Bắt đầu từ việc cứu đứa con, từ việc bảo hộ đời sống vật chất cụ thể của những đứa con của mình, tôi đã tạo ra một nghề mà ở trong nước hiện nay có khoảng 300 Công ty thực thi các dịch vụ như thế, trong đó vào khoảng 1/3 số Công ty này là do cán bộ từ Công ty của tôi tạm biệt tôi. Công ty chúng tôi có khoảng 300 cán bộ, cung cấp dịch vụ cho khoảng 20% toàn bộ thị trường các dự án ODA ở Việt Nam, khoảng 15% thị trường các dự án đầu tư FDI ở Việt Nam, cung ứng những dịch vụ Luật sư của LVN Group cho những giao dịch mua bán rất quan trọng như là mua vệ tinh đầu tiên của nước cộng hòa XHCN Việt Nam, làm hợp đồng cho các giao dịch mua bán hoặc thuê mua các máy bay Boeing và máy bay Airbus của Vietnam Airlines. Phải nói rằng chúng tôi sử dụng một lực lượng lao động cố định khá lớn nhưng dòng lao động đi qua chúng tôi cũng lớn.
>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191
Chúng ta ai cũng phải tìm ra động cơ cá nhân của mình. Đừng che giấu động cơ cá nhân của mình. Động cơ cá nhân trước mỗi một hành động một trong những năng lượng quan trọng nhất để tạo ra sự chính đáng của hành vi. Vậy còn động cơ xã hội của nó là gì? Từ những năm 70 tôi đã nghiên cứu về diễn biến tình hình phát triển thế giới. Cuối những năm 70, khi người Trung Quốc bắt đầu mở cửa, đầu những năm 80, khi Mikhail Gorbachov bắt đầu tiến hành cuộc đổi mới ở Nga, năm 1984 – 1985, khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam… tôi đã âm thầm nghiên cứu kinh tế học. Tôi bắt đầu đọc cuốn Kinh tế học của Giáo sư Samuelson vào đầu những năm 80. Sau này, vào năm 1987 – 1988, tôi tiếp đại sứ Thụy Điển, khi tôi nói vềacác quy luật của một nền kinh tế thị trường thì bà ta hỏi tôi rằng tại sao ở một nước như thế này mà lại có người hiểu thấu đáo các quy luật của một nền kinh tế tự do như vậy? Tôi trả lời rằng tôi là kẻ không thuộc bài cũ nên dễ học bài mới.
Chúng ta không có cách nào khác ngoài việc hội nhập với thế giới. WTO là một thể chế để quy định, để hoạch định, để kiểm soát tính hội nhập toàn cầu của các nền kinh tế chứ không phải là thể chế duy nhất. Sẽ còn nhiều hình thức khác nữa. Lúc đầu WTO là một cái sân rộng rãi, người ta khuyến khích vào, thậm chí không cần mua vé. Thế nhưng bây giờ nó trở nên đông quá rồi. Khi mà cộng đồng đông thì ý chí của cộng đồng trở thành ý chí của nhiều người, là đòi hỏi của nhiều người. Cho nên càng ngày tiêu chuẩn của WTO càng khắc nghiệt và những kẻ vào sau sẽ phải đối thoại, phải thảo luận với rất nhiều điều kiện. WTO không tàn phá gì cả, nó chỉ tàn phá những mặt cũ kỹ, những mặt lạc hậu, những mặt vô tổ chức, vô kỷ luật của các nền kinh tế để huấn luyện các nền kinh tế bán chuyên nghiệp trở thành những đối tượng chuyên nghiệp. Chắc chắn tất cả những yếu tố phi chuyên nghiệp, những yếu tố tạm bợ, những yếu tố không chính thống dần dần sẽ bị loại bỏ theo sự áp đặt các tiêu chuẩn mà các thành viên của WTO phải tuân thủ.
WTO là một trường học vĩ đại để giáo dục các nền kinh tế chưa chuyên nghiệp. Công ty của tôi chuẩn bị cho toàn cầu hoá từ lâu. Chúng tôi có quan hệ với tất cả các nền kinh tế quan tâm đến Việt Nam, quan hệ rất mật thiết với các Phòng Thương mại trên thế giới. Nghiên cứu các thị trường quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới một cách rất chuyên nghiệp, nghiên cứu hệ thống các quy tắc thương mại và các Bộ Luật liên quan đến kinh doanh của tất cả các nền kinh tế quan trọng, những nền kinh tế có ảnh hưởng tới Việt Nam. Công ty của tôi đã thi vào WTO cách đây 18 năm rồi.
Thời đại của chúng ta là thời đại mà nhu cầu tiêu dùng thay đổi không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, nó tạo ra một trào lưu mà tất cả những nhà sản xuất phải đón lõng. Khi tất cả các nhà sản xuất đón lõng sự đỏng đảnh của nhu cầu tiêu dùng thì các nhà cung cấp dịch vụ cũng phải đón lõng ở đầu đường xa hơn một chút để nghiên cứu nhu cầu và chuẩn bị dịch vụ để cung cấp. Và chúng ta buộc phải cạnh tranh.
Đừng tưởng rằng khi nước ta chưa gia nhập WTO thì không có người giàu, người nghèo, không có khoảng cách giàu nghèo. Có chứ. Tôi nghĩ rằng càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo càng lớn. Khoảng cách giàu nghèo không chỉ là khoảng cách của sự may mắn mà còn là khoảng cách của sự phân bố tự nhiên các năng lực của con người. Cho nên, chúng ta phải thừa nhận khoảng cách ấy một cách khách quan mà chúng ta không thể khắc phục triệt để khoảng cách đó được. Người ta chống lại sự nghèo khổ chứ không chống lại khoảng cách giàu nghèo. Chúng ta phải xoá đói giảm nghèo bằng cách cung cấp các dịch vụ để nâng cao năng lực của con người. Ví dụ như ở Công ty chúng tôi vẫn thường tiến hành các cuộc điều tra nghiên cứu xã hội học để cải thiện năng lực xã hội. Nâng cao năng lực là cách phổ biến nhất để khắc phục hiện tượng nghèo đói, và trong chừng mực nào đó tạo ra khả năng cảm nhận một cách không đau khổ về khoảng cách giàu nghèo.
Xu hướng hiện nay, toàn cầu hoá là một quá trình dịch chuyển tất cả các dòng năng lực của nhân loại đến những chỗ mà giá trị có thể tăng trưởng. Lao động cũng là một năng lực và nó sẽ dịch chuyển. Tôi nghĩ rằng, theo xu hướng hiện nay, toàn cầu hoá là một quá trình dịch chuyển tất cả các dòng năng lực của nhân loại đến những chỗ mà giá trị có thể tăng trưởng. Lao động cũng là một năng lực và nó sẽ dịch chuyển. Bạn đi ra nước ngoài hay ở Việt Nam đó là quyền của bạn, và đó là quy luật của sự vận động của các dòng năng lực ở trên thế giới. Vì vậy để bán các năng lực của mình thì con người buộc phải có các mẹo vặt, con người phải đô thị hoá. Trong quá trình dịch chuyển thì một người ở Lạng Sơn có thể là nhà quê so với một người cư trú ở Hà Nội và Việt Nam hoàn toàn có thể quê mùa so với thị trường New York. Phải rất cẩn thận, nếu không sẽ mắc bệnh chủ quan.
Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
Theo Tạp chí Doanh nhân
THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;
3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;
4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;
5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;