1. Khái niệm về hợp đồng thương mại 

Hợp đồng thuơng mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại 2005 và Bộ Luật Dân sự.

Theo Điều 3.1 Luật Thương Mại 2005, hoạt động thương mại được định nghĩa là “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Theo định nghĩa này, các cá nhân, tổ chức được xem là thương nhân sẽ bao gồm: các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân có đăng ký kinh doanh, v.v.

2. Khái niệm về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán đặc biệt, mới được quy định trong Luật Thương mại năm 2005. Trong thực tế, phương thức này cũng đã và đang được thực hiện ở Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây. Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho phương thức mua bán đặc thù này, Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra 11 điều (từ Điều 63 đến Điều 73) với những quy định có tính cơ bản, nền tảng điều chỉnh phương thức mua bán này. Ngoài ra, để hướng dẫn thực hiện những quy định của Luật Thương mại năm 2005 về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, ngày 28 tháng 12 năm 2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa. Tiếp theo, ngày 18 tháng 8 năm 2010, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4361/QĐ-BCT ngày 18/08/2010 của Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa được phép giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa.

Theo quy định tại các văn bản nêu trên, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó, các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của sở giao dịch hàng hóa với giá thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

Để thực hiện việc mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, các bên phải ký hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Hợp đồng này cũng là hợp đồng thương mại với những đặc điểm riêng nhất định.

3. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

– Về tên gọi của hợp đồng

Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyển chọn là tên gọi của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Hai loại hợp đồng này có những điểm giống nhau và những điểm khác nhau sau đẫy:

Những điểm giống nhau của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn trong phương thức mua bán này là:

– Chủ thể của hợp đồng là người bán và người mua;

– Đối tượng của cả hai loại hợp đồng này đều là những loại hàng hóa nhất định. Đó thường là những hàng hóa có lượng cung cầu cao (như cà phê, đường, gạo v.v…) và thường được bán với số lượng lớn. Vì vậy danh mục hàng hóa phải được quy định cụ thể bởi cơ quan có thẩm quyền.

Theo Quyết định số 4361/QĐ-BCT ngày 18/08/2010 của Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa được phép giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa, có tám đôì tượng được phép mua bán qua sở giao dịch hàng hóa là: (l) Cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in; (2) Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa; (3) Cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su xông khói; (4) Cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật; (5) Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng; (6) Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phang, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng; (7) Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ; (8) Các sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán.

– Thời điểm giao kết hợp đồng khác với thời điểm thực hiện hợp đồng;

– Mục đích của hợp đồng không phải là hàng hóa được giao mà là được hưởng chênh lệch do có sự biến động về giá hàng biến động giữa giá hàng lúc giao kết với giá hàng khi phải giao hàng;

– Thị trường mua bán là sở giao dịch hàng hóa.

4. Hợp đồng kỳ hạn và quyền, nghĩa vụ của các bên

Hợp đồng kỳ hạn (Contract for forward transaction) là hợp đồng, theo đó, bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Nói cách khác là hợp đồng được mua bán theo giá hàng hiện tại nhưng lại thanh toán theo giá hàng trong tương lai.

Nếu bên bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán. Nếu các bên thỏa thuận trong hợp đồng là bên mua có thể thanh toán bằng tiền mà không nhận hàng thì bên mua, trong trường hợp này, không cần nhận hàng mà chỉ cần trả cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường (do sở giao dịch hàng hóa công bố) vào lúc hợp đồng được thực hiện.

Ví dụ, hai bên ký hợp đồng mua 5 tấn cà phê loại 1 vào ngày 10/03/2006 với giá 800 USD/MT (là giá được niêm yết tại sở giao dịch

hàng hóa), giao hàng vào tháng 08/2006. Đến tháng 08/2006, giá cà phê tăng lên 850 USD/MT, người mua sẽ có lợi và thay vì nhận hàng, người mua đến sở giao dịch hàng hóa nhận khoản tiền lãi 50 USD/MT.

Ngược lại, nếu các bên thỏa thuận trong hợp đồng là bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường (do Sở giao dịch hàng hóa công bố) tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thỏa thuận trong hợp đồng.

Như vậy, mục đích của hợp đồng kỳ hạn chủ yếu là nhằm hưởng một khoản tiền có được do có sự biến động về giá hàng. Người bán cũng có thể được hưởng khoản tiền này và người mua cũng có thể có được khoản tiền này nếu hợp đồng quy định. Vì vậy, người ta còn gọi hợp đồng này là hợp đồng đầu cơ về giá (theo nghĩa không tích cực) hoặc là hợp đồng bảo hiểm rủi ro trong trường hợp có biến động về giá đối với hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận mua và bán.

5. Hợp đồng quyền chọn và quyền, nghĩa vụ của các bên

Hợp đồng quyền chọn (gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán) là hợp đồng, theo đó, bên mua quyền có quyền được mua (hoặc được bán) một hàng hóa nhất định với giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua bán hàng hóa đó (Điều 64 khoản 3 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005).

Ví dụ: Một công ty X có một lô cà phê trị giá 200.000 USD. Công ty này ký hợp đồng quyển chọn với công ty Y, theo đó, lô cà phê sẽ được giao sau một năm với điều kiện công ty Y phải trả một khoản tiền là 5000 USD với ý nghĩa là tiền mua quyền (để được mua lô cà phê trên). Sau một năm, nếu giá trị lô cà phê tăng lên là 210.000 USD thì công ty Y sẽ trả cho công ty X 210.000 USD để được nhận lô cà phê nói trên, còn công ty X được nhận 210.000 USD cho lô cà phê trên. Nếu giá trị giảm xuống còn 190.000 USD, công ty Y sẽ chọn quyền chọn mua và sẽ không nhận cà phê nữa. Trường hợp này công ty Y bị mất 5000 USD nhưng sẽ không phải bỏ chi phí nhận, vận chuyển lô cà phê và do đó sẽ giảm bốt thiệt hại do lô cà phê bị xuống giá. Còn công ty X vẫn được nhận 5000 USD mà vẫn giữ được lô cà phê nói trên.

Luật Thương mại năm 2005 đã cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn bằng những quy định tương đôi cụ thể dưới đây:

–        Bên mua quyển chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyển chọn bán. số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thỏa thuận;

–        Bên giữ quyển chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hóa cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có hàng hóa để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường do sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện;

–        Bên giữ quyền chọn bán có quyển bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hóa của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thỏa thuận trong hợp đồng;

–        Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.

Ngoài những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn, Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định về vai trò, chức năng của sở giao dịch hàng hóa; về điều kiện để thành lập sở giao dịch hàng hóa. Luật cũng quy định về nghiệp vụ môi giới qua sở giao dịch hàng hóa và mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nưởc ngoài.

Những quy định trên cho thấy mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán mối với những hợp đồng mua bán thương mại mang tính chất đặc thù. Mặc dù chưa đầy đủ và chưa cụ thể nhưng những quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa trong Luật Thương mại năm 2005 đã đặt nền tảng, cơ sở pháp lý đầu tiên cho loại hình hợp đồng mua bán thương mại đặc biệt này. Như vậy, pháp luật thương mại Việt Nam đã kịp thời đưa ra những quy định cơ bản điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa, vốn rất phổ biến và thông dụng trong nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển, nhưng mới phát sinh trong thực tiễn thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây.