1. Định nghĩa hợp đồng cho dùng tên và nhãn hiệu

Một số nhà kinh doanh chuyên nghiệp đã tập hợp trong một Liên hiệp Pháp quốc tế hợp đồng cho dùng tên và nhãn hiệu của mình có kèm theo trợ giúp về kỹ thuật. Họ đã xây dựng quy tắc về nghĩa vụ phải thực hiện và định nghĩa về hình thức phân phối này như sau:

“Hợp đồng cho phép dùng tên và nhãn hiệu của mình kèm theo trợ giúp về kỹ thuật là sự cộng tác giữa một doanh nghiệp cho phép với một hoặc nhiều doanh nghiệp được phép , dùng tên và nhãn hiệu của doanh nghiệp cho phép.Nó đòi hỏi doanh nghiệp chó phép phải có:
– Đăng ký hành nghề tên thương mại, ký hiệu và biểu tượng của doanh nghiệp, nhãn hiệu sản xuất, thương mại hoặc dịch vụ, và bí quyết kỹ thuật được giao cho bên kia sử dụng.
–  Một loại sản phẩm hoặc dịch vụ:
+ Được giao mẫu mã và công thức chính bản cho bên kia;
+ Được khai thác bắt buộc và hoàn toàn bằng những kỹ thuật thương mại thống nhất có làm thử nghiệm trước và được thường xuyên chỉnh bị và kiểm tra”.
Sự hợp tác đó nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp của mỗi bên, do có sự liên kết về người và về vốn, nhưng mỗi bên vẫn giữ được sự độc lập của mình trong khuôn khổ những thỏa thuận về độc quyền có đi có lại giữa hai bên. 
Tóm lại, bên cho phép nhượng cho bên được phép một biển cửa hàng hoặc một nhãn hiệu sản xuất, một loại hàng hóa và bí quyết nghề nghiệp.
Ví dụ: một doanh nhân mua biển hàng và tên một cửa hàng bán quần áo may sẵn. Anh ta phải thương lượng với người sản xuất để được phép dùng biển cửa hàng của người đó, nếu cần thì yêu cầu chuyển cho anh ta một số kinh nghiệm về quản lý và kế toán, cho anh ta biết những loại sản phẩm mà người này có thể cung cấp, và cho người đến cửa hàng một số ngày để hướng dẫn về tổ chức những giá bày hàng, trình bày mặt tiền của cửa hàng, làm quảng cáo v.v…
Mặc dù không được nói rõ trong định nghĩa nói trên nhưng việc cho phép dùng tên và nhãn hiệu có kèm theo trợ giúp về kỹ thuật bao gồm hai mặt độc quyền sau đây: ,
– Bên được phép phải nhận tất cả những sản phẩm của bên kia;
– Mặt khác, bên cho phép không được giao nhãn hiệu và công thức cho người khác nữa trong cùng tỉnh, và nếu là tỉnh lớn thì không được giao cho người khác cùng quận.
Vì có sự độc quyền tương ứng của hai phía như vậy cho nên người chuyển giao được từ chối bán cho một doanh nhân khác.
Ngoài những mặt chủ yếu nói trên, một số điều khoản thứ yếu được đưa vào hợp đồng nhưng thường thay đổi tùy theo loại sản phẩm và dịch vụ, mức độ quan trọng và tầm cỡ kinh doanh của người chuyển giao, cũng như cửa người được chuyển giao. Ví dụ: thời hạn hợp đồng, việc kéo dài hợp đồng, mức lãi, cách xử lý khi bán cơ sở kinh doanh, những điều kiện về trả tiền hàng hóa được giao tiếp sau v.v…
Đối với mỗi trường hợp cụ thể thì căn cứ vào những điều khoản của hợp đồng.

2. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là thỏa thuận giữa các bên, theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho cá nhân, tổ chức khác.

Nhãn hiệu được coi là một tài sản của doanh nghiệp và giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các thương nhân với nhau. Phụ thuộc vào mục nhu cầu mà chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chuyển nhượng nhãn hiệu cho chủ thể khác. Tuy nhiên, đây là loại tài sản đặc biệt, vì vậy, nhà nước kiểm soát việc chuyển nhượng nhãn hiệu thông qua những thủ tục nhất định.

Các chủ thể cần lưu ý khi chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, pháp luật quy định quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng phải đảm bảo các nội dung sau:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

– Căn cứ chuyển nhượng;

– Giá chuyển nhượng;

– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Lưu ý: Quyền đối với nhãn hiệu thông thường được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi được đăng ký tại cơ quan nhà nước.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

– 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai; Bản gốc văn bằng bảo hộ;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện).

Sau khi tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý hồ sơ và ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ có thiếu sót, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng hoặc thông báo từ chối đăng ký hợp đồng (nếu không sữa chữa thiếu sót).

3. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

                                                                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                                                           ———————————

                                                                         HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU

– Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 50/2005/QH11 ban hành ngày 12/12/2005;

– Căn cứ Luật thương mại của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005

– Căn cứ ……………………………………………………………………………………………………….;

– Căn cứ năng lực và nhu cầu của các bên.

Hôm nay, ngày…………..tháng………………năm ………………

Tại…………………………………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

3.1. Bên chuyển nhượng (Bên A)

Họ và tên/Tên tổ chức: …………………………………………………………………………………………………

(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thoả thuận uỷ quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)

Là:…………………………………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày:……….. tháng……….. năm………..

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:………………………………………………………………………..

Cấp ngày……….tháng……….năm……….tại…………………………………………………………………………..

(Đối với tổ chức)

Số CMTND/Hộ chiếu………………………………………………………………………………………………………

Cấp ngày………tháng……….năm………..tại…………………………………………………………………………..

Quốc tịch:…………………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại:………………………Fax:………………………….Email:……………………………………………….

3.2. Bên nhận chuyển nhượng (Bên B)

Họ và tên/Tên tổ chức: …………………………………………………………………………………………………….

Là:……………………………………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày:……….. tháng……….. năm………….

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh :…………………………………………………………………………….

Cấp ngày………..tháng……….năm…………tại…………………………………………………………………………..

(Đối với tổ chức)

Số CMTND/Hộ chiếu………………………………………………………………………………………………………….

Cấp ngày………tháng………..năm…………..tại…………………………………………………………………………..

Quốc tịch:………………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại:……………………………….Fax:………………………………Email:……………………………………..

 Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu hợp pháp tại Việt Nam các nhãn hiệu đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng dưới đây:

TT

Tên đối t­ượng

Số GCN

Ngày cấp

Nhóm sản phẩm

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

6

 

 

 

 

7

 

 

 

 

8

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 Bên nhận chuyển nhượng mong muốn được làm chủ các nhãn hiệu nêu trên cho việc sản xuất các sản phẩm/dịch vụ đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận tương ứng và Bên chuyển nhượng muốn chuyển nhượng cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên cho việc sản xuất các sản phẩm/dịch vụ đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận tương ứng.

 Bên chuyển nhượng và Bên nhận chuyển nhượng cùng thống nhất như sau:

Điều 1: Phạm vi chuyển nhượng

1.1. Bên chuyển nhượng cam kết mình là chủ hợp pháp các nhãn hiệu nêu trên và bằng Hợp đồng này chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu và các quyền khác liên quan đến các nhãn hiệu nêu trên cho Bên nhận chuyển nhượng.

1.2. Bên nhận chuyển nhượng cam kết đồng ý tiếp nhận toàn bộ các quyền trên từ Bên chuyển nhượng.

Điều 2: Phí chuyển nhượng

Bên chuyển nhượng đồng ý cấp cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào (miễn phí). (hoặc là khoản phí cụ thể là ……………………………………………………)

Phương thức thanh toán: …………………………………………………………..…………………………..

Địa điểm thanh toán: …………………………………………………………………………………….……….

Thời hạn thanh toán: ……………………………………………………………………………….……………..

Điều 3: Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có thời hạn từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận.

Điều 4: Điều khoản sửa đổi, huỷ bỏ hiệu lực của hợp đồng

4.1. Mọi sửa đổi, bổ sung của hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải được người đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

4.2 Hợp đồng này có thể bị chấm dứt trong các trường hơp sau:

– Các Văn bằng bảo hộ chuyển nhượng bị chấm dứt hiệu lực bởi bất kỳ lý do gì.

– Trường hợp bất khả kháng như thiên tai, khủng bố, chiến tranh.

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của các Bên

5.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng:

– Cam kết mình là chủ hợp pháp các nhãn hiệu chuyển nhượng và các nhãn hiệu này vẫn đang trong thời hạn hiệu lực.

– Thực hiện các biện pháp và xét thấy là cần thiết để chống lại các hành vi xâm phậm của bên thứ ba gây thiệt hại cho Bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện hợp đồng này.

– Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.

– Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.

5.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng:

– Tiếp nhận các quyền nêu trên liên quan đến các nhãn hiệu chuyển giao để trở thành chủ hợp pháp của các nhãn hiệu chuyển giao.

– Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.

– Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.

Điều 6: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp

Hợp đồng này được điều chỉnh, giải thích và áp dụng theo luật Việt Nam. Nếu có bất đồng giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này thì được hai bên giải quyết thông qua hoà giải thương lượng. Nếu việc hoà giải nói trên không thực hiện được thì hai bên có thể yêu cầu Toà án các cấp xét xử. (hoặc trọng tài thương mại)

Điều 7: Thẩm quyền ký kết

Với sự chứng kiến của mình các bên cùng thống nhất các nội dung trên và đã ký kết hợp đồng này bởi người đại diện hợp pháp của mình.

Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 01 bản còn 02 bản được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Các bản hợp đồng có hiệu lực như nhau.

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG

Nếu có điều gì cần trợ giúp  quý khách hãy gọi đến  tổng đài : 1900.0191 chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn