1. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến
– Cơ sở pháp lý: Bộ luật hàng hải năm 2015
– Đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng) pháp luật quy định gồm 2 loại hợp đồng, đó là: Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và Hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Theo đó, hợp đồng vận chuyển theo chuyến được quy định như sau:
– Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến này phải được giao kết bằng văn bản giữa các chủ thể.
– Nghĩa vụ của người vận chuyển theo chuyến nói riêng sẽ có nghĩa vụ sau: “Người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.”
– Người vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau: Người vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi, nếu số hàng hóa đã bốc lên tàu biển chưa đủ theo hợp đồng và tổng giá trị của số hàng hóa đó không đủ để bảo đảm cho giá dịch vụ vận chuyển và chi phí liên quan mà người vận chuyển phải chi cho hàng hóa, trừ trường hợp người thuê vận chuyển đã trả đủ giá dịch vụ vận chuyển hoặc có sự bảo đảm cần thiết. Người thuê vận chuyển phải trả chi phí liên quan đến việc dỡ hàng và một nửa giá dịch vụ vận chuyển đã thỏa thuận.
2. Quy định về cảng nhận hàng và nơi bốc hàng theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến
– Cơ sở pháp lý: Điều 178 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định về thông báo sẵn sàng như sau:
Điều 178. Cảng nhận hàng và nơi bốc hàng
1. Người vận chuyển có nghĩa vụ đưa tàu biển đến cảng nhận hàng trong trạng thái sẵn sàng để nhận hàng đúng thời điểm và địa điểm; lưu tàu biển tại nơi bốc hàng theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
2. Người vận chuyển đưa tàu biển đến nơi bốc hàng do người thuê vận chuyển chỉ định. Nơi bốc hàng phải an toàn, không gây trở ngại cho việc tàu biển đến, rời, chờ đợi cùng với hàng hóa. Trường hợp có nhiều người thuê vận chuyển mà họ không thỏa thuận được về nơi bốc hàng hoặc khi người thuê vận chuyển không chỉ định rõ nơi bốc hàng thì người vận chuyển đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương.
3. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận cụ thể về nơi bốc hàng tại cảng nhận hàng thì người vận chuyển đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương.
4. Người thuê vận chuyển có thể yêu cầu người vận chuyển thay đổi nơi bốc hàng, mặc dù nơi bốc hàng đã được ghi rõ trong hợp đồng. Người thuê vận chuyển phải thanh toán đầy đủ các chi phí liên quan đến việc thực hiện yêu cầu này.
– Người vận chuyển có nghĩa vụ đưa tàu biển đến cảng nhận hàng trong trạng thái sẵn sàng để nhận hàng đúng thời điểm (giờ, phút…) và địa điểm (ở đâu); lưu tàu biển tại nơi bốc hàng theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
– Người vận chuyển phải đưa tàu biển đến nơi bốc hàng do người thuê vận chuyển chỉ định.
Theo đó, nơi bốc hàng phải an toàn, không gây trở ngại cho việc tàu biển đến hoặc tàu biển rời đi hoặc trong lúc tàu biển chờ đợi cùng với hàng hóa.
Trong trường hợp có nhiều người thuê vận chuyển mà họ không thỏa thuận được về nơi bốc hàng hoặc khi người thuê vận chuyển không chỉ định rõ nơi bốc hàng thì người vận chuyển đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương.
– Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận cụ thể về nơi bốc hàng tại cảng nhận hàng thì người vận chuyển đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương. Tập quán địa phương sẽ tùy vào từng cảng, từng nơi mà có những tập quán khác nhau trên thực tế.
– Người thuê vận chuyển có thể yêu cầu người vận chuyển thay đổi nơi bốc hàng, mặc dù trước đó nơi bốc hàng đã được ghi rõ trong hợp đồng của người thuê và người được thuê vận chuyển. Tuy nhiên, nếu người thuê vận chuyển thay đổi nơi bốc hàng thì họ phải thanh toán đầy đủ các chi phí liên quan đến việc thực hiện yêu cầu này của mình.
Trân trọng!
3. Thông báo sẵn sàng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến
– Cơ sở pháp lý: Điều 181 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định về thông báo sẵn sàng như sau:
Điều 181. Thông báo sẵn sàng
1. Người vận chuyển có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người thuê vận chuyển về việc tàu biển đã đến cảng nhận hàng và sẵn sàng để nhận hàng (sau đây gọi là Thông báo sẵn sàng).
2. Ngày, giờ có hiệu lực của Thông báo sẵn sàng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp không có thỏa thuận thì được xác định theo tập quán địa phương.
3. Người vận chuyển phải bồi thường thiệt hại phát sinh do nội dung của Thông báo sẵn sàng không đúng với sự thật ở thời điểm người thuê vận chuyển nhận được văn bản này.
Thông báo sẵn sàng ta có thể hiểu, đây là tài liệu được sử dụng bởi thuyền trưởng của tàu, trong trường hợp thuê tàu, để thông báo rằng tàu đã sẵn sàng, về mọi mặt, để tải hoặc dỡ hàng.
Trong trường hợp thuê tàu, người thuê tàu có một điều khoản nhất định trong đó các hoạt động bốc xếp phải được thực hiện như ngày nghỉ. Khi vượt quá số ngày nghỉ, người thuê tàu phải trả tiền bồi thường thiệt hại cho chủ tàu. Tùy thuộc vào thời điểm khi thông báo sẵn sàng được ban hành hay số ngày nghỉ bắt đầu.
Thông báo sẵn sàng theo điều 181 thì người vận chuyển phải có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người thuê vận chuyển về việc tàu biển đã đến cảng nhận hàng và sẵn sàng để nhận hàng. Việc thông báo sẵn sàng bằng miệng hay hình thức khác không được chấp nhận.
Trân trọng!
4. Quyền đưa “Thông báo sẵn sàng” (Notice of readiness) trước thời gian tàu đến cảng (laycan)
Theo tập quán phổ biến hiện nay, nếu hợp đồng vận chuyển theo chuyến không có qui định khác thì chủ tàu hoặc người vận chuyển hoặc tàu có quyền đưa thông báo sẵn sàng trước thời gian tàu đến cảng (laycan) và thời hạn xếp hàng được bắt đầu tính theo thoả thuận nêu trong hợp đồng thuê đó.
Trong vụ việc theo tập quán phổ biến này, thời điểm bắt đầu tính thời hạn xếp hàng đã được xác định rõ, đó là từ 07.00 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo sau khi đưa thông báo sẵn sàng. Còn ngày 9/5/2004 là ngày Chủ Nhật và ngày này không phải ngày làm việc vì vậy nên không thể bát đầu thời hạn xếp hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Do đó, thời điểm bắt đầu tính thời hạn xếp hàng phải lùi lại thêm một ngày, tức là tính từ 07.00 giờ sáng ngày 10/5/2004. Như vậy, quan điểm của chủ tàu hoặc người vận chuyển về quyền đưa thông báo sẵn sàng là đúng.
Như vậy, để tránh gặp phải trường hợp rơi vào ngày chủ nhật như trên, cần có qui định rõ về thời gian đưa thông báo sẵn sàng và trước khi ký hợp đồ, các bên nên kiểm tra xem những ngày laycan dự tính có ngày nào rơi vào Chủ Nhật hay đó là ngày nghỉ hay không? Nếu có sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp.
5. Giải thích về việc đưa “thông báo sẵn sàng” trước khi tàu đến cảng
Trước hết chúng ta cần làm rõ tác dụng của thông báo sẵn sàng. Để tàu có thể xếp dỡ hàng, tức là bắt đầu tính thời hạn làm hàng (laytime) theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party) có qui định về thời hạn làm hàng, tàu phải là “tàu đã đến” (arrived ship).
Bao gồm có ba điều kiện để tàu trở thành “tàu đã đến” gồm 3 điều kiện sau:
a. Tàu phải đến nơi đã thỏa thuận trong hợp đồng;
b. Tàu phải sẵn sàng về mọi mặt để xếp dỡ hàng; và
c. Thông báo sẵn sàng phải được đưa cho người giao hàng, ngươi thuê vận chuyển, người nhận hàng hay đại lý của những người này (tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo tập quán).
Nơi các bên đã thỏa thuận nói ở điều kiện (a) có thể là một cầu cảng trong trường hợp “thuê vận chuyển đến cầu cảng” (berth charter), hoặc là “cảng, khu vực cảng” nếu “thuê vận chuyển đến cảng” (port charter). Sự hợp lý của ba điều kiện này là tàu có đến nơi đã thỏa thuận hoặc theo tập quán mới thực hiện được hợp đồng, có sẵn sàng về mọi mặt mới xếp dỡ được hàng và có đưa “thông báo sẵn sàng” thì bên có liên quan mới biết để chuẩn bị giao hàng cho tàu hoặc nhận hàng từ tàu đó.
Hiện nay pháp luật hàng hải cũng như tập quán của nhiều nước trên thế giới đều qui định gần như nhau về chức năng của thông báo sẵn sàng do tính chất quốc tế của hoạt động hàng hải này.
Về thông báo sẵn sàng, theo Điều 181 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định về thông báo sẵn sàng như sau:
“1. Người vận chuyển có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người thuê vận chuyển về việc tàu biển đã đến cảng nhận hàng và sẵn sàng để nhận hàng (sau đây gọi là Thông báo sẵn sàng).
2. Ngày, giờ có hiệu lực của Thông báo sẵn sàng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp không có thỏa thuận thì được xác định theo tập quán địa phương.
3. Người vận chuyển phải bồi thường thiệt hại phát sinh do nội dung của Thông báo sẵn sàng không đúng với sự thật ở thời điểm người thuê vận chuyển nhận được văn bản này.”
Hơn nữa, theo hợp đồng mà người thuê vận chuyển ký (mâu Gencon sửa đổi năm 1922, 1976 và 1994), ngày giờ có hiệu lực của thông báo sẵn sàng được thể hiện như sau:
“Thời hạn xếp và dỡ hàng sẽ bắt đầu tính lúc 13.00h nếu thông báo sẵn sàng được đưa trước hoặc đúng vào 12.00h, và bắt đầu tính lúc 06.00h ngày làm việc hôm sau nếu thông báo sẵn sàng được đưa sau 12.00h… Nếu cầu cảng xếp hoặc dỡ hàng không có sẵn (available) khi tàu đến cảng, khu vực cảng (at or off the port), tàu có quyền đưa thông báo sẵn sàng trong giờ làm việc dù tàu đã hoàn thành thủ tục kiểm dịch và thủ tục hảí quan hay chưa”.
Như vậy, theo những điều trên việc đưa thông báo sẵn sàng dù sớm hay muộn thì nó cũng không ảnh hưởng gì đến việc tính toán thời hạn làm hàng. Người thuê vận chuyển có thể yên tâm nhận và “mạnh dạn” ghi rõ ngày, giờ nhận vào bản thông báo sẵn sàng. Việc chủ tàu hoặc người vận chuyển đưa thông báo sẵn sàng sớm với ý định buộc người thuê vận chuyển phải làm hàng sớm cũng không có tác dụng gì hơn là đưa khi tàu đến nơi đã thỏa thuận (khu vực cảng, cảng hoặc cầu cảng).
Trường hợp nếu có thỏa thuận cho rằng thông báo sẵn sàng chỉ cần được “đưa”, điều đó cũng không có nghĩa là chủ tàu hoặc người vận chuyển có thể tính ngay thời hạn làm hàng theo thông báo sẵn sàng khi tàu chưa phải là “tàu đã đến”, và ngay cả khi theo hợp đồng, thông báo sẵn sàng phải được “chấp nhận”, người thuê vận chuyển cũng không thể tìm cách trì hoãn, nhằm kéo đài thời gian chấp nhận nếu tàu đã đáp ứng đủ điều kiện của một “tàu đã đến”. Có một số vụ việc về thông báo sẵn sàng (ở nước ngoài) mà người thuê vận chuyển đã “bắt giờ” chủ tàu hoặc người vận chuyển khi họ đưa thông báo sẵn sàng sớm bằng cách yêu cầu người vận chuyển phải làm một bản thông báo sẵn sàng mới sau khi tàu đã làm hàng; hoặc cứ nhân bản thông báo sẵn sàng đua sớm rồi sau đó tuyên bố bản đó là “vô giá trị” (invalid). Nếu đưa tranh chấp ra toà án hay trọng tài thì chủ tàu/nguời vận chuyển không phải là khó thua vì hành vi chưa đúng luật của mình đã làm ra.
Trân trọng!