CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG ĐẶT HÀNG
– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015;
– Căn cứ Nghị định số ………… ngày ……….. của Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết việc thi hành ……;
– Căn cứ…………………………….. (chế độ, thể lệ của ngành tiểu, thủ công nghiệp);
Hôm nay, ngày [Ngày, tháng, năm] Tại [địa điểm] Chúng tôi gồm có:
Bên A (Sau đây gọi là bên đặt hàng):
– Tên doanh nghiệp (hoặc cơ quan): [TEN DOANH NGHIEP]
– Địa chỉ: [DIA CHI DOANH NGHIEP]
– Điện thoại: [SO ĐT]
– Tài khoản số: [SO TAI KHOAN] Mở tại ngân hàng: [TEN NGAN HANG]
– Đại diện là Ông (bà): [HO VA TEN] Chức vụ: [CHUC VU]
– Giấy ủy quyền số: [SO GIAY UY QUYEN] (nếu không phải là giám đốc hoặc tổng giám đốc).
Viết ngày [NGAY THANG NAM] Do [HO VA TEN] chức vụ [GIAM DOC HOAC TONG GIAM DOC] ký.
Bên B (Sau đây gọi là bên sản xuất gia công):
– Tên doanh nghiệp (hoặc cơ quan): [TEN DOANH NGHIEP]
– Địa chỉ: [DIA CHI DOANH NGHIEP]
– Điện thoại: [SO DT]
– Tài khoản số: [SO TAI KHOAN] Mở tại ngân hàng: [TEN NGAN HÀNG]
– Đại diện là Ông (bà): [HO VA TEN] Chức vụ: [CHUC VU]
– Giấy ủy quyền số: [SO GIAY UY QUYEN] (nều có).
Viết ngày [NGAY THANG NAM] Do [HO VA TEN] chức vụ [GIAM DOC HOAC TONG GIAM DOC] ký.
Hai bên thống nhất thỏa thuận lập hợp đồng với nội dung như sau:
Điều 1. Đối tượng hợp đồng
1. Tên sản phẩm hàng hóa cần sản xuất: [TEN SAN PHAM HANG HOA]
2. Quy cách phẩm chất: [QUY CÁCH SAN PHAM]
Điều 2. Nguyên vật liệu chính và phụ
1. Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu chính gồm:
a- Tên từng loại: [TUNG LOAI NGUYEN VAT ;IEU CHINH] Số lượng: [SO LUONG] chất lượng [CHAT LUONG]
b- Thời gian giao: [NGAY THANG NAM] Tại địa điểm: [DIA DIEM GIAO]
c- Trách nhiệm bảo quản: bên B chịu mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng các nguyên liệu do bên A cung ứng và phải sử dụng đúng loại nguyên liệu đã giao vào sản xuất sản phẩm.
2. Bên B có trách nhiệm cung ứng các phụ liệu để sản xuất:
a- Tên từng loại: [TEN PHU LIEU] số lượng: [SO LUONG] đơn giá [DON GIA] (hoặc quy định chất lượng theo hàm lượng, theo tiêu chuẩn).
b- Bên A cung ứng tiền trước để mua phụ liệu trên. Tổng chi phí là: [SO TIEN TAM UNG TRUOC]
Điều 3. Thời gian sản xuất và giao sản phẩm
1. Bên B bắt đầu sản xuất từ ngày [NGAY THANG NAM]
Trong quá trình sản xuất bên A có quyền kiểm tra và yêu cầu bên B sản xuất theo đúng mẫu sản phẩm đã thỏa thuận bắt đầu từ ngày đưa nguyên liệu vào sản xuất (nếu cần).
2. Thời gian giao nhận sản phẩm:
Nếu giao theo đợt thì:
Đợt [TUNG DOT] ngày [NGAY THANG NAM] Địa điểm: [DIA DIEM GIAO]
Nếu bên A không nhận đúng thời gian sẽ bị phạt lưu kho là: [SO TIEN].
Nếu bên B không giao hàng đúng thời gian, địa điểm sẽ phải bồi thường các chi phí: [NOI DUNG CHI PHI]
Điều4. Các biện pháp bảo đảm hợp đồng(nếu cần)
Điều 5. Thanh toán
Thỏa thuận thanh toán toàn bộ hay từng đợt sau khi nhận hàng.
Thanh toán [TIEN MAT HOAC CHUYEN KHOAN]
Điều 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
1. Vi phạm về chất lượng: (làm lại, giảm giá, sửa chữa, bồi thường nguyên vật liệu v.v…) [CU THE THEO NHU CAU HAI BEN].
2. Vi phạm số lượng: nguyên vật liệu không hư hỏng phải bồi thường nguyên liệu theo giá hiện thời.
3. Ký hợp đồng mà không thực hiện: bị phạt tới ……% giá trị hợp đồng.
4. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: bồi thường theo tỷ lệ lãi suất ngân hàng [YEU CAU KHAC NEU CAN THIET]
Điều 7. Thủ tục giải quyềt tranh chấp hợp đồng
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản).
2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được, hai bên thống nhất chuyển vụ việc đến tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.
3. Các chi phí về kiểm tra, xác minh và lệ phí trọng tài do bên có lỗi chịu.
Điều 8. Các thỏa thuận khác(nếu cần)
[NOI DUNG THOA THUAN]
Điều 9. Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày [NGAY THANG NAM] đến ngày [NGAY THANG NAM].
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó………………….. ngày. Bên A có trách nhiệm tổ chức vào thời gian, địa điểm thích hợp.
Hợp đồng này được làm thành………. [SO BAN] bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ [SO BAN] bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ: (Ký tên, đóng dấu) |
Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác?
Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.
Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác?
Tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định tại các điều từ Điều 228 đến Điều 233 của Bộ luật này thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt.
Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản đã được xác lập theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này hoặc quy định khác của luật có liên quan thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu.
Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu?
1. Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác.
2. Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.
3. Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.
4. Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Đề nghị giao kết hợp đồng?
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực?
1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.
Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng?
1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.
Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng?
1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
2. Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
3. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.
Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng?
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
Địa điểm giao kết hợp đồng?
Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty Luật LVN Group