mà công dân đó có quốc tịch vì nhiều mục đích như hưởng các quyền lợi về tài sản, về các lợi ích khác nhau. Trên thực tế có nhiều trường hợp những người xa xứ vì điều kiện, hoàn cảnh mà không thể “hồi hương” và cần được sự giúp đỡ của quốc gia, của Chính phủ,… Trong trường hợp không có Điều ước quốc tế là thông lệ quốc tế hướng dẫn về việc “hồi hương” thì điều này phải do pháp luật của các quốc gia quy định. Việc “hồi hương” có thể liên quan trực tiếp tới việc được hưởng hoặc thay đổi quốc tịch. Việc trở về quê hương trước hết phải được tiến hành theo ý nguyện của những người hồi hương. Việc cưỡng ép hồi hương, cấm hồi hương là hành động xâm phạm đến nhân quyền được pháp luật bảo hộ.

 

2. “Hồi hương” về Việt Nam theo quy định pháp luật mới nhất ?

Tại Việt Nam, khái niệm “hồi hương” được mang sắc thái nghĩa lớn hơn trong hoàn cảnh cụ thể tại thời điểm đại dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp và trở thành nỗi lo toàn cầu. Lúc này việc những người là công dân Việt Nam như học sinh, sinh viên, người lao động tại nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài,… mắc kẹt tại các quốc gia khách nhau theo quy định giãn cách xã hội có nhu cầu muốn trở về quê hương nhưng không được phép xuất – nhập cảnh theo luật của nước sở tại. Trong hoàn cảnh này, người Việt Nam tại nước ngoài chưa được coi là công dân nước sở tại nên không được nhận những đặc quyền y tế và sự chăm sóc tinh thần, cơ sở vật chất, vì vậy Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách làm việc với các nước sở tại tổ chức những “chuyến bay nhân đao” để đón công dân Việt Nam xa xứ “hồi hương”.

 

2.1. Điều kiện để công dân Việt Nam được “hồi hương” ?

Toàn bộ công dân Việt Nam để có thể trở về quê hướng theo diện trở về trong thơi kỳ Covid – 19 hay theo nguyện vọng cá nhân thì cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:

– Là công dân mang quốc tịch Việt Nam và mang hộ chiếu Việt Nam, nếu trong trường hợp là công dân Việt Nam nhưng đồng thời có hộ chiếu nước ngoài thì công dân cần phải có xác nhận đăng ký công dân tại Việt Nam ;

– Có thân nhân tại Việt Nam bảo lãnh trở về quê hương: thân nhân phải là công dân đủ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và quyền công dân ; có quan hệ họ hàng  với người được bảo lãnh như vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em ruột hoặc họ hàng trong phạm vi gần ;

– Có thái độ chính trị rõ ràng: công dân cam kết không tham gia hoặc ủng hộ các tổ chức chống phá Nhà nước Việt Nam, không có hành động chống đối Chính phủ hoặc đi ngược lại tư tưởng của công dân Việt Nam, cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài ;

– Công dân có khả năng đảm bảo cuộc sống sau khi trở về sinh sống tại Việt Nam ;

– Ngoài ra, cơ quan chức năng tại Việt Nam bảo lãnh trở về quê hương, trường hợp cơ quan bảo lãnh cho công dân trở về Việt Nam như: Cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo lãnh cho cá nhân hồi hương để tham gia xây dựng tổ chức và phải được công nhận bằng văn bản về việc công dân có vốn đầu tư, có dự án khả thi hoặc được cơ quan tiếp nhận phục vụ cho mục đích xây dựng, làm giàu tổ quốc.

Công dân có thể đăng ký hồi hương về Việt Nam tại các trường hợp như sau:

– Đăng ký hồi hương qua chuyến bay cứu trợ được hãng hàng không và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài phối hợp tổ chức (trường hợp trong đại dịch Covid – 19): mọi thủ tục tiến hành theo trình tự quy định của Đại sứ quán/ Lãnh sự quán ; thời gian đợi được xét duyệt hồ sơ xin hồi hương tùy vào trường hợp cụ thể ;

– Đăng ký hồi hương qua chuyến bay thương mại do các hãng hàng không xin phép Chính phủ thực hiện (trường hợp này công dân có thể tự do trở về quê hương trong điều kiện bình thường): Có thể chủ động đặt vé máy bay trở về theo nguyện vọng cá nhân, lúc này khách hàng được tư vấn các thủ tục giấy tờ cần thiết liên quan đến chuyến bay hồi hương,…

 

2.2. Thủ tục hồi hương về Việt Nam qua hoạt động của các chuyến bay thương mại?

– Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đè nghị về Việt Nam thường trú theo mẫu: 03 ảnh cỡ 04×06 gần nhất giống với hiện nại, 02 ảnh dán vào đơn, 01 ảnh ghi rõ họ và tên ở mặt sau ảnh để hoàn tất Giấy thông hành nếu được hồi hương ;

+ Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc bản san giấy tờ thường trú của nước ngoài cấp cho công dân ;

+ Bản sao một trong những giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam: Hộ chiếu mang quốc tịch Việt Nam; Giấy chứng minh nhân dân / Căn cước công dân ; Giấy khai sinh hoặc bản sao Gấy khai sinh có công chứng, chứng thực; trường hợp công dân được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp giấy chứng nhận còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.

+ Công dân có giấy tờ chứng minh nhà ở hợp pháp tại Việt Nam: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Giấy tờ có liên quan đến hoạt động mua, bán, thừa kế, tặng cho nhà ở hoặc tài sản là bất động sản; Giấy tờ chứng minh nhận nhà ở do cơ quan, doanh nghiệp cấp trong trường hợp công dân được bảo lãnh trở về đất nước với mục đích xây dựng đất nước,…

– Thủ tục hồi hương về Việt Nam qua chuyến bay thương mại :

Bước 01: công dân lựa chọn chuyến mai phù hợp với nguyện vòng và nhu cầu của mình, xác định đúng thời gian, địa điểm cất cánh và hạ cánh (trường hợp trong thời kỳ Covid – 19 công dân cần liên hệ đặt khách sạn đề thực hiện cách ly theo chỉ thị của Nhà nước );

Bước 02: Xin Xác nhận bảo lãnh hồi huơng: Giấy xác nhận bảo lãnh hồi hương có thể xin ở Ủy Ban Phường hoặc Công An Phường và sẽ do người thân tại Việt Nam thực hiện. Người thân này có thể là Cha mẹ, Anh, Chị, Cô, Dì, Chú, Bác, Ông, Bà).

Bước 03: Xin công văn hồi hương Việt Nam (giấy chứng nhận hồi hương): Sau khi đã được Xác nhận thân nhân, người thân và Người Việt Nam tại nước ngoài đang muốn hồi hương về Việt Nam trên chuyến bay thương mại cần chuẩn bị các hồ sơ sau :

  • Đối với người hồi hương: Bản sao hộ chiếu, visa, giấy tạm trú còn hiệu lực ;
  • Về phía người thân bảo lãnh: Giấy xác nhận thân nhân; Bản sao hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân; Giấy xác nhận bảo lãnh hồi hương.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các mẫu giấy tờ này, người thân tại Việt Nam sẽ nộp hồ sơ lên Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Dịch Covid để được xét duyệt công văn nhập cảnh. Thời gian xét duyệt thường là 03 – 05 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 05: Test Covid tại nước sở tại: Công dân Việt Nam ở nước ngoài phải thực hiện xét nghiệm Covid – 19 theo phương pháp test PCR trong vòng 72 giờ trước giờ bay.

 Bước 06: Trước khi lên máy bay, bạn phải đảm bảo đầy đủ các Giấy tờ cần thiết sau:

  • Vé máy bay ;
  • Công văn hồi hương ;
  • Thư xác nhận của khách sạn cách ly, nhà xe đón bạn tại Sân bay về khách sạn cách ly ;
  • Phiếu xét nghiệm âm tính Covid – 19 bằng phương pháp test PCR được thực hiện 72 giờ trước giờ bay.
  • Hộ chiếu còn hạn 06 tháng

Khi đến sân bay Việt Nam, bạn phải hoàn toàn tuân thủ các quy định nhập cảnh và cách ly của Việt Nam.

 

3. Luật LVN Group hướng dẫn bạn đọc Mẫu đơn xin hồi hương theo quy định pháp luật 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

 

ĐƠN XIN HỒI HƯƠNG

(dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài)

1. Họ và tên trong hộ chiếu Việt Nam (1) :            TRẦN CÔNG HƯNG                                                    

Họ và tên khác:  (nếu có)                 TRẦN MINH HƯNG

2. Ngày, tháng, năm sinh:     13/ 09/ 1985

3. Nam/ nữ: Nam

4. Nơi sinh:  Thôn xxx, xã yyy, huyện vvv, tỉnh aaa

5 .Chỗ ở hiện nay:   xxx Fukuokashin, Fukuoka-machi, Takaoka-shi, Toyama-ken, Japan

Số điện thoại:  xxxxxxxxxxx

6. Quốc tịch gốc:   Việt Nam

Quốc tịch hiện nay:   Việt Nam

7. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị:   Hộ chiếu

Số:  xxxxxxxxxxx       ngày cấp:  24/ 10/ 2010

8. Cơ quan cấp:   Cục Quản lý xuất nhập cảnh    có giá trị đến ngày: 27/ 04/ 2024

Nghề nghiệp: Công nhân thuộc công ty thủy sản XXX – Nhật Bản

Nơi làm việc hiện nay:   Công ty thủy sản XXX – Nhật Bản

9. Mức thu nhập hiện nay (tính theo đôla Mỹ/ tháng):  3000 USD

10. Trình độ: Cao đẳng

– Học vấn (bằng cấp, học vị): Tốt nghiệp Cao đẳng XXX – thành phố YYY – Nhật Bản

– Tay nghề chuyên môn (ngành, bậc): Quản lý công nhân phân loại thủy sản tại Công ty.

11. Tôn giáo : Không

12. Tổ chức chính trị đã, đang tham gia (mục đích, lý do, thời gian tham gia):  không

13. Rời Việt Nam ngày:  27/ 08/ 2011

Lý do: xuất khẩu lao động theo diện được đơn tuyển dụng ngành thực phẩm của Công ty Thủy sản XXX

Hình thức:

           – Hợp pháp (hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu số: xxxxxxxxxx ngày cấp: 24/ 10/ 2011   cơ quan cấp: Cục Quản lý xuất nhập cảnh ),

             – Bất hợp pháp:

             – Hình thức khác (trình bày cụ thể):………………….

14. Địa chỉ trước khi rời Việt Nam:  Thôn xxx, xã yyy, huyện vvv, tỉnh aaa

Thường trú: xxx Fukuokashin, Fukuoka-machi, Takaoka-shi, Toyama-ken, Japan

Làm việc: công ty thủy sản XXX

15. Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi làm việc, chỗ ở hiện của cha, mẹ, vợ, chồng, con:

– Cha: TRẦN CÔNG PHÁT – 12/ 04/ 1968 – làm nông. Thường trú tại Thôn xxx, xã yyy, huyện vvv, tỉnh aaa

– Mẹ: LÊ THANH NHÀN – 30/ 09/ 1969 – làm nông. Thường trú tại Thôn xxx, xã yyy, huyện vvv, tỉnh aaa

– Vợ: ĐÀO THỊ THÚY HẠNH – 25/ 07/ 1990 – công nhân. Thường trú tại Thôn xxx, xã yyy, huyện vvv, tỉnh aaa

16. Lý do, mục đích xin hồi hương: tôi đã xuất khẩu lao động sang Nhật Bản học tập và làm việc trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay 2022. Nay tôi có nguyện vọng trở về quê hương để  làm việc, sinh sống cùng gia đình và vợ con tôi.

17. Khả năng bảo đảm cuộc sống nếu được hồi hương: 

– Nhà ở (ghi rõ do thân nhân cung cấp hay tự lo): sau khi trở về Việt Nam tôi sinh sống tại ngôi nhà theo hộ khẩu thường trú của tôi tại Thôn xxx, xã yyy, huyện vvv, tỉnh aaa cùng với gia đình.

– Nguồn sống (ghi rõ sau khi về nước sẽ làm gì để sinh sống hay do thân nhân nào nuôi dưỡng, haycó nguồn sống nào): Trong thời gian làm việc tại Nhật Bản, tôi có kinh nghiệm quản lý và vận hành công việc trong một bộ phân của công ty, có tích góp được một khoản vốn và lo cho gia đình xây dựng nhà cửa ổn định tại Việt Nam. Hiện tại, tỗi đã nộp hồ sơ xin việc tại một công ty thủy sản xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

18. Thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh (họ tên, địa chỉ thường trú, quan hệ bản thân):

– VỢ: Vợ: ĐÀO THỊ THÚY HẠNH – 25/ 07/ 1990 – công nhân. Thường trú tại Thôn xxx, xã yyy, huyện vvv, tỉnh aaa

Tên, địa chỉ của cơ quan tiếp nhận về làm việc (nếu hồi hương về tham gia xây dựng đất nước):………..

19. Dự kiến thời gian nhập cảnh (nếu được hồi hương): tháng 12 năm 2022

Cửa khẩu nhập cảnh: sân bay quốc tế Nội Bài

20. Trẻ em dưới 16 tuổi cùng hồi hương (họ tên, ngày sinh, nam, nữ, quốc tịch, số hộ chiếu, quan hệ với bản thân): ………. 

 

Tôi xin cam doan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình.

……………………., ngày 13 tháng 08 năm 2022 

NGƯỜI LÀM ĐƠN                     

(Ký và ghi rõ họ tên)                   

 

Ghi chú:

(1) Nếu không có hộ chiếu Việt Nam thì ghi rõ họ tên khai sinh.

 (2) ảnh mới chụp cỡ 4×6 mắt nhìn thẳng, đầu để trần, ảnh của ai dán vào đơn của người đề nghị đơn )

 (trường hợp trẻ em khai cùng trong đơn, dán ảnh vào góc trái phía dưới đơn, ghi rõ họ tên phía dưới ảnh ).

Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời. Hy vọng những thông tin trên chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ sẽ hỗ trợ cho bạn trong trường hợp bạn là công dân đang làm việc tại nước ngoài muốn trở về quê nhà hoặc bạn là thân nhân của người sinh sống và làm việc tại nước ngoài muốn trở về Việt Nam định cư lâu dài. Trong trường hợp bài viết có nội dung nhầm lẫn hoặc bạn có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ qua email: [email protected], để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin chân thành cảm ơn!