Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.0191

Trong công văn số 1185/SLĐTBXH-VLATLĐ ngày 16/04/2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc rà soát, báo cáo đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 thuộc diện được hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/04/2020 của Chính Phủ có nêu rõ:

1. Công văn số 1185/SLĐTBXH-VLATLĐ ngày 16/04/2020

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 1185/SLĐTBVXH-VLATLĐ

Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2020

Trong thời gian chờ các Bộ, ngành Trung ương có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ, để kip thời triển khai chính sách hỗ trợ cho các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở Lao động-Thương bình và Xã hội đề nghị Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã phối hợp triển khai thực hiện rà soát, báo cáo số liệu các đối tượng như sau:

1. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà nội, Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc chỉ đạo rà soát, thống kê các đối tượng lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động thuộc địa bàn quản lý (theo phụ biểu số 01); Tổng hợp rà soát thống kê lao động của các doanh nghiệp (theo phụ biểu số 02).

2. UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội; các phòng, ban, ngành liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn:

– Rà soát lập danh sách: Đối tượng bảo trợ xã hội (theo phụ biểu số 03); Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo phụ biểu số 04); ’

– Triển khai tới các xã, phường, thị trấn rà soát lập danh sách Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, thân nhân người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hàng tháng (theo phụ biểu số 05); Tổng hợp kết quả rà soát (theo phụ biểu số 06);

– Triển khai rà soát, thống kê các đối tượng lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn quản lý (theo phụ biểu số 01); Tổng hợp số liệu rà soát, thống kê các đối tượng lao động của các doanh nghiệp (theo phụ biểu số 02);

– Rà soát, thống kê, tổng hợp các đối tượng lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm trên địa bàn (theo phụ biểu so 07).

* Lưu ý khi rà soát, báo cáo: Trường hợp đối tượng thuộc diện được hưởng từ 02 chính sách hỗ trợ trở lên theo quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/04/2020 thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.

Kết quả tổng hợp báo cáo bằng văn bản, kèm theo các phụ biểu: các quận, huyện, thị xã phụ biểu số 02, 03, 04, 05, 07; Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc phụ biểu số 02, gửi về Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Hà Nội (qua phòng Việc làm – An toàn lao động), địa chỉ: 75 Nguyễn Chị Thanh, Đống Đa, Hà Nội,bản mềm gửi qua thư diện tử: pvlatld _[email protected] để kịp thời tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội; Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hoà lạc; UBND các quận, huyện, thị xã quan tâm chỉ đạo, khẩn trương triển khai thực hiện./.

Nơi nhận:

KT. GIÁM ĐỐC

Phó Giám Đốc

Như trên;

UBND Thành phố (b/cao);

Ban Gíam đốc Sở;

Các phòng: VPS, NCC, BTXH, LDTLBHXH, VL-ATLD; KHTC

Phòng LDTB&XH cac Q,H,TX;Lưu: VT, VLATLD.

HOÀNG THÀNH THÁI

2. Phụ biểu số 01 dành cho các doanh nghiệp

Phụ biểu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU BÁO CÁO

Rà soát, thống kê lao động tại Doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên doanh nghiệp/đơn vị:………………………………………………………………

Địa chỉ:……………………………..Email:…………………………….; Số điện thoại liên hệ:………..

2. Ngày thành lập doanh nghiệp/đơn vị:…………………………………………………..

3. Mã số đăng ký kinh doanh: …………………………………………………..………..

4. Loại hình doanh nghiệp (đánh dấu x vào ô trống):

– DN nhà nước – DN ngoài nhà nước -DN có vốn đầu tư nước ngoài

– Hợp tác xã – Hộ kinh doanh cá thể

5. Ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính:…..………………………………………

6. Tổng số lao động tại thời điểm ngày 01/02/2020:…………………..người

II. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG DO DỊCH COVID-19

1. Số lao động tạm hoãn HĐLĐ không hưởng lương hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Đơn vị tính: Người

STT

Nôi dung

Tháng 4

Tháng 5

(Dự kiến)

Tháng 6

(Dự kiến)

1

Số lao động tạm hoãn HĐLĐ không hưởng lương

2

Số lao động tạm thời nghỉ việc không hưởng lương

Tổng cộng

Lưu ý: Chỉ thống kê đối tượng tạm hoãn HĐLĐ không hưởng lương hoặc nghỉ việc không hưởng lương khi có đủ điều kiện sau:

– Thời gian tạm hoãn, nghỉ không lương trong thời hạn của HĐLĐ, từ 01 liên tục trở lên tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn, nghỉ việc không lương từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 31/5/2020;

– Có văn bản thoả thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19;

– Đang tham gia BHXH bắt buộc đến trước thời điểm tạm hoãn hoặc nghỉ việc không hưởng lương.

2. Người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đơn vị tính: Người

STT

Nôi dung

Tháng 4

Tháng 5

(Dự kiến)

Tháng 6

(Dự kiến)

1

Số lao động tham gia BHXH bắt buộc dưới 3 tháng bị chấm dứt HĐLĐ

2

Số lao động tham gia BHTN dưới 12 tháng bị chấm dứt HĐLĐ

Tổng cộng

Lưu ý: Chỉ thống kê các trường hợp đã ký kết HĐLĐ hoặc HĐLV trước thời điểm 01/4/2020, đang tham gia BHXH bắt buộc và chấm dứt trong khoảng thời gian từ 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020 không bao gồm các trường hợp: NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV trái pháp luật; NLĐ hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

….., ngày……..tháng……..năm 2020

Đại diện doanh nghiệp

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

3. Phụ biểu số 02 dành cho các doanh nghiệp

Phụ biểu số 02

BIỂU TỔNG HỢP

KẾT QUẢ RÀ SOÁT THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BỊ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID -19
(Kèm theo Công văn …..ngày …… của UBND …………)
Đơn vị tính: người
STT Tên Doanh Nghiệp Địa chỉ, Điện thoại Ngành nghề SXKD chính Tổng số lao động tại thời điểm 01/02/2020 Số lao động tham gia BHXH bắt buộc dưới 03 tháng bị chấm dứt HĐLĐ Số lao động tham gia BNTH dưới 12 tháng bị chấm dứt HĐLĐ Số lao động tham gia tạm hoãn HĐLĐ không hưởng lương Số lao động nghỉ việc không hưởng lương
Tháng 04 Tháng 05 (dự kiến) Tháng 06 (dự kiến) Tháng 04 Tháng 05 (dự kiến) Tháng 06 (dự kiến) Tháng 04 Tháng 05 (dự kiến) Tháng 06 (dự kiến) Tháng 04 Tháng 05 (dự kiến) Tháng 06 (dự kiến)
Tổng

Như vậy, để việc hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp được kịp thời, chính xác thì các doanh nghiệp khẩn trương rà soát, thống kê, báo cáo lao động tại doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid 19 (Phụ biểu 1 và phụ biểu 2 trên đây) gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội theo đường Bưu chính và gửi bản mềm qua hòm thư điện tử: pvlatld _[email protected]

4. Điều kiện người lao động được hưởng trợ cấp

– HĐLĐ hoặc HĐLV đã ký kết trước thời điểm 01/04/2020, đang tham gia BHXH bắt buộc và chấm dứt trong khoảng thời gian từ 01/04/2020 đến hết 30/06/2020 trừ trường hợp:

+) NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV trái pháp luật

+) NLĐ hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng

– Chỉ thống kê đối tượng tạm hoãn HĐLĐ không hưởng lương hoặc nghỉ việc không hưởng lương khi có đủ điều kiện sau:

+) Thời gian tạm hoãn, nghỉ không lương trong thời hạn của HĐLĐ, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01/04/2020 đến hết ngày 30/06/2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn, nghỉ việc không lương từ ngày 01/04/2020 đến hết ngày 31/05/2020;

+) Có văn bản thoả thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19;

+) Đang tham gia BHXH bắt buộc đến trước thời điểm tạm hoãn hoặc nghỉ việc không lương.

5. Mức hưởng trợ cấp của người lao động

Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đã lan rộng và bùng phát tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, ảnh hưng lớn đến nn kinh tế toàn cầu và các nước, đối tác lớn của nước ta. trong nước, dịch Covid-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xut hoặc sản xuất cầm chừng làm gia tăng thất nghiệp, mất việc làm trong ngn hạn và tình hình có thphức tạp hơn nếu dịch bệnh kéo dài.

Nhằm chia sẻ khó khăn, bo đảm cuộc sống của người lao động cả nước, góp phần n định xã hội, Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính Phủ quy định về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó thì:

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng.

Như vậy, mức hưởng của người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi đối với nội dung có liên quan đến vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa dịch Covid. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group