Luật sư tư vấn:

Thuật ngữ “thỏa thuận cho vay” sử dụng chính thức trong Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư số 39/2016/TT- NHNN), thay cho “hợp đồng tín dụng” theo các quy định trước đây. Thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp, là thỏa thuận được giao kết giữa các tổ chức tín dụng (bên cho vay) với các tổ chức, cá nhân (“bên vay” hay còn gọi là “khách hàng vay”) nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên – căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện mục tiêu kinh tế, dân sự. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền xác định phạm vi trách nhiệm và đánh giá mức độ tuân thủ các điều khoản của hợp đồng vay; thực hiện chức năng quản lý nhà nước, duy trì trật tự, ổn định của hệ thống ngân hàng. Do đó, quan hệ hợp đồng vay phải thể hiện rõ nét các nguyên tắc pháp lý căn bản – bình đẳng, tự do, tự định đoạt ý chí của các chủ thể hợp đồng, đồng thời phải phù hợp với những đặc thù của giao dịch này.

Trong quan hệ hợp đồng vay, nguyên tắc “hoàn trả đầy đủ tiền vay và lãi suất” được đặt ra, chi phối xuyên suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Các quyền và nghĩa vụ phát sinh (hợp đồng cho vay) cũng phải dựa trên nguyên tắc chung nàỳ để bảo đảm được thực hiện đúng như cam kết của các bên. Sự can thiệp của Nhà nước chỉ giới hạn trong chừng mực nhất định, nhằm giúp cho các giao dịch vay phát triển trên cơ sở dung hòa mọi quyền lợi của các chủ thể, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Nhà nước không vì các mục tiêu an toàn tín dụng mà triệt tiêu các quyền lợi hợp đồng, cản trỗ sự phát triển của các giao dịch đúng với quy luật vận động của nền kinh tế.

Hợp đồng cho vay có những đặc điểm khác biệt với hợp đồng vay tài sản trong quan hệ dân sự hay các hợp đồng kinh doanh, thương mại thông dụng. Trong quan hệ hợp đồng này, các bên được tự do xác lập giao dịch, thỏa thuận từng điều khoản, nhưng vẫn có thể bị giới hạn về phạm vi và nội dung thỏa thuận (mục đích là để bảo đảm lợi ích chung cho các chủ thể có quan hệ liên quan – Quan điểm tự do kinh doanh hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động này không gây xâm hại đến lợi ích của chủ thể khác, ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự chung của xã hội), trong đó có các yêu cầu bảo toàn và phát triển vốn vay. Các giới hạn này về bản chất cũng chính là để bảo vệ khách thể – lợi ích của người gửi tiền, của những nhà đầu tư ngay tình và sự ổn định chung, phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, pháp lý: sử dụng công cụ lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc can thiệp vào thị trường tiền tệ, tín dụng; thiết lập cơ chế giám sát nội bộ cũng như cơ chế quản lý chặt chẽ, định hướng phát triển quan hệ hợp đồng vay lành mạnh, an toàn, phù hợp với các chủ trương, chính sách;… Các cơ quan quản lý nhà nưởc đã can thiệp tích cực, điều chỉnh giao dịch vay phát triển theo các mục tiêu nêu trên.

Cùng với những sửa đổi của pháp luật doanh nghiệp, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản… Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, pháp luật về ngân hàng ngày càng hoàn thiện đã giải quyết đáng kể nhiều vưóng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động quản lý, kinh doanh. Song, với bản chất là quan hệ tài sản, các bên đều hướng đến những lợi ích vật chất nhất định. Quy định về giao dịch vay (ngân hàng) cũng không tránh khỏi tình trạng thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn, gây khó hiểu, khó áp dụng thống nhất. Bên cạnh đó, qua thu thập và nghiên cứu các bản hợp đồng được ký thực tế cho thấy, hiện nay vẫn còn tình trạng các tổ chức tín dụng thiếu minh bạch khi thoả thuận với khách hàng: Đưa vào hợp đồng vay điều khoản khung do tổ chức tín dụng chủ động soạn thảo bất lợi đối với bên vay; tự ấn định phương pháp điều chỉnh lãi suất, thu phí cho vay chưa đúng các quy định;
đặt ra nhiều điều kiện giải ngân vốn vay không phù hợp để ràng buộc quá mức trách nhiệm người vay; tùy tiện ấn định giá trị tài sản bảo đảm khi xử lý thu hồi nợ,…

Những hành vi này làm cho các cơ quan pháp luật khó xác định phạm vi, giới hạn của những điều khoản hợp đồng hợp pháp, công bằng. Do đó, việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng cho vay vẫn thường thiếu chính xác, vẫn còn tồn tại sự khác biệt trong quan điểm áp dụng luật giữa các cấp Tòa án, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các quyền lợi chính đáng của người vay, điều này ít nhiều làm giảm niềm tin của khách hàng vào hoạt động xét xử của Tòa án, cũng như hoạt động cho vay của các ngân hàng.

Thông qua tiếp cận các học thuyết, lý thuyết liên ngành, trước hết là lĩnh vực kinh tế, cần tìm hiểu và làm rõ mối quan hệ giữa Nhà nước – pháp luật và kinh tế thị trường; tính chất, mức độ can thiệp, điều tiết của Nhà nước vào quan hệ tín dụng và hợp đồng tín dụng như sau:

i) Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes (M.KeynesXem tại: Học thuyết kinh tế của trường phái KeyNes) về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường: Theo học thuyết này, Nhà nước vẫn can thiệp vào nền kinh tế, sử dụng các hệ thống tài chính, tín dụng làm công cụ chủ yếu để điều tiết kinh tế; liên hệ, phân tích phạm vi giới hạn can thiệp của Nhà nước bằng các biện pháp chế tài xử phạt hành chính đối với tổ chức tín dụng sai phạm, can thiệp bằng công cụ về lãi suất (định mức, mục đích cho vay), công cụ dự trữ bắt buộc khi tổ chức tín dụng quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ để an toàn khoản vay, thực hiện các nghĩa vụ chi trả tiền vay đầy đủ, đúng hạn của tổ chức tín dụng.

ii) Các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới (Một số lý thuyết tiêu biểu của chủ nghĩa này là: Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức, Lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ): Theo học thuyết này, nền kinh tế thị trường có sự kết hợp giữa quyền tự do kinh doanh của cá nhân, năng lực hoạt động kinh tế với công bằng xã hội, sẽ phòng tránh các khuyết tật lớn của thị trường,… Tác giả vận dụng nhằm củng cố những cơ sở lý luận về năng lực của các tổ chức, cá nhân được tự chủ giao kết, thực hiện hợp đồng
cho vay; về quyền bình đẳng giữa các chủ thể, đóng góp vào sự phát triển của các dịch vụ vay.

iii) Các lý thuyết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Hội đồng Lý luận trung ương, về vai trò chủ đạo của Nhà nước trong nền kinh tế: Theo đó, trong lĩnh vực ngân hàng, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ vay bằng các hoạt động gián tiếp, rót vốn vào ngân hàng thương mại hoặc các ngân hàng chính sách, điều tiết giao dịch vay bằng các chính sách vĩ mô, ổn định hệ thống tiền tệ; hoặc bằng các quy định bảo đảm quyền tiếp cận tín dụng của khách hàng vay tiềm năng, vì các mục tiêu, lợi ích lâu dài của kinh tế – xã hội. Các tổ chức, cá nhân khi đó có điều kiện thuận lợi hơn tiếp cận vốn, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, sinh hoạt…

Dựa trên các lý thuyết chuyên ngành về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng:

i) Lý thuyết kinh tế về chi phí – hiệu quả dưói góc độ kinh tế học pháp luật, làm cơ sở đánh giá hiệu quả thực tế của hợp đồng vay, giải quyết hiệu quả các tranh chấp, lợi ích thu được trong hoạt động mua bán nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

ii) Lý thuyết thông tin bất cân xứng (asymmetric iníormation – Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Iníormation) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970. Các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerloí, Michael Spence và Joseph Stiglitz vinh dự nhận giải Nobel kinh tế. Lý thuyết này (Thông tin bất cân xứng) đã trỏ nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại), nhằm làm rõ mức độ công bằng, tăng cường trách nhiệm hợp đồng vay thông qua nghĩa vụ cung cấp thông tin về khoản tiền vay từ phía tổ chức tín dụng;

iii) Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng (credit risk management), áp dụng trong hoạt động điều chỉnh lãi suất, giám sát cho vay, xử lý nợ xấu…, phòng tránh rủi ro có hệ thống;

iv) Lý thuyết về quyền tiếp cận tín dụng (credit access rights), bảo đảm quyền tiếp cận tín dụng của khách hàng có tài chính hạn hẹp, bảo đảm thực thi, xóa bỏ những rào cản ảnh hưởng đến các quyền cơ bản này,…

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn… Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.