Khách hàng: Chào Luật sư của LVN Group,tôi có một số câu hỏi muốn nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp. Công ty tôi đang làmviệc là công ty tnhh 100% vốn nước ngoài. Vốn đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư là 250.000$ trong đó vốn góp chiếm 100% vốn đầu tư. Hiện nay, do nhu cầu về vốn để tiếp tục sản xuất và mua sắm máy móc thiệt bị nên công ty muốn vay thêm từ công ty mẹ tại nước ngoài khoảng 300,000$ nữa. Vậy công ty tôi có được phép vay ngắn hạn hoặc trung hạn không. Và thủ tục đăng ký vay như thế nào. Tôi có tìm hiểu thì được biết vay ngắn hạn thì không phải đăng ký với ngân hàng nhà nước, như vậy có đúng không.

Mong sẽ nhận được sự tư vấn từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin cảm ơn.

Người gửi : V

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến luật LVN Group, câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và xin được trả lời như sau:

Về cơ  sở pháp lý: 

Bộ luật dận sự năm 2015; 

Thông tư số 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung quan lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

 

1. Khái niệm hợp đồng vay 

Theo Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau: 

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

=> Đây là hợp đồng đơn vụ. Xét theo nguyên tắc, hợp đồng vay tài sản là đơn vụ đối với những trường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả vật cùng loại tương ứng với số lượng, chất lượng của tài sản cho bên bay. Bên vay không có quyền đối với bên cho vay. Tuy nhiên đối với hợp đồng vay tài sản có lãi suất thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.

Hợp đồng vay là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù, nếu hợp đồng vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù.

Hợp đồng vay là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy, bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng

 

2. Hình thức vay ngoại hối mà doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký

Thông tư số 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung quan lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp thì các hình thức vay ngoại hối của tổ chức, cá nhân nước ngoài mà doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký bao gồm:

-Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.

-Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.

-Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Trong đó:

-Vay dài hạn là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay từ 60 tháng trở lên. Cuối mỗi niên độ kế toán, doanh nghiệp phải tính toán và lập kế hoạch vay dài hạn, đồng thời xác định các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo để theo dõi và có kế hoạch chi trả.

– Vay trung hạn là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay là từ 12 tháng đến dưới 60 tháng. Cho vay trunghạn theo dự án là giải pháp tín dụng đáp ứng các nhu cầu vay vốn trong một dự án đầu tư nhất định của doanh nghiệp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.

– Vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay dưới 12 tháng. Đây thường là các khoản vay nhằm bổ sung vốn lưu động, thời gian quay vòng của vốn lớn.

Vậy căn cứ vào quy định nêu trên nếu bạn vay ngắn hạn thì bạn sẽ không thuộc trường hợp phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu bạn thuộc một trong 3 trường hợp đã nêu trên thì bạn cần phải đăng ký với ngân hàng nhà nước về khoản vay của đơn vị mình, cụ thể như sau:

 

3. Thẩm quyền gải quyết

Về thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

 

4. Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết sẽ rơi vào từ 12 ngày-45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

 

5. Thời hạn nộp hồ sơ

Về thời hạn nộp hồ sơ sẽ là 30 ngày kể từ ngày ký kết thỏa thuận vay với bên cho vay.

Theo đó, Hồ sơ đăng ký được quy định tại thông tư 03/2015/TT-NHNN như sau:

1. Đơn đăng ký Khoản vay theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

2. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay và bên sử dụng vốn vay đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay gồm: Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác, Giấy đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã theo quy định của pháp luật và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

3. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh Mục đích vay bao gồm:

a) Đối với Khoản vay quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này:

(i) Phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với Khoản vay để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư xác định rõ quy mô vốn đầu tư;

(ii) Phương án cơ cấu lại các Khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với Khoản vay để cơ cấu lại các Khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay;

b) Đối với Khoản vay quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 Thông tư này:

Báo cáo việc sử dụng Khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu đáp ứng quy định về Điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn (kèm theo các tài liệu chứng minh) và phương án trả nợ đối với Khoản vay nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký.

4. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn Khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có); hoặc văn bản rút vốn kèm theo thỏa thuận khung.

5. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) trong trường hợp Khoản vay được bảo lãnh.

6. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt việc vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước.

7. Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời Điểm cuối tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có) đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

8. Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp vay nước ngoài để cơ cấu lại Khoản nợ nước ngoài: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản của Bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với Khoản vay nước ngoài sẽ được cơ cấu lại từ nguồn vốn vay nước ngoài;

b) Trường hợp phần vốn nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam đã sử dụng để đáp ứng các Khoản chi phí chuẩn bị đầu tư được chuyển thành Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật có liên quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản của Bên cho vay xác nhận các giao dịch thu, chi liên quan đến việc hình thành Khoản vay;

c) Trường hợp Khoản vay thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 Thông tư này: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản của Bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với Khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu.

9. Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay và xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của Bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân Khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định hiện hành về Điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam

10. Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về Điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

 

=> Vậy bạn có thể tham khảo những quy định nêu trên để tháo gỡ vướng mắc mình đang gặp phải.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group