LỜI GIỚI THIỆU

Đăng ký thuế là góp phần giúp cho Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội tốt hơn và mang lại nhiều hơn lợi ích cho cộng đồng.

Để người nộp thuế có thông tin, hiểu biết đầy đủ khi thực hiện đăng ký thuế, Tổng cục Thuế biên soạn “Tài liệu hướng dẫn đăng ký thuế” căn cứ quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Tài liệu hướng dẫn này được cấp phát miễn phí tại Cơ quan Thuế. Người nộp thuế có thể tải các tài liệu hướng dẫn về đăng ký thuế tại Website ngành Thuế theo địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn

Mọi góp ý về nội dung tài liệu xin gửi về:

Ban Hỗ trợ người nộp thuế – Tổng cục Thuế

Số 123 Lò Đúc – Hà Nội

 Luật sư tư vấn luật thuế qua điện thoại gọi:   1900.0191

Luật sư tư vấn luật thuế qua điện thoạigọi:   1900.0191

MỤC LỤC TÀI LIỆU

I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ TRONG TÀI LIỆU

II. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ THUẾ

1. Ai phải đăng ký thuế

2. Cách thức thực hiện đăng ký thuế

3. Nơi nhận mẫu tờ khai thuế

4. Nhận kết quả đăng ký thuế

4.1) Kết quả đăng ký thuế

4.2) Nơi nhận kết quả đăng ký thuế

5. Thay đổi kết quả thông tin đăng ký thuế

6. Đăng ký thuế khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp

7. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THUẾ VÀ KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ THUẾ

1. Trường hợp đăng ký thuế lần đầu

2. Trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế

3. Trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế

4. Trường hợp tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp

5. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế

IV. HỖ TRỢ VỀ ĐĂNG KÝ THUẾ:

V. XỬ LÝ VI PHẠM VỀ ĐĂNG KÝ THUẾ

PHỤ LỤC 1: Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký thuế

PHỤ LỤC 2: Danh mục các tờ khai đăng ký thuế

PHỤ LỤC 3: Danh sách và địa chỉ liên hệ cơ quan thuế

I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ TRONG TÀI LIỆU

Đăng ký thuế: là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định của pháp luật.

dBộ phận “một cửa” tại cơ quan thuế: là bộ phận thuộc phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế của Cục Thuế hoặc Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế của Chi cục Thuế, thực hiện chức năng tiếp nhận, trả kết quả và giải quyết các yêu cầu của người nộp thuế về thủ tục hành chính, các khó khăn, vướng mắc về thuế.

Bộ phận “một cửa” liên thông: là bộ phận được thành lập dựa trên cơ chế phối hợp giữa các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Công an và các cơ quan quản lý khác để giải quyết các thủ tục hành chính tại địa phương như: thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký thuế và thủ tục cấp giấy phép khắc dấu,…

Ngày làm việc: ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật: là các ngày theo dương lịch trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết (gọi chung là ngày nghỉ).

Mã số thuế: là một dãy các chữ số được mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp thuế theo qui định của pháp luật, bao gồm cả người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, kê khai hải quan.

Mã số thuế gồm 2 loại:

1) Loại 10 số: được cấp cho tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá, dịch vụ. Người nộp thuế được cấp mã số thuế 10 số, trừ trường hợp quy định cấp mã số thuế 13 số (được quy định dưới đây);

2) Loại 13 số: được cấp cho đơn vị trực thuộc, các cửa hàng, chi nhánh, văn phòng đại diện,…

II. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ THUẾ

1. Ai phải đăng ký thuế:

Những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi là người nộp thuế) sau đây phải đăng ký thuế:

1.1- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ, hàng hoá;

1.2- Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân;

1.3- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế gồm:

– Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội được uỷ nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của những người phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong đơn vị mình.

– Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân theo pháp luật quy định được phép nộp thuế thay người phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp.

– Bên Việt Nam có trách nhiệm đăng ký, kê khai nộp thuế thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.

– Đơn vị được ủy quyền thu phí, lệ phí.

1.4- Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với luật pháp Việt Nam. Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh nhưng không hiện diện tại Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;

1.5- Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;

1.6- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các vấn đề về thuế như: Ban quản lý dự án, đơn vị sự nghiệp; tổ chức, cá nhân không kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ nộp thuế; tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế nhưng được hoàn thuế hay được tiếp nhận hàng viện trợ từ nước ngoài.

Các trường hợp nộp thuế tạm thời chưa phải đăng ký thuế:

– Nộp lệ phí trước bạ.

– Nộp thuế nhà đất.

– Nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

2. Cách thức thực hiện đăng ký thuế

Người nộp thuế chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế theo hướng dẫn tại Mục III của tài liệu này và nộp hồ sơ cho cơ quan thuế. Các mẫu tờ khai quy định trong tài liệu là mẫu tờ khai được quy định tại Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/07/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế và một số văn bản có liên quan.

Sau khi cơ quan thuế tiếp nhận và kiểm tra các thủ tục, hồ sơ đăng ký thuế, người nộp thuế sẽ được cơ quan thuế viết giấy hẹn trả kết quả.

Người nộp thuế có thể đăng ký với cơ quan thuế để nhận kết quả đăng ký thuế tại cơ quan thuế hoặc nhận kết quả qua đường bưu chính.

3. Nơi lấy mẫu tờ khai đăng ký thuế

Người nộp thuế có thể đến một trong các địa điểm sau để lấy mẫu tờ khai đăng ký thuế và được hướng dẫn điền tờ khai, chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế:

– Bộ phận “một cửa” của cơ quan thuế: Xem danh sách địa chỉ cơ quan thuế tại Phụ lục 3.

– Bộ phận “một cửa” liên thông trên địa bàn.

Người nộp thuế cũng có thể sao mẫu tờ khai của tài liệu này hoặc mâu tờ khai được ban hành kèm theo Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế, hoặc có thể tải mẫu tờ khai đăng ký thuế từ Website ngành Thuế theo địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn

4. Nhận kết quả đăng ký thuế

4.1) Kết quả đăng ký thuế:

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế: Người nộp thuế thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký thuế được cơ quan Thuế chứng nhận cấp mã số thuế bằng “Giấy chứng nhận đăng ký thuế” (trừ cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao).

– Thẻ mã số thuế cá nhân: Cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký mã số thuế được cấp “Thẻ mã số thuế cá nhân”.

– Thông báo mã số thuế: các trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế thì được cơ quan Thuế cấp “Thông báo mã số thuế”.

4.2) Nơi nhận kết quả đăng ký thuế:

– Người nộp thuế nhận kết quả đăng ký thuế trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của cơ quan thuế hoặc bộ phận “một cửa” liên thông trên địa bàn nơi đã nộp hồ sơ đăng ký thuế, hoặc nhận qua đường bưu điện.

5. Thay đổi thông tin đăng ký thuế

Khi thay đổi các thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế thì người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế. Các trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế bao gồm:

-Đổi tên cơ sở kinh doanh;

-Chuyển địa điểm kinh doanh;

-Thay đổi các chỉ tiêu khác trên tờ khai đăng ký thuế như: ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, tài khoản tại ngân hàng,…

6. Đăng ký thuế khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp

Trường hợp có thay đổi về cơ cấu, tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện khai báo, điều chỉnh thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế.

Các trường hợp tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp bao gồm:

-Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Là trường hợp một doanh nghiệp chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác như: chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; hoặc chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần,…

-Chia doanh nghiệp: Là trường hợp một công ty được chia thành các công ty cùng loại; công ty bị chia sẽ chấm dứt sự tồn tại sau khi các công ty mới chia thực hiện đăng ký kinh doanh;

-Tách doanh nghiệp: Là trường hợp một công ty được tách một phần tài sản và nghĩa vụ để thành lập một công ty mới cùng loại; sau khi tách, cả công ty được tách và công ty mới cùng tồn tại và phải đăng ký kinh doanh lại;

-Hợp nhất doanh nghiệp: Là trường hợp hai hoặc nhiều công ty cùng loại hợp nhất thành một công ty mới cùng loại bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất;

-Sáp nhập doanh nghiệp: Là trường hợp một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập;

-Bán doanh nghiệp;

-Chuyển doanh nghiệp trực thuộc thành doanh nghiệp độc lập và ngược lại.

7. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Trường hợp chấm dứt hoạt động như giải thể, phá sản, chấm dứt kinh doanh, chấm dứt tồn tại,… thì người nộp thuế phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Người nộp thuế đã được cấp mã số thuế chấm dứt hoạt động thì phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Khi đó mã số thuế của người nộp thuế không còn giá trị sử dụng trong hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành Thuế; cơ quan thuế thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế và thông báo công khai danh sách các mã số thuế chấm dứt hiệu lực sử dụng.

Tổ chức nộp thuế sau khi đã làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, khi hoạt động trở lại phải làm hồ sơ đăng ký thuế mới và được cấp mã số thuế mới.

Cá nhân có phát sinh nghĩa vụ thuế (sau khi đã làm thủ tục đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế) phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế mới với cơ quan thuế để được sử dụng lại mã số thuế đã được cấp trước đây.

III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THUẾ VÀ KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ THUẾ

1. Trường hợp đăng ký thuế lần đầu

STT

Nhóm người nộp thuế

Thủ tục, hồ sơ

Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế

Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế

Thời hạn cơ quan thuế trả kết quả

Kết quả trả cho người nộp thuế

1

Tổ chức kinh doanh (trừ các đơn vị trực thuộc)

1) Tờ khai mẫu số 01-ĐK-TCT;

– Kèm các bảng kê theo mẫu số: từ 01-ĐK-TCT- BK 01 đến 01-ĐK-TCT-BK 07 (nếu có).

2) Bản sao một trong các giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

– Quyết định thành lập

10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập

Hồ sơ được nộp tại một trong các địa điểm sau:

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi đóng trụ sở chính

– Bộ phận “một cửa” liên thông trên địa bàn

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

15 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận “một cửa” liên thông nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

2

Đơn vị trực thuộc của tổ chức kinh doanh

1) Tờ khai mẫu số 02-ĐK-TCT. Trên tờ khai ghi rõ mã số thuế 13 số đã được đơn vị chủ quản thông báo.

– Kèm các bảng kê theo mẫu số: từ 02-ĐK-TCT-BK 01 đến 02-ĐK-TCT-BK 04 (nếu có).

2) Bản sao một trong các giấy sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh

– Giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư

Hồ sơ được nộp tại một trong các địa điểm sau:

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi đơn vị trực thuộc đóng trụ sở chính

– Bộ phận “một cửa” liên thông trên địa bàn nơi đơn vị trực thuộc đóng trụ sở chính

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

12 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận “một cửa” liên thông nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

3

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh cá thể

1) Tờ khai mẫu số 03-ĐK-TCT, kèm theo bản kê cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh tại địa bàn quận, huyện, thị xã hoặc tỉnh khác với cơ sở kinh doanh chính (nếu có).

2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).

3) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân.

10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Bộ phận “một cửa” tại Chi cục Thuế nơi đóng trụ sở kinh doanh chính

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận Chi cục Thuế được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

15 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận “một cửa” liên thông nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

4

Cửa hàng, cửa hiệu của cá nhân kinh doanh (khác địa bàn với cơ sở chính)

1) Tờ khai mẫu số 03.1-ĐK-TCT

Như với trường hợp cá nhân kinh doanh

– Bộ phận “một cửa” tại Chi cục Thuế nơi đóng trụ sở kinh doanh chính

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận Chi cục Thuế được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

12 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận “một cửa” liên thông nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế

5

Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam

1) Tờ khai mẫu số 04-ĐK-TCT.

2) Bản sao Giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

3) Bản sao và bản dịch tiếng Việt “Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề độc lập, giấy chứng nhận đăng ký thuế” do nước chủ nhà cấp cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.

4) Bản kê các văn phòng điều hành dự án của nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam (nếu có).

10 ngày làm việc, kể từ khi ký Hợp đồng Nhà thầu, Hợp đồng nhà thầu phụ nước ngoài hoặc kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề (trường hợp quy định phải có Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề)

Hồ sơ được nộp tại một trong các địa điểm sau:

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi đặt văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài hoặc nhà thầu phụ nước ngoài

– Bộ phận “một cửa” liên thông trên địa bàn nơi đặt văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài hoặc nhà thầu phụ nước ngoài

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

15 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận “một cửa” liên thông nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

6

Ban điều hành dự án thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam

1) Tờ khai mẫu số 04.3-ĐK-TCT.

2) Hợp đồng ký với bên Việt Nam (bản trích lục tiếng Việt).

3) Giấy phép đầu tư, giấy phép thầu của Ban điều hành dự án hoặc nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp thực hiện hợp đồng (nếu có)

10 ngày làm việc, kể từ khi ký Hợp đồng (thuộc dự án) của nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài

Hồ sơ được nộp tại một trong các địa điểm sau:

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi đặt văn phòng Ban điều hành dự án thực hiện hợp đồng

– Bộ phận “một cửa” liên thông trên địa bàn nơi đặt văn phòng Ban điều hành dự án thực hiện hợp đồng

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

15 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận “một cửa” liên thông nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

7

Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài không trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam

(Lưu ý: – Bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu phải đăng ký thuế để được cấp mã số thuế mới để nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.

– Bên Việt Nam phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của các nhà thầu nước ngoài khi chấm dứt hợp đồng)

1) Tờ khai mẫu số 04.1-ĐK-TCT kèm theo Bản kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài mà bên Việt Nam kê khai, nộp thay thuế.

2) Hợp đồng ký với nhà thầu nước ngoài (bản trích lục tiếng Việt).

3) Bản kê danh sách các nhà thầu phụ, nhà thầu phụ nước ngoài ký hợp đồng hợp tác kinh doanh có kê khai, nộp thuế thông qua bên Việt Nam.

4) Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 04.2-ĐK-TCT cho từng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.

10 ngày làm việc, kể từ khi ký Hợp đồng Nhà thầu, Hợp đồng nhà thầu phụ nước ngoài hoặc kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề (trường hợp quy định phải có Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề)

Hồ sơ được nộp tại một trong các địa điểm sau:

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi đặt văn phòng điều hành của bên Việt Nam

– Bộ phận “một cửa” liên thông trên địa bàn nơi đặt văn phòng điều hành của bên Việt Nam

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

15 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận “một cửa” liên thông nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

8

Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài ký hợp đồng với bên Việt Nam, kê khai, nộp thuế thông qua bên Việt Nam

1) Tờ khai mẫu sô 04.2-ĐK-TCT.

2) Hợp đồng ký với bên Việt Nam (bản trích lục tiếng Việt).

3) Bản sao và bản dịch tiếng Việt “Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề độc lập, giấy chứng nhận đăng ký thuế” do nước chủ nhà cấp cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.

10 ngày làm việc, kể từ khi ký Hợp đồng giữa bên Việt Nam và Nhà thầu, Hợp đồng nhà thầu phụ nước ngoài

Hồ sơ được nộp tại một trong các địa điểm sau:

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi đặt văn phòng điều hành của bên Việt Nam

– Bộ phận “một cửa” liên thông trên địa bàn nơi đặt văn phòng điều hành của bên Việt Nam

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

15 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận “một cửa” liên thông nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

9

Cá nhân nộp thuế thu nhập với người có thu nhập cao

1) Tờ khai mẫu số 05-ĐK-TCT.

2) Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với người nước ngoài (bản sao).

3) 02 ảnh cỡ 2 x 3 của người đăng ký thuế.

10 ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập với người có thu nhập cao

Hồ sơ được nộp tại một trong các địa điểm sau:

– Cơ quan chi trả thu nhập.

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi tạm trú

5 ngày làm việc, đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Cục Thuế

10 ngày làm việc, đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Chi cục Thuế

– Thẻ mã số thuế cá nhân

10

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (có hoàn thuế giá trị gia tăng)

1) Tờ khai mẫu số 06-ĐK-TCT

10 ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh tiền thuế GTGT được hoàn theo quy định của pháp luật

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi đóng trụ sở chính

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

11

Tổ chức được ủy quyền thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các chủ dự án, các nhà thầu chính nước ngoài của các dự án ODA; tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nhưng đơn vị không có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1) Tờ khai mẫu số 01-ĐK-TCT (chỉ kê khai các chỉ tiêu: 1, 2, 3, 4, 12, 18 trong Tờ khai)

Lưu ý:Đối với tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc NSNN phải có thêm Tờ khai đăng ký thu phí, lệ phí theo Mẫu số 1 Quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 hướng dẫn về phí, lệ phí.

10 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi đóng trụ sở chính

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

12

Các tổ chức hoạt động trong ngành, nghề đặc biệt do các Bộ, ngành cấp giấy phép hoạt động (như tín dụng, Luật sư của LVN Group, dầu khí, bảo hiểm, y tế)

1) Tờ khai mẫu số 01-ĐK-TCT.

2) Giấy phép hoạt động

10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi đóng trụ sở chính

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

13

Đơn vị kinh doanh vãng lai (có trụ sở chính đã được cấp mã số thuế)

1) Tờ khai ghi sẵn mã số thuế:

– Tờ khai mẫu số 01-ĐK-TCT đối đơn vị có trụ sở chính là tổ chức độc lập.

– Tờ khai mẫu số 02-ĐK-TCT đối với đơn vị có trụ sở chính là tổ chức phụ thuộc

10 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh tại địa bàn khác với trụ sở chính

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế đơn vị vãng lai hoạt động

2. Trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế

STT

Trường hợp
thay đổi

Thủ tục, hồ sơ

Thời hạn thông báo thay đổi

Địa điểm nộp hồ sơ thông báo thay đổi

Thời hạn cơ quan thuế trả kết quả

Kết quả trả cho người nộp thuế

1

Đổi tên cơ sở kinh doanh

1) Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST.

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều chỉnh theo tên mới (bản sao có công chứng).

3) Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc).

10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định đổi tên

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới

2

Chuyển địa điểm kinh doanh

Chuyển địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh

1) Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST

10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định chuyển địa điểm kinh doanh

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nếu người nộp thuế do Cục Thuế quản lý.

– Bộ phận “một cửa” tại Chi cục Thuế nơi chuyển đi và Chi cục Thuế nơi chuyển đến nếu người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý

Chuyển địa điểm kinh doanh giữa các tỉnh

Tại nơi người nộp thuế chuyển đi:

1) Thông báo chuyển địa điểm

2) Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc)

10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định chuyển địa điểm kinh doanh

– Bộ phận “một cửa” tại cơ quan Thuế nơi người nộp thuế chuyển đi

Tại nơi người nộp thuế chuyển đến:

1) Tờ khai đăng ký thuế (ghi mã số thuế đã được cấp trước đó).

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chuyển đến cấp (bản sao có chứng thực).

10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh theo địa chỉ mới

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi người nộp thuế chuyển đến

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới

3

Thay đổi các chỉ tiêu khác trên tờ khai đăng ký thuế

1) Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST

2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với các trường hợp thay đổi thông tin phải cấp lại, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung, hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

10 ngày làm việc, kể từ khi có sự thay đổi

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới (trong trường hợp thay đổi thông tin của các chỉ tiêu trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế)

3. Trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế

STT

Nhóm người nộp thuế

Thủ tục, hồ sơ

Thời hạn thông báo thay đổi

Địa điểm nộp hồ sơ thông báo thay đổi

Thời hạn xử lý của cơ quan thuế

Kết quả xử lý

1

Doanh nghiệp độc lập

1) Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc).

2) Quyết định giải thể doanh nghiệp hoặc Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải thể, phá sản doanh nghiệp

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nộp thuế

– Thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

2

Đơn vị trực thuộc

1) Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc)

2) Thông báo chấm dứt tồn tại của đơn vị chủ quản.

07 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo chấm dứt sự tồn tại của đơn vị chủ quản

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nộp thuế

– Thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

3

Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh

1) Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc)

2) Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh.

10 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động kinh doanh

– Bộ phận “một cửa” tại Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nộp thuế

– Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

4. Trường hợp tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp

STT

Trường hợp
thay đổi

Thủ tục, hồ sơ

Thời hạn thông báo thay đổi

Địa điểm nộp hồ sơ thông báo thay đổi

Thời hạn cơ quan thuế trả kết quả

Kết quả trả cho người nộp thuế

1

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

1) Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST.

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp chuyển đổi (bản sao có chứng thực)

3) Giấy chứng nhận đăng ký thuế trước chuyển đổi (bản gốc)

4) Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp.

10 ngày làm việc, kể từ ngày có được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyển đổi

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế điều chỉnh

2

Chia doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị chia

1) Công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

2) Quyết định chia doanh nghiệp (đóng dấu sao y bản chính).

3) Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc)

10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định chia doanh nghiệp

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Doanh nghiệp mới được chia

1) Tờ khai đăng ký thuế.

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực).

10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi đóng trụ sở chính

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

3

Tách doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị tách

1) Quyết định tách doanh nghiệp (bản sao).

2) Tờ kê khai các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế thay đổi theo mẫu 08-MST.

10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định tách doanh nghiệp

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

Doanh nghiệp được tách

1) Tờ khai đăng ký thuế của doanh nghiệp.

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực).

10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi đóng trụ sở chính

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

4

Hợp nhất doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị hợp nhất

1) Công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

2) Hợp đồng hợp nhất (bản sao)

10 ngày làm việc, kể từ ngày ký Hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Doanh nghiệp hợp nhất

1) Tờ khai đăng ký thuế

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực).

3) Hợp đồng hợp nhất (bản sao).

10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi đóng trụ sở chính

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

5

Sáp nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị sáp nhập

1) Công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

2) Hợp đồng sáp nhập (bản sao)

10 ngày làm việc, kể từ ngày ký Hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Doanh nghiệp nhận sáp nhập

1) Tờ khai đăng ký thuế điều chỉnh theo mẫu 08-MST.

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới của doanh nghiệp nhận sáp nhập (bản sao có chứng thực).

3) Hợp đồng sáp nhập (bản sao).

10 ngày làm việc, kể từ ngày ký Hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

6

Bán doanh nghiệp

Doanh nghiệp được bán

1) Thông báo bằng văn bản về việc bán doanh nghiệp

2) Hợp đồng mua bán DN.

3) Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc)

10 ngày làm việc, kể từ ngày ký Hợp đồng bán doanh nghiệp

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Doanh nghiệp mua

1) Tờ khai đăng ký thuế.

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới (bản sao có chứng thực).

3) Hợp đồng mua doanh nghiệp (bản sao).

10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế, Chi cục Thuế trực tiếp quản lý

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

7

Chuyển đổi doanh nghiệp trực thuộc thành doanh nghiệp độc lập và ngược lại

Đơn vị trực thuộc chuyển thành doanh nghiệp độc lập

Đơn vị trực thuộc trước khi chuyển đổi:

1) Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc).

2) Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp (bản sao)

10 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Đơn vị trực thuộc sau khi chuyển đổi thành doanh nghiệp độc lập:

1) Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT.

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới (bản gốc).

3) Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp (bản sao).

10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế nơi đóng trụ sở chính

5 ngày làm việc, kể từ ngày Cục Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc

– Thông báo mã số thuế

Doanh nghiệp độc lập chuyển thành đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp độc lập khác

Doanh nghiệp độc lập trước khi chuyển đổi:

1) Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc).

2) Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp (bản sao)

10 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Sau khi chuyển đổi doanh nghiệp độc lập thành đơn vị trực thuộc:

– Đơn vị chủ quản kê khai bổ sung thêm đơn vị trực thuộc mới với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được cấp mã số thuế 13 số. Hồ sơ gồm:

1) Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST

2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động

– Đơn vị trực thuộc mới đăng ký thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới. Hồ sơ gồm:

1) Tờ khai mẫu số 02-ĐK-TCT. Trên tờ khai ghi rõ mã số thuế 13 số đã được đơn vị chủ quản thông báo. Kèm các bảng kê theo mẫu số: từ 02-ĐK-TCT-BK 01 đến 02-ĐK-TCT-BK 04 (nếu có).

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị trực thuộc

10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho đơn vị trực thuộc mới

Đơn vị trực thuộc một đơn vị độc lập chuyển sang thành đơn vị trực thuộc của một đơn vị độc lập khác

Đơn vị trực thuộc trước khi chuyển đổi làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế cũ:

1) Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc).

2) Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp (bản sao)

10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định chuyển đổi

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Sau khi chuyển đổi:

– Đơn vị chủ quản mới bổ sung đăng ký thuế để cấp mã số thuế 13 số cho đơn vị trực thuộc mới. Hồ sơ gồm:

1) Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST

2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bổ sung hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động

– Đơn vị trực thuộc mới đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ gồm:

1) Tờ khai mẫu số 02-ĐK-TCT. Trên tờ khai ghi rõ mã số thuế 13 số đã được đơn vị chủ quản thông báo. Kèm các bảng kê theo mẫu số: từ 02-ĐK-TCT-BK 01 đến 02-ĐK-TCT-BK 04 (nếu có).

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị trực thuộc

10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế

STT

Trường hợp
cấp lại

Thủ tục, hồ sơ

Địa điểm nộp hồ sơ thông báo thay đổi

Thời hạn cơ quan thuế trả kết quả

Kết quả trả cho người nộp thuế

1

Mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế

1) Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ, mã số thuế, nguyên nhân mất, nơi mất, đề nghị cấp lại và cam đoan chịu trách nhiệm về việc khai báo và sử dụng mã số thuế.

2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư, Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (bản sao có chứng thực).

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế

2

Chỉ tiêu trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi

Khi có nội dung các chỉ tiêu trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi, người nộp thuế phải thực hiện các thủ tục theo hướng dẫn tại các phần trên của tài liệu để cơ quan thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế điều chỉnh

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế

3

Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách nát

1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế

2) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách, nát.

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế

4

Thẻ mã số thuế cá nhân bị mất hoặc rách nát

1) Đơn đề nghị cấp lại Thẻ mã số thuế cá nhân (Trong đơn phải ghi rõ: mã số thuế, họ tên, số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu).

– Bộ phận “một cửa” tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý.

5 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận được đầy đủ hồ sơ.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế

IV. HỖ TRỢ VỀ ĐĂNG KÝ THUẾ:

Các tổ chức, cá nhân được cấp phát tờ khai đăng ký thuế và tư vấn miễn phí tại các địa điểm đăng ký thuế.

Các thông tin về mã số thuế, đăng ký thuế được đăng tải đầy đủ tại website ngành Thuế theo địa chỉ : http://www.gdt.gov.vn

Các tổ chức, cá nhân cũng có thể liên hệ với bộ phận tư vấn hỗ trợ người nộp thuế tại các cơ quan thuế theo địa chỉ và số điện thoại sau tại Phụ lục 3.

V. XỬ LÝ VI PHẠM VỀ ĐĂNG KÝ THUẾ

STT

HÀNH VI VI PHẠM

MỨC PHẠT

1

Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 10 đến 20 ngày

a) Vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai và có tình tiết giảm nhẹ

Phạt cảnh cáo

b) Phạt tiền mức phạt trung bình

550.000 đồng

c) Phạt tiền có tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tối thiểu

100.000 đồng

d) Phạt tiền có tình tiết tăng nặng, mức phạt tối đa

1.000.000 đồng

2

Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày trở lên

a) Phạt tiền mức phạt trung bình

1.100.000 đồng

b) Phạt tiền có tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tối thiểu

200.000 đồng

c) Phạt tiền có tình tiết tăng nặng, mức phạt tối đa

2.000.000 đồng

3

Không nộp hồ sơ đăng ký thuế

a) Vi phạm không có tình tiết tăng nặng

Phạt tiền bằng 1 lần số tiền thuế trốn

b) Vi phạm có tình tiết tăng nặng

Phạt tiền bằng 1,5 lần số tiền thuế trốn

(Xem Phụ lục và Mẫu tờ khai trong phần Tải xuống)

Nguồn: TỔNG CỤC THUẾ