Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phẩm và những lưu ý khi tiến hành đăng ký.

1. Về phân nhóm sản phẩm

Theo Bộ Y tế (trong Thông tư 06 /2011/TT-BYT) thì : « Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Sản phẩm mỹ phẩm gồm nước hoa, mỹ phẩm chăm sóc tóc, da…, theo phân loại của Bảng danh mực hàng hóa/dịch vụ Nixơ theo vần chữ (Nice lần thứ 11), sản phẩm mỹ phẩm thuộc nhóm 03.

Theo đó, Các sản phẩm mỹ phẩm thuộc nhóm 03 với mã sản phẩm là Mỹ phẩm (030065). Ngoài ra một số sản phẩm khác như: Chế phẩm mỹ phẩm giúp cho người thon thả (030177); Mỹ phẩm cho động vật (030063); Mỹ phẩm cho trẻ em (030249); Kem làm trắng da (030023); Tinh dầu (030100)…

Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm, công dụng sản phẩm…thì có thể chọn mã sản phẩm tương ứng và phù hợp nhất với sản phẩm mỹ phẩm mà khách hàng muốn đăng ký.

2. Tiến hành xác định nhãn hiệu muốn đăng ký và tra cứu nhãn hiệu

Khi đã xác định được sản phẩm và nhóm sản phẩm muốn đăng ký thì bước tiếp theo là xác định tên nhãn hiệu của sản phẩm hàng hóa và tiến hành tra cứu trên cổng thông tin http://iplib.noip.gov.vn của Cục sở hữu trí tuệ.

Tên nhãn hiệu cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 72 Luật SHTT 2005

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Theo đó tiến hành tra cứu theo các nhóm đã lựa chọn và tìm ra những đối chứng trùng, tương tự gây nhầm lẫn các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Mục đích của việc tra cứu trên là xem xét tên nhãn hiệu muốn đăng ký có xuất hiện đối chứng hay không? Khả năng đăng ký nhãn hiệu đó cao hay thấp? (Theo Điều 73, 74, 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Đây được coi là bước cơ bản, tiền đề trong việc dăng ký một nhãn hiệu hàng hóa nào đó. Góp phần tránh những trường hợp bỏ qua bước tiến hành tra cứu mà đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

3. Thủ tục và thời gian đăng ký

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-15 tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm. Theo qui định, qui trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau (i) thẩm định hình thức (1-2 tháng), (ii) công bố Đơn trên Công báo (2 tháng); (iii) thẩm định nội dung (9-12 tháng); và (iii) cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận Đơn hợp lệ, Đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung. Mục đích của giai đoạn này là xem xét xem nhãn hiệu xin đăng ký có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật không.

– Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Người Nộp Đơn;

– Nếu nhãn hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục SHTT sẽ ra Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung (từ chối) và Người Nộp Đơn có 02 tháng để trả lời Thông báo này.

Nếu Đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra Thông báo cấp bằng và Người nộp đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí cấp bằng trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày thông báo. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng.

4. Các tài liệu cần thiết để nộp đơn

Để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Qúy khách cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:

– Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì tên/địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)
– Giấy ủy quyền (sẽ cung cấp mẫu sau), có ký tên Người đại diện và đóng dấu Công ty;
– Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký (bản mềm) (nếu là nhãn hiệu màu sắc hoặc chứa logo)
– Danh mục sản phẩm cụ thể xin đăng ký bảo hộ theo nhãn hiệu.

5. Công việc bảo hộ nhãn hiệu của Luật LVN Group thực hiện:

4.1 Công việc thực hiện:

Trong trường hợp Luật LVN Group được khách hàng ủy quyền là đại diện sở hữu trí tuệ của Quí vị tại Cục Sở hữu trí tuệ (“Cục SHTT”), công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:

– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
– Chuẩn bị Đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Quí vị) và đi nộp Đơn tại Cục SHTT;
– Thông báo về việc nộp đơn với Quí vị ngay sau khi nộp đơn;
– Nhận tất cả các Thông báo từ Cục SHTT liên quan đến đơn và thông báo đến Quí vị;
– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn (nếu có yêu cầu từ Cục SHTT);
– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ);
– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Quí vị cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc bảo hộ nhãn hiệu;
– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận).

4.2. Chi phí thực hiện công việc: Sau khi tiếp nhận thông tin Luật LVN Group sẽ gửi thư tư vấn và báo giá dịch vụ trong từng trường hợp cụ thể.

Luật LVN Group cung cấp kèm theo đây hình ảnh nhãn hiệu [ináf] đăng ký cho nhóm 03 với sản phẩm mỹ phẩm đã được đăng công báo tháng 3 năm 2019.

undefined

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ – Công ty Luật LVN Group