1. Thủ tục chung

Thủ tục mới có thể được tiến hành dưới hình thức đơn giản đối với các doanh nghiệp sử dụng tối đa 50 người làm công và có doanh số được miễn thuế dưới mức được nghị định của Tham chính viên quy định. Thủ tục giản đơn bao gồm hai giai đoạn chính:
– Giai đoạn quan sát, với thời gian về nguyên tắc là trong ba tháng (nhưng trên thực tế, có khi kéo dài tới một năm). Trong thời gian này, một người quản trị do Tòa án chỉ định phải lập một bảng tổng kết kinh tế xã hội của doanh nghiệp và xây dựng một hay nhiều dự án vực hồi;
– Giai đoạn chấp hành kế hoạch vực hồi đã được toà án quyết định, hoặc nếu không còn có giải pháp có hiệu quả nào nữa, thì thực hiện kế hoạch thanh lý doanh nghiệp.
a) Giai đoạn quan sát. 

– Thủ tục quan sát

* Yêu cầu tòa án thụ lý.

Thẩm quyền của tòa án.
Theo điều 7, Tòa án thương mại đối với người mắc nợ là doanh nhân hoặc thợ thủ công, Tòa án thường đối với những trường hợp khác. Tham chính viện có một sắc lệnh quy định ở mỗi tỉnh, tòa án nào có thẩm quyền xét về hồi vực doanh nghiệp với những người không thuộc những đối tượng đã ghi tại khoản 3 của điều 2 sắc lệnh còn xác định rõ thẩm quyền theo lãnh thổ của các tòa án nói trên đối với những việc được giao phúc thẩm có quyền quyết định chuyển vụ việc đến một tòa án khác cùng cấp
– Thủ tục tố tụng có thể được bắt đầu theo đơn
+ Của người mắc nợ trong thời hạn 15 ngày sau khi doanh nghiệp đình chỉ chi trả
+ Của một chủ nợ,
+ Của biện lý
– Do quyền chủ động của tòa án 
Ngoài ra, một đổi mới đáng đựợc chú ý là: ủy ban xí nghiệp (hoặc nếu không có thì các đại diện những người làm công) có thể chuyển cho chánh án hoặc cho biện lý biết mọi sự kiện cho thấy doanh nghiệp đẩ đình chỉ chi trả.
* Quyết đinh của tòa án.
a) Sau khi đã ấn định ngày đình chỉ chỉ trả (hiện nay không thể có trước 18 tháng kể từ ngày có bản án mở đầu tố tụng), tòa án quyết định một thời kỳ quan sát để lập một bảng tổng kết kinh tế xã hội và đưa ra những kiến nghị về doanh nghiệp  được tiếp tục hoạt động hay phải đình chỉ kinh doanh 
Thời kỳ quan sát này về nguyên tắc là ba tháng, và được gia hạn một lần 3 tháng nữa; trong trường hợp đặc biệt, cũng có thể gia hạn thêm 
b) Trước khi hết hạn, tòa án phải quyết định kế hoạch hồi vực hoặc tuyên án thanh lý doanh nghiệp.
c) Tòa ản chỉ đình các cơ quan tiến hành thủ tục gồm có: một thẩm phán được ủy quyền; một ủy thác viên quản trị; và một ủy thác viên thanh lý đại diện cho các chủ nợ.
Một điều rất mới là Tòa án yêu cầu ủy ban xí nghiệp, chỉ định một đại diện cho các người làm công, ủy thác viên quản trị có thể yêu cầu chỉ định một hay nhiều giám định viên. Còn thẩm phán đựợc ủy nhiệm thì có thể chỉ định một hay hai kiểm soát viên chọn trong các chủ nợ.

2. Lập bảng tổng kết kinh tế xã hội

a. Theọ điều 18 thì với sự tham gia của người mắc nợ và nếu cần, với sự hỗ trợ của một hay nhiều giám định viên, ủy thác viên quản trị có trách nhiệm báo cáo một bảng tổng kết kinh tế xã hội của doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng tổng kết ấy ủy viên quản trị kiến nghị một kế hoạch hồi vực hoặc một kế hoạch thanh lý tư pháp.
Bảng tổng kết chỉ rõ nguyên nhân, tầm quan trọng và tính chất của những khó khăn. 
b. Dự án kế hoạch hồi vực phải chỉ rõ
– Những triển vọng hồi vực căn cứ vào những khả năng và phương thức hoạt động, theo tình hình thị trường và các phương tiện tài chính sử dụng được;
– Những phương thức thanh toán nợ và những bảo đảm được người lãnh đạo doanh nghiệp chấp nhận;
– Mức độ và những triển vọng về công ăn việc làm cùng những điều kiện xã hội để tiếp tục kinh doanh.
 * Những người được tham khảo ý kiến và được thông báo.
– Thẩm phán được ủy uyền.
Theo điều 15, thẩm phán được ủy quyền có thể thu thập tin tức ở nhiều cơ quan để có thông tin chính xác  tình hình kinh tế và tài chính của doanh nghiệp ủy thác viên quản trị được thẩm phán cung cấp những thông tin cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ.
Người mắc nợ, người đại diện của các chủ nợ ủy ban doanh nghiệp.Ủy thác viên quản trị tham khảo ý kiến của những người này và chuyển cho họ báo cáo của mình để lấy ý kiến.Báo cáo cũng được gửi tới nhà chức trách có thẩm quyền về luật lao động.Biện lý có quyền yêu cầu cho mình báo cáo 
– Người thứ ba
Ngay từ khi mở đầu thủ tục, những người thứ ba có thể kiến nghị với cơ quan quản trị cho lấy lại toàn bộ hay một phần tài sản. Người có kiến nghị có trách nhiệm với kiến nghị đó cho tới khi tòa án quyết định kế hoạch, và tòa án phải ra quyết định này trong tháng nhận được báo cáo.
– Hội đồng quản trị, ban giám đốc hay những người quản trị.
Khi ủy thác viên quản trị dự kiến kế hoạch tiếp tục kinh doanh có sự thay đổi về vốn, thì họ yêu cầu triệu tập đại hội toàn thể bất thường hoặc đại hội các hội viên.
– Những chủ nợ.
Những chủ nợ  đã kê khai những khoản nợ của mình, sẽ được hỏi ý kiến và được yêu cầu cho biết ý kiến cá nhân hay tập thể, thông qua người đại diện, đối với những đề nghị của người quản trị (về thời hạn chi trả giảm nợ một phần).

3. Tình trạng của doanh nghiệp trong quá trình tiến hành giai doạn quan sát

* Việc quản lý.
Những quyền hạn của người mắc nợ
Khác với luật cũ, người mắc nợ vẫn tiếp tục thực hiện những quyền định đoạt và quản lý đối với tài sản của mình. Những quyền đó có thể bị hạn chế bằng những quyền hạn của uỷ thác viên quản trị. Những hành vi quản trị thường ngày của người mắc nợ được coi là có giá trị đối với những người thứ ba ngay tình.
Những quyền hạn của uỷ thác viên quản trị
Tòa án quy định vai trò của ủy thác viên quản trị. Trách nhiệm của họ là:
1. Giám sát những hoạt động quản lý
2. Hỗ trợ người mắc nợ về toàn bộ hay một số hành vi liên quan đến việc quản lý;
3. Một mình, bảo đảm toàn bộ hay một phần việc quản lý doanh nghiệp.
Những quyền hạn của thẩm phán được ủy quyền.
Những hành vi sau đây chỉ có giá trị sau khi đã được thẩm phán được ủy quyền cho phép
– Các hành vi định đoạt tài sản không thuộc hành vi hoạt động quản lý.
– Các việc cầm cố, thế chấp.
– Các thỏa hiệp và giao dịch.
Luật quy định những hành vi vô hiệu.
* Doanh nghiệp được tiếp tục hoạt dộng.
Các hợp đồng đang được thi hành.
Theo điều 37 ủy thác viên quản trị có quyền đòi hỏi phải chấp hành các hợp đồng đang được thi hành người mắc nợ thực hiện nghĩa vụ với bên kia dù có quy định của pháp luật hoặc có điều khoản hợp đồng trái lại.
Nếu ủy thác viên quản trị không sử dụng quyền yều cầu tiếp tục hợp đồng thì số tiền bồi thường vì không chấp hành hợp đồng được đưa vào phần nợ của bên kia. Nếu trong một tháng kể từ khi đã báo cho ủy thác viên quản trị mà không có phúc đáp thì coi như ủy thác viên quản trị đã từ chối việc tiếp tục hoạt động.
Cũng như trước đây, bên cùng ký kết hợp đồng phải thực hiện những cam kết của mình mặc dù người mắc nợ không chấp hành hhững điều cam kết trước khi có bản án mở đầu thủ tục hồi vực. Bên cùng ký kết phải khai khoản nợ có liên quan đến những cam kết ấy theo pháp luật thông thường.
Những khoản nợ phát sinh sau khi có bản án mở đầu thủ tục. 
Do khối chủ nợ không còn  cho nên  quy định việc bảo đảm khoản cho vay của những chủ nợ. Những khoản nợ đó sẽ chi trả ưu tiên so với bất cứ khoản nợ nào khác kể cả những khoản nợ ưu đãi và bảo đảm, trừ những khoản nợ bảo đảm bằng sự ưu đãi đặc biệt đối với những người làm công thuộc về 60 ngày lao động cuối cùng của họ.
Hợp đồng cho thuê – quản lý 
Sau khi đã tham khảo ý kiến của ủy ban xí nghiệp và nếu việc giải tán doanh nghiệp dẫn tới sự rối loạn nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân hay địa phương, thì tòa án có thể theo yêu cầu của biện lý , cho phép trong thời gian quan sát ký một hợp đồng cho thuê quản lý. Thời hạn của hợp đồng này không được qúa hai năm và thời kỳ quan sát được kẻo dài thêm cho đến khi kết thúc thời hạn hợp đồng.
* Các chủ nợ.
Các chủ nợ được có người đại diện trước cơ quan tư pháp, và chỉ có người này mới có đủ tư cách để hành động thay mặt họ .Những khoản thu lại được đưa vào tài sản của người mắc nợ
-. Những khỏi tố của cá nhân bị đình lại Khác với luật năm 1967, quyền khỏi tố của những chủ nợ có quyền ưu đãi cũng bị đình lại và họ chưa có thể thu hồi ngay những món nợ của mình.
Nợ của ngân khố và bảo hiểm xã hội, với tư cách là những chú nợ được ưu đãi chung, cũng được chi trả theo những thời hạn do kế hoạch qui định. Quy định mối bổ sung quyền của họ được thỏa thuận giảm nợ cho doanh nghiệp,
– Bản án mở đầu thủ tục có hiệu lực đình việc tính những khoản tiền lãi do luật quy định và không làm cho những món nợ chưa đến kỳ hạn vào ngày ra bấn án trở thành nợ phải chi trả
 Khai báo những khoản nợ 
Cùng với việc lập kế hoạch hồi vực doanh nghiệp, còn phải tiến hành việc kiểm soát các khoản nợ. Kể từ ngày công bố bản án mở đầu thủ tục, các chủ nợ phải gửi cho đại diện các chủ nợ một bản khai nợ và những khoản lãi. Trong thời hạn quy định, nếu không kê khai thì coi như không còn các khoản nợ đó nữa.
Sự tham gia của thẩm định viên kế tóan của chủ nợ là bắt buộc để “thị thực ” sự tồn tại của khoản nợ ;nếu không có thẩm định viên kế toán thì phải có sự thị thực của giám định viên kế toán.
Nếu không có những cơ quan nói trên người chủ nợ phải tự mình xác nhận khoản nợ một cách trung thực
Người mắc nợ trao cho đại diện các chủ nợ bản kê khai đã được các chủ nợ chứng thực số nợ của mình
Những kiến nghị giải quyết các món nợ được uy thác viên quản trị chuyển cho đại diện các chủ nợ . Người đại điện sẽ hỏi riêng từng chủ nợ. Nếu hỏi ý kiến viết mà không có trả lời trong thời hạn 30 ngày, thì coi như kiến nghị được chấp nhận.
– Những ưu đãi đối với các người làm công.
Khác với các chủ nợ, mỗi người làm công không phải kê khai những khoản nợ của mình. Người đại diện, các chủ nợ phải làm bản kê những khoản nợ ấy và đại diện các người làm công kiểm tra lại
Trong trường hợp có vướng mắc, đại diện những người làm công có thể khiếu nại với ủy thác viên quản trị và yêu câu thẩm phán được ủy quyền giải quyết.
Bản kê những khoản nợ đã được thẩm phán được ủy nhiệm chứng thực, được nộp cho Phòng lục sự và công bố.
 b. Giai đoạn chấp hành
Tòa án quyết định kế hoạch hồi vực hoặc tuyên bố thanh lý doanh nghiệp;
1. Doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động
Doanh nghiệp có thể được tiếp tục hoạt động theo ba cách:
– Trong khuôn khổ pháp lý của doanh nghiệp đang tồn tại;
 – Trong khuôn khổ của một doanh nghiệp khác qua việc nhường lại tài sản ;
– Hoặc dưới hình thức cho thuê quản lý với hứa hẹn sẽ bán. 
Trong kế hoạch , phải ghi rõ những người có trách; nhiệm chấp hành và những cám kết của họ. Tòa án chỉ định một ủy thác viên chấp hành kế hoạch, ấn định nhiệm vụ của người ủy thác viên qúản trị và giao cho họ những quyên hạn cần thiết. 
* Doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động.
a. Doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động với điêu kiện phải có nhiều khả năng hồi vực và thanh toán các khoản nợ
Cùng với quyết định cho tiếp tục hoạt động, có thể có quyết định ngừng kết hợp hoặc chuyển nhượng một số ngành hoạt động.
b. Tòa án có thể quyết định tạm thời cấm chuyển nhượng các tài sản được coi là cần thiết cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động. 
c. Dựa vào thủ tục về tạm đình chỉ tố tụng 
– Chứng nhận những thỏa thuận cùa các chủ nợ về thời hạn và giảm nợ. Có thể giảm thời hạn và mức giảm nợ. Nhưng không được thay đổi thời hạn và khoản nợ của những người làm công. 
– Ấn định thời hạn trả nợ thống nhất cho nhưng chủ nợ đã không chấp nhận những thời hạn hoặc không giảm nợ.
Việc ghi những khoản nợ vào kế hhoạch hồi vực doanh nghiệp không ảnh hưỏng gì đến việc đưa nợ đó vào qũy nợ cuối cùng của doanh nghiệp.
Nếu người mắc nợ không chấp hành những cam kết của mình thì một nhóm chủ nợ đại diện cho ít nhất 15% tổng số các khoản nợ, có thể đề nghị tòa án hủy kế hoạch hồi vực để chuyển nhượng doanh nghiệp hoặc thanh lý tư pháp.
*Chuyển nhượng doanh nghiệp.
a. Thủ tục mới này có mục địch duy trì những hoạt động có khả năng kinh doanh tự chủ va thanh toán nợ 
b. Đây là một sự chuyển nhượng tài sản mà kết cấu, tổng thể do tòa án ấn định. Thủ tục bản đầu giá được tiến hành và tòa án chấp nhận việc nhận mua nào cho phép bảo đảm được tốt nhất công ăn việc làm cũng như việc chi trả cho các chủ nợ.
* Cho thuê  quản lý. Tòa án có thể cho phép thực hiện một kế hoạch hồi vực bằng một hợp đồng cho thuê  quản lý với nghĩa vụ là mua doanh nghiệp ấy khi hết hạn hợp đồng.
Nếu người thuê quản lý không thực hiện nghĩa vụ mua thì tiến hành thủ tục hồi vực tư pháp , mà không cần xác định đã đình chỉ chi trả. Người yêu cầu có thể là ủy thác viên chấp hành, biện lý hoặc bởi một người có liên quan. Khi kế hoạch bị hủy bỏ thì tiến hành thủ tục hồi vực mới đối với người nhận thuê.

4. Thanh lý tư pháp

Thủ tục này được tiến hành khi thấy doanh nghiệp không tồn tại được.
a. Tòa án chỉ định một thanh lý viên chọn trong danh sách các ủy thác viên thanh lý. Người này có thể là người đại diện của các chủ nợ ủy thác viên quản trị có thể được phép kéo dài thêm hoạt động trohg một thời hạn không qúa 3 tháng để phục vụ riêng cho việc thanh lý.
b. Thanh lý viên kiểm tra các món nợ, thực hiện những khoản thu của doanh nghiệp rồi giải quyết các món nợ . Nếu thanh lý viên không tiến hành những công tác thanh lý trong thời hạn 3 tháng kể từ khi có bản án thì các chủ nợ được ưu đãi trở lại có quyền khỏi tố với danh nghĩa cá nhân số tài sản thu về được sẽ phân chia giữa các chủ nợ theo tỷ lệ với mức số nợ của mỗi người.
c. Người mắc nợ bị truất quyền quản lý và định đoạt các tài sản của mình. Các tài sản này thuộc quyền quản lý của thanh lý viên khi tòa án đã tuyên bản án thanh lý.
d. Công việc thanh lý kết thúc khi các món nợ đã được thanh toán xong hoặc không thể thanh toán được vì không còn đủ tài sản để trang trải. Khi việc thanh lý đã kết thúc thì các chủ nợ không được trở lại khỏi tố cá nhân nữa, trừ trường hợp có gian lận đối với các chủ nợ, có bản án tuyên bố vỡ nợ đối với một cá nhân mắc nợ, tuyên bố phá sản hoặc cấm người mắc nợ không được kinh doanh.

5. Thủ tục đơn giản

 Thủ tục này được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ, trừ trường hợp tòa án quyết định áp dụng đối với những doanh nghiệp ấy thủ tục chung. Theo thủ tục đơn giản thì thời kỳ chuẩn đoán gọi là giai đoạn quan sát, ngắn hơn so với thời hạn quy định theo thủ tục chung.
Vì vậy, sau một thời hạn 15 ngày điều tra và chỉ được gia hạn một lần, tòa án quyết định cho tiếp tực hoạt động kinh doanh để tìm cách hồi vực, hoặc cho thanh lý
 Khi doanh nghiệp được phép tiếp tục hoạt động, giai đoạn quan sát tiếp sau tối đa là 2 tháng, nhưng tòa án có thể tự mình ra quyết định kéo dài thêm 1 tháng khi có yêu cầu của người mắc nợ và cũng có thể là do yêu cầu của ủy thác viên quản trị hay của biện lý.
Trong thời gian này, người đứng đầu doanh nghiệp vẫn tồn tại gữi nguyên chức vụ bình thường,trừ khi có quyết định của tòa án truất quyền hay chỉ định một ủy thác viên quản trị giúp đỡ . Nếu không có ủy thác viên quản trị được chỉ định thì người đứng đâu doanh nghiệp lập đề án về hồi vực doanh nghiệp.
Thẩm phán được ủy nhiệm lập bảng tổng kết kinh tế xã  hội. Bất cứ lúc nào tòa án cũng có thể tự mình ,hoặc theo yêu cầu của ủy thác viên quản trị, của người đại diện các chủ nợ, của người mắc nợ, của biện lý ra lệnh đình chỉ hoàn toàn hay một phần hoạt động của doanh nghiệp, hoặc quyết định thanh lý tư pháp . Trong trường hợp không có ủy thác viên quản trị, thì ủy thác viên chấp hành kế hoạch giúp đỡ người mắc nợ thực hiện những việc cần thiết để thi hành kế hoạch.

6. Những thủ tục đặc biệt xem xét trách nhiệm những người lãnh đạo

– Trách nhiệm của người lãnh đạo.
Sự Suy đoán những người lãnh đạo là có trách nhiệm  Yêu cầu trả nợ chỉ có thể được chấp nhận khi tòa án thấy có sai sót trong quản lý làm cho thu nhập bị thâm hụt. Trong trường hợp này tòa án có thể quyết định tất cả hoặc một số người lãnh đạo pháp định hay thực định phải chịu trách nhiệm, có liên đới hay không liên đới, về tất cả hay một phân các món nợ của pháp nhân . Những khoản thu được đưa vào tài sản củà doanh nghiệp và được sử dụng theo kế hoạch thanh toán nợ trong trường hợp doanh nghiệp được phép tiếp tục hoạt động. Trong trường hợp phải thanh lý, trái với án lệ của tòa phá án, những khoản thu được phải được phân chia giữa các chủ nợ theo tỷ lệ những khoản nợ của họ.
– Tuyên bố vỡ nợ đối với cá nhân và các biện pháp cấm đoán khác.
Tòa án có thể tuyên bố; vỡ nợ với cả  người mắc nợ đã có những hành vi xâm hại tới sự tồn tại của doanh nghiệp
Những người bị tuyên bố vỡ nợ cá nhân bị cấm làm công việc quản lý trong một thời hạn không dưới 5 năm.
– Tội phạm tiểu hình phá sản không có sự phân biệt giữa phá sản đơn giản và phá sản có gian trá.Một số hành vi không còn bị coi là tội phá sản,nhưng một số hành vi khác lại trở thành tội đó.Chỉ có tội phạm phá sản sau khi Tòa án thương mại hay dân sự xác định doanh nghiệp đã đình chỉ chi trả.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật  trực tuyến qua tổng đài.

Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!