Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao động 2012

Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ : Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo

Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

Nội dung tư vấn

Tôi có quyết định tuyển dụng đi công tác tai vùng kinh tế ĐBKK từ ngày 10/09/2005 đến nay(05/11/2015) thì quyền lợi được hưởng thâm niên(NĐ 54 CP) là bao nhiêu phần trăm và chế độ hưởng phụ cấp lâu năm(NĐ 116) như thế nào? Tôi xin trân thành cảm ơn!

Cho tôi được hỏi một vấn đề như sau: Tôi vào nghề và ký hợp đồng hai năm một lần liên tục từ tháng 11/2009 đến 15/10/2014 tôi được tuyển dụng chính thức. Quyết định tuyển vào biên chế ngày 07/10/2014. Và trong quyết định miễn chế độ tập sự, thời gian nâng bậc lương lần sau kể từ ngày 01/11/2013. Vậy tôi được truy lĩnh tiền lương nâng bậc lương như thế nào? Và thời gian được hưởng phụ cấp thâm niên được tính như thế nào?

Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo:
Điều 3. Mức phụ cấp
Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 5 Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định:

Điều 5. Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau:
1. Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;
2. Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
3. Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

Vợ em lam giao viên vùng 3 đã hết thu hút. Bây giờ đang nghỉ chế độ để nuôi con. Đến bây giờ là được gần 5 tháng. Tiền lương do bảo hiểm trả đã được nhận rồi. Còn tiền lương hàng tháng thì vẫn nhận theo trường bây giờ mới có quyết định truy thu tiền lương hàng tháng này. Luật sư có thể giải thích cho em được không ạ.

Trường hợp vợ bạn nghỉ chế độ thai sản thì vợ bạn sẽ được hưởng tiền theo chế độ thai sản, chứ không được lãnh tiền lương hàng tháng.

1.Hiện tại công ty em đang áp dụng cho công nhân đi theo ca 12h nghỉ 24h là hợp pháp không. 2. Tiền lương cho công nhân bình thường được tính theo sản phẩm thi vào ngày lễ tết được tính như nào. 3. Nếu quy định cho công nhân chi được phép nghỉ một tháng là 3ca hoặc it hơn nghia là 36h trên tháng nếu quá số ngày trừ trường hợp ốm đau thì bị xếp loạiABC trừ lương. Xin quý Luật sư của LVN Group tư vấn giúp e xin cảm ơn

 Điều 104 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Về vấn đề tiền lương tính theo sản phẩm vào ngày lễ tết:

Khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH:

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động đã thỏa thuận và được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

x

Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

a) Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;

b) Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

c) Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Tôi có thắc mắc xin Luật sư của LVN Group giúp đỡ. Mức lương cơ bản để căn cứ đóng bbảo hiểm và trả lương cho tôi là 3 500 000 mức thu nhập bình quân tháng của tôi là5 500 000 vậy tính ra tiền lương của tôi là 211000 /1 ngày cong. Nhưng công ty tôi lại bắt llàm thêm giờ 2ngày chhủ nhật 1 tháng với số tiền công 1ngày llà 96000 tương đương với khoảng hơn 10 000 một tiếng. Không bằng ngày thường làm việc mà theo quy định của nhà nước là 200% so với ngày thường. Và những ngày lễ tết công ty tôi chỉ trả 180% so với ngày thường . Xin Luật sư của LVN Group giải đáp giúp tôi làm như vậy có sai luật không. Cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Khoản 1 Điều 39 Bộ luật lao động 2012 quy định:
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật.