I . CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN CẦN BIẾT ĐỂ KÊ KHAI THU NỘP PHÍ, LỆ PHÍ:
1. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
2. Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 về Phí và lệ phí.
3. Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.
4. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
5. Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí.
6. Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.
7. Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí.
8. Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
90. Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
10. Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định vềviệc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.
11. Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.
12.Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
Luật sư tư vấn luật thuế qua điện thoạigọi: 1900.0191
II . CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng chịu phí:
Bao gồm các loại phí, lệ phí được quy định tại Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí.
2. Mẫu tờ khai:
Tờ khai phí, lệ phí theo mẫu số 01/PHLP, Tờ khai quyết toán phí, lệ phí năm theo mẫu số 02/PHLP ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.
3. Hồ sơ khai phí, lệ phí :
Hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo tháng là “Tờ khai thu nộp phí, lệ phí theo mẫu số 01/PHLP
Hồ sơ khai quyết toán phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước năm là Tờ khai quyết toán phí, lệ phí năm theo mẫu số 02/PHLP.
4. Tờ khai hợp lệ: Tờ khai gửi đến cơ quan thuế được coi là hợp lệ khi:
– Tờ khai được lập đúng mẫu quy định.
– Có ghi đầy đủ các thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại… của Người kê khai phí, lệ phí.
– Được người đại diện theo pháp luật của Người kê khai phí, lệ phí ký tên và đóng dấu vào cuối của tờ khai.
5. Thời hạn kê khai, nộp hồ sơ kê khai:
– Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ phí, lệ phí đối với hồ sơ khai phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo tháng.
– Chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán phí, lệ phí năm.
6. Trách nhiệm pháp lý của Người khai phí, lệ phí đối với việc kê khai
Người khai phí, lệ phí chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc lập tờ khai phí, lệ phí. Trường hợp cơ quan thuế qua công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện các số liệu trên tờ khai là không trung thực, không chính xác, Người khai phí, lệ phí sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
III . HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI.
1. Nguyên tắc chung.
Người khai phí, lệ phí phải ghi đầy đủ các thông tin của kỳ kê khai phí, lệ phí (tháng) và các thông tin đã đăng ký thuế với cơ quan thuế theo hướng dẫn sau.
– [01] Kỳ tính thuế : kê khai cho kỳ kê khai nào (tháng, năm)
– [02] Người nộp thuế: Người khai phí, lệ phí phải ghi chính xác tên như tên đã đăng ký trong tờ khai đăng ký thuế.
– [03] Mã số thuế: Ghi mã số thuế được cơ quan thuế cấp khi đăng ký nộp thuế.
– [04],[05],[06] Địa chỉ, Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố: Ghi rõ số nhà, tổ, đường phố, Quận/Huyện, tỉnh/Thành phố theo địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.
– [07],[08],[09] Điện thoại, Fax, Email: Ghi số điện thoại, Fax, Email của Người khai phí, lệ phí để cơ quan thuế có thể liên lạc khi cần thiết.
Nếu có sự thay đổi các thông tin từ mã số [01] đến mã số [09], Người lhia phí, lệ phí phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo quy định hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.
2. Tờ khai thu nộp phí, lệ phí:
* (Mẫu số 01/PHLP)
Cột số (2): Tên loại phí, lệ phí
Người nộp phí, lệ phí ghi từng loại phí, lệ phí thu nộp vào cột này, mỗi loại phí, lệ phí được kê vào một dòng của tờ khai.
Cột số (3): Mục thu
Được căn cứ theo từng loại phí, lệ phí theo quy định trong hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.
Cột số (4): Tiểu mục thu
Số liệu ghi vào cột này là tiểu mục chi tiết của từng loại mục thu.
Cột số (5): Số tiền phí, lệ phí thu được
Số liệu ghi vào cột này được căn cứ vào số tiền thu được của từng loại phí, lệ phí.
Cột số (6): Tỷ lệ trích sử dụng theo chế độ (%)
Số liệu ghi vào cột này tỷ lệ (%) trích sử dụng mà nhà nước quy định đối với từng loại phí, lệ phí
Cột số (7): Số tiền phí, lệ phí trích sử dụng theo chế độ
Số liệu ghi vào cột này là số tiền phí, lệ phí được trích lại để sử dụng theo quy định của Nhà nước đối với từng loại phí, lệ phí.
Cột số (8): Số tiền phí, lệ phí phải nộp NSNN
Số liệu ghi vào cột này được xác định đối với từng loại phí, lệ phí sau khi trừ đi phần trích lại để đơn vị sử dụng và quy định như sau:
Số tiền phí, lệ phí phải nộp NSNN |
= |
Số tiền phí, lệ phí thu được |
– |
Số tiền phí, lệ phí trích sử dụng theo chế độ |
* Mẫu số 02/PHLP cách kê khai như mẫu 01/PHLP nhưng số liệu ghi vào các cột số (5), (6), (7) là số thực tế phát sinh trong năm./.
IV. HƯỠNG DẪN NỘP PHÍ, LỆ PHÍ:
1. Thời hạn nộp phí, lệ phí:
Người nộp phí, lệ phí có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước.
Trường hợp người nộp phí, lệ phí tính phí, lệ phí, thời hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai phí, lệ phí.
2. Nơi nộp phí, lệ phí:
Người nộp phí, lệ phí nộp tại một trong các điểm sau:
– Tại Kho bạc Nhà nước;
– Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai phí, lệ phí;
– Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu phí, lệ phí;
– Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ thu tiền thuế, bảo đảm cho người nộp thuế nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước thuận lợi và kịp thời.
3. Xác định ngày nộp phí, lệ phí:
Ngày đã nộp phí, lệ phí là ngày:
– Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng chuyển khoản trong trường hợp nộp thuế bằng chuyển khoản.
– Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế hoặc tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế xác nhận việc thu tiền trên chứng từ thu thuế bằng tiền mặt.
4. Thủ tục nộp phí, lệ phí:
Người nộp phí, lệ phí có thể nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, cơ quan thuế cấp chứng từ và hướng dẫn cách lập chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước cho người nộp phí, lệ phí đối với từng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản. Người nộp phí, lệ phí phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền phí, lệ phí do Bộ Tài chính quy định.
5. Mục lục ngân sách:
Số tiền phí, lệ phí nộp vào Kho bạc nhà nước được hạch toán vào chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo quy định trong Hệ thống mục lục NSNN.
6. Cách ghi giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước:
6.1 Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt (mẫu số C1-02/NS):
a) Dòng số CMND : Bỏ trống không ghi .
b) Dòng Đối tượng nộp tiền ; địa chỉ : Ghi đầy đủ tên, địa chỉ, mã số (nếu có) của đối tượng đi nộp tiền
c) Dòng Đối tượng nộp thuế :Ghi đầy đủ tên, mã số thuế của Người nộp thuế.
d) Dòng Nộp NSNN tại KBNN…, tỉnh, thành phố…: Ghi rõ tên KBNN và tên tỉnh, thành phố nơi Người nộp thuế nộp tiền thuế vào NSNN
e) Dòng Cơ quan quản lý thu: Ghi tên Cơ quan thu trực tiếp quản lý người nộp thuế.
f) Dòng “Theo thông báo thu (hoặc tờ khai thuế) về …tháng…năm… »:Ghi rõ Tờ khai thu nộp phí, lệ phí tháng nào.
g) Phần “nội dung các khoản nộp ngân sách”: Ghi chi tiết theo từng loại phí, lệ phí.
h) Chương, Loại, Khoản, Mục, tiểu mục : Ghi theo chương , loại , khoản, mục , tiểu mục tương ứng của Người nộp thuế quy định tại Hệ thống mực lục ngân sách nhà nước .
i) kỳ thuế : ghi rõ nộp cho tháng nào
k) Số tiền thuế : Ghi theo số tiền trên tờ khai người nộp thuế tự khai.
6.2 Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản (mẫu số C1-03/NS):
a) Các mục ‘ Đối tượng nộp tiền’, ‘Số CMND)’ ; ‘Địa chỉ’ ; ‘Đối tượng nộp thuế’ ; ‘ Mã số thuế’ ghi giống như giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt.
b) Dòng “Đề nghị Ngân hàng (KBNN)… trích TK số…”: Ghi rõ tên Ngân hàng hoặc KBNN phục vụ đối tượng nộp, số tài khoản của đối tượng nộp.
c) Dòng “Để nộp vào NSNN, tài khoản số… của KBNN…”: Ghi rõ số tài khoản thu NSNN (TK 741) của KBNN…
d) Dòng “Tại Ngân hàng (KBNN)…”: Ghi rõ tên KBNN nơi thực hiện thu NSNN.
e) Phần “nội dung các khoản nộp ngân sách”: Ghi rõ nội dung nộp phí, lệ phí.
f) Chương, Loại, Khoản, Mục, tiểu mục : Ghi như giấy nộp tiền bằng tiền mặt.
g) Số tiền thuế : Ghi theo số tiền trên tờ khai thu nộp phí, lệ phí.
V. Các hình thức xử phạt của cơ quan thuế đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về phí, lệ phí của Người nộp phí, lệ phí:
1. Hình thức xử phạt và mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký, kê khai việc thu, nộp phí, lệ phí:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu (nộp chậm so với thời hạn từ 5 ngày đến 20 ngày làm việc)
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đăng ký, kê khai với cơ quan quản lý nhà nước chậm so với thời hạn quy định từ 5 ngày đến trên 20 ngày làm việc. Nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
– Phạt tiền 750.000 đồng đối với hành vi khai không đúng, khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai hay trong tài liệu kế toán để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước. Nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân có hành vi không đăng ký, kê khai thu, nộp phí, lệ phí với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định còn bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề, hoạt động theo quy định của pháp luật; tịch thu tang vật, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính theo quy định của khoản 2, Điều 8 Nghị định 106/2003/NĐ-CP.
– Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức có hành vi đăng ký, kê khai chậm trên 20 ngày làm việc hoặc kê khai không đúng, không đủ các khoản mục quy định trên tờ khai còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 3 điều 8 Nghị định 106/2003/NĐ-CP.
2. Xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ phí, lệ phí nhưng không thuộc trường hợp xác định là khai thiếu phí, lệ phí, trốn phí, lệ phí, gian lận về phí, lệ phí thì tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 550.000 đồng đến 1.100.000 đồng.
4. Mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền phí, lệ phí là 0,05% số tiền chậm nộp trên mỗi ngày chậm nộp.
5. Mức xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền phí, lệ phí phải nộp là 10% tính trên số tiền phí, lệ phí khai thiếu.
6. Mức xử phạt đối với hành vi trốn phí, lệ phí, gian lận phí, lệ phí: Người nộp thuế có hành vi trốn phí, lệ phí, gian lận phí thì phải nộp đủ số tiền phí, lệ phí trốn, số tiền phí, lệ phí gian lận, ngoài ra tuỳ theo hành vi vi phạm còn bị phạt từ 1 đến 3 lần tính trên số tiền phí, lệ phí trốn, số tiền phí, lệ phí gian lận.
Để biết các mức phạt cụ thể, Người nộp thuế có thể tham khảo thêm Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí và Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định vềviệc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí./.
(Xem Mẫu số: 01/PHLP; 02/PHLP Ban hành kèm theo Thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/07/2007 của Bộ Tài chính_trong phần Tải xuống)
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP
Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật, gọi: 1900.0191
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
PHÒNG KẾ TOÁN – CÔNG TY LUẬT LVN GROUP