I . CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN CẦN BIẾT ĐỂ KÊ KHAI PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

1. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

2. Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 về Phí và lệ phí.

3. Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

4. Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí.

5. Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.

6. Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí.

7. Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 9/11/2005 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

8. Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.

9. Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.

10. Thông tư số 105/2005/TT-BTC ngày 30/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 9/11/2005 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

11. Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

12.Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

13. Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định vềviệc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.

 

.Hướng dẫn khai thuế, nộp Phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

II . CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1.Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường:

Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản là: Đá, tràng thạch, sỏi, sét, thạch cao, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên và sa khoáng titan (ilmenet).

2. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường:

Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản nêu trên.

3. Mẫu tờ khai

Tờ khai phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với cơ sở khai thác khoáng sản theo mẫu số 01/BVMT ban hành kèm theo Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính.

Tờ khai phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với cơ sở thu mua khoáng sản nộp phí thay người khai thác theo mẫu số 02/BVMT ban hành kèm theo Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính .

4. Hồ sơ kê khai:

Hồ sơ kê khai phí bảo vệ môi trường là Tờ khai phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với cơ sở khai thác khoáng sản theo mẫu số 01/BVMT và Tờ khai phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với cơ sở thu mua khoáng sản nộp phí thay người khai thác theo mẫu số 02/BVMT.

5.Tờ khai hợp lệ: Tờ khai gửi đến cơ quan thuế được coi là hợp lệ khi:

– Tờ khai được lập đúng mẫu quy định.

– Có ghi đầy đủ các thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại… của cơ sở kinh doanh.

– Được người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên và đóng dấu vào cuối của tờ khai.

6. Nơi nộp hồ sơ kê khai:

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp hồ sơ kê khai tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Tổ chức, cá nhân thu mua gom khoáng sản đăng ký nộp thay người khai thác thì nộp hồ sơ kê khai với chi cục thuế quản lý nơi có khoáng sản khai thác.

7. Thời hạn kê khai, nộp hồ sơ khai thuế:

Phí bảo vệ môi trường là loại kê khai theo tháng.

Thời hạn nộp hồ sơ kê khai tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ phí bảo vệ môi trường.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

8. Trách nhiệm pháp lý của cơ sở kinh doanh đối với việc kê khai

Người nộp phí bảo vệ môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc lập tờ khai phí bảo vệ môi trường. Trường hợp cơ quan thuế qua công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện các số liệu trên tờ khai là không trung thực, không chính xác, Người nộp phí bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

III . HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI.

1.Nguyên tắc chung:

Người nộp phí bảo vệ môi trường phải ghi đầy đủ các thông tin của kỳ kê khai phí (tháng) và các thông tin đã đăng ký thuế với cơ quan thuế theo hướng dẫn sau.

– [01] Kỳ tính thuế : kê khai cho kỳ kê khai nào (tháng)

– [02] Người nộp thuế: Người nộp phí phải ghi chính xác tên như tên đã đăng ký trong tờ khai đăng ký thuế.

– [03] Mã số thuế: Ghi mã số thuế được cơ quan thuế cấp khi đăng ký nộp thuế.

– [04],[05],[06] Địa chỉ, Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố: Ghi rõ số nhà, tổ, đường phố, Quận/Huyện, tỉnh/Thành phố theo địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.

– [07],[08],[09] Điện thoại, Fax, Email: Ghi số điện thoại, Fax, Email của Người nộp thuế để cơ quan thuế có thể liên lạc khi cần thiết.

Nếu có sự thay đổi các thông tin từ mã số [01] đến mã số [09], Người nộp phí phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo quy định hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.

2. Tờ khai phí bảo vệ môi trường:

* (Mẫu số 01/BVMT)

Cột số (1): Số thứ tự từng loại khoáng sản

Cột số (2): Tên loại khoáng sản: Người nộp phí tính phí theo từng loại khoáng sản, với từng mức phí theo quy định hiện hành. Mỗi loại khoáng sản với mức thu phí riêng được kê khai vào một dòng của tờ khai.

Cột số (3): Đơn vị tính: Được căn cứ vào đơn vị tính của từng loại khoáng sản khai thác theo tấn, m3

Cột số (4): Số lượng khoáng sản khai thác: Số liệu ghi vào cột này là số lượng khoáng sản khai thác thực tế trong kỳ nộp phí, không phân biệt mục đích khai thác (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp theo…) và công nghệ khai thác (thủ công, cơ giới) hoặc vùng, miền, điều kiện khai thác (vùng núi, trung du, đồng bằng, điều kiện khai thác khó khăn, phức tạp…).

Cột số (5): Mức phí : Số liệu ghi vào cột này được căn cứ vào mức thu tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác trong kỳ theo quy định tại Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 9/11/2005 của Chính phủ (có biểu đính kèm)

Cột số (6): Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phát sinh trong kỳ:

Số liệu ghi vào cột này được xác định đối với loại khoáng sản do nhà nước quy định như sau:

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ

=

Số lượng từng loại khoáng sản khai thác trong kỳ

(Tấn hoặc m3)

x

Mức thu tương ứng

(đồng/tấn hoặc m3)

(Mẫu số 02/BVMT) cách kê khai như mẫu 01/BVM

Ví dụ: Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng A có trụ sở chính tại Thị xã Y, tỉnh K. Theo báo cáo tháng 6 năm 2007 Công ty khai thác được 1.200 m3 đá để sản xuất xi măng, 500m3 cát vàng và 300 m3 sỏi.

Công ty kê khai Tờ khai phí bảo vệ môi trường theo mẫu tờ khai số 01/BVMT nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Từ mã số [01] cho đến [09] công ty kê khai đầy đủ như hướng dẫn trên

Đơn vị tính: đồng

 

 

STT

Tên loại

khoáng sản

Số lượng

khoáng sản

khai thác

 

 

 

Mức phí

Phí BVMT đối với khai thác KS phát sinh trong kỳ

Đơn vị tính

Số lượng

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Đá làm xi măng

m3

1.000

2.000

2.000.000

2

Cát vàng

m3

500

2.000

1.000.000

3

Sỏi

m3

300

4.000

1.200.000

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

4.200.000

Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp vào NSNN trong kỳ này là Bốn triệu hai trăm ngàn đồng chẵn.

Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai./.

Ngày tháng năm

Người nộp thuế (ký tên, đóng dấu)

 

IV. HƯỠNG DẪN NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯÒNG:

1. Thời hạn nộp phí bảo vệ môi trường:

Phí BVMT là loại phí do người nộp phí tự tính tự nộp. Thời hạn nộp tiền phí BVMT vào ngân sách nhà nước của tháng chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ phí. Người nộp phí có nghĩa vụ nộp phí đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước.

2. Nơi nộp phí:

Người nộp phí bảo vệ môi trường nộp tại một trong các điểm sau:

– Tại Kho bạc Nhà nước;

– Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai phí;

– Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu phí;

– Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ thu tiền phí, bảo đảm cho người nộp phí nộp tiền phí vào Ngân sách Nhà nước thuận lợi và kịp thời.

3. Xác định ngày nộp phí BVMT:

Nếu Người nộp phí bảo vệ môi trường bằng chuyển khoản qua ngân hàng, tổ chức tín dụng khác thì ngày nộp phí bảo vệ môi trường vào Ngân sách nhà nước được xác định là ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ký nhận trên giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước

Nếu Người nộp phí nộp bằng tiền mặt thì ngày nộp phí là ngày cơ quan kho bạc nhận tiền.

4. Thủ tục nộp:

Người nộp phí có thể nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Cơ quan thuế cấp chứng từ và hướng dẫn cách lập chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước cho người nộp phí đối với từng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản. Người nộp phí phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền do Bộ Tài chính quy định.

5. Mục lục ngân sách:

Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản là loại phí thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường. Số tiền phí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường nộp vào Kho bạc nhà nước được hạch toán vào chương, loại, khoản tương ứng, mục 042, tiểu mục 04.

6. Cách ghi giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước:

6.1 Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt (mẫu số C1-02/NS) :

a) Dòng số CMND : Bỏ trống không ghi .

b) Dòng Đối tượng nộp tiền ; địa chỉ : Ghi đầy đủ tên, địa chỉ, mã số (nếu có) của đối tượng đi nộp tiền.

c) Dòng Đối tượng nộp thuế :Ghi đầy đủ tên, mã số thuế của Người nộp thuế.

d) Dòng Nộp NSNN tại KBNN…, tỉnh, thành phố…: Ghi rõ tên KBNN và tên tỉnh, thành phố nơi Người nộp thuế nộp tiền vào NSNN

e) Dòng Cơ quan quản lý thu: Ghi rõ tên Cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế đối với trường hợp khai thác khoáng sản hoặc Chi cục thuế địa phương nơi có khoáng sản khai thác đối với trường hợp người nộp thuế thu mua gom.

f) Dòng “Theo thông báo thu (hoặc tờ khai thuế) về…tháng…năm… »:Ghi rõ Tờ khai phí bảo vệ môi trường tháng nào.

g) Phần “nội dung các khoản nộp ngân sách”: Ghi rõ nội dung nộp phí BVMT.

h) Chương, Loại, Khoản, Mục, tiểu mục : Ghi theo chương , loại , khoản tương ứng của Người nộp thuế, mục 042, tiểu mục 04.

i) Số tiền thuế : Ghi theo số tiền trên tờ khai người nộp thuế tự khai.

6.2 Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản (mẫu số C1-03/NS):

a) Các mục ‘ Đối tượng nộp tiền’, ‘Số CMND)’ ; ‘Địa chỉ’ ; ‘Đối tượng nộp thuế’ ; ‘ Mã số thuế’ ghi giống như giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt.

b) Dòng “Đề nghị Ngân hàng (KBNN)… trích TK số…”: Ghi rõ tên Ngân hàng hoặc KBNN phục vụ đối tượng nộp, số tài khoản của đối tượng nộp.

c) Dòng “Để nộp vào NSNN, tài khoản số… của KBNN…”: Ghi rõ số tài khoản thu NSNN (TK 741) của KBNN…

d) Dòng “Tại Ngân hàng (KBNN)…”: Ghi rõ tên KBNN nơi thực hiện thu NSNN.

e) Phần “nội dung các khoản nộp ngân sách”: Ghi rõ nội dung nộp phí BVMT.

f) Chương, Loại, Khoản, Mục, tiểu mục : Ghi như giấy nộp tiền bằng tiền mặt.

g) Số tiền thuế : Ghi theo số tiền trên tờ khai phí BVMT.

V. Các hình thức xử phạt của cơ quan thuế đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế của Người nộp thuế:

1. Hình thức xử phạt và mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký, kê khai việc thu, nộp phí BVMT:

– Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu (nộp chậm so với thời hạn từ 5 ngày đến 20 ngày làm việc)

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đăng ký, kê khai với cơ quan quản lý nhà nước chậm so với thời hạn quy định từ 5 ngày đến trên 20 ngày làm việc. Nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

– Phạt tiền 750.000 đồng đối với hành vi khai không đúng, khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai hay trong tài liệu kế toán để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước. Nếu có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

– Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân có hành vi không đăng ký, kê khai thu, nộp phí với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định còn bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề, hoạt động theo quy định của pháp luật; tịch thu tang vật, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, điều 8 Nghị định 106/2003/NĐ-CP.

– Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức có hành vi đăng ký, kê khai chậm trên 20 ngày làm việc hoặc kê khai không đúng, không đủ các khoản mục quy định trên tờ khai còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 3 điều 8 Nghị định 106/2003/NĐ-CP.

2. Xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ phí nhưng không thuộc trường hợp xác định là khai thiếu phí, trốn phí, gian lận về phí thì tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 550.000 đồng đến 1.100.000 đồng.

3. Mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền phí là 0,05% số tiền chậm nộp trên mỗi ngày chậm nộp.

5. Mức xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền phí phải nộp là 10% tính trên số tiền phí khai thiếu.

6. Mức xử phạt đối với hành vi trốn phí, gian lận phí: Người nộp thuế có hành vi trốn phí, gian lận phí thì phải nộp đủ số tiền phí trốn, số tiền phí gian lận, ngoài ra tuỳ theo hành vi vi phạm còn bị phạt từ 1 đến 3 lần tính trên số tiền phí trốn, số tiền phí gian lận.

Để biết các mức phạt cụ thể, Người nộp thuế có thể tham khảo thêm Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí và Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định vềviệc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí./.

Biểu mức thu phí BVMT

SốTT

 

Loại khoáng sản

 

Đơn vị tính

Mức thu

(đồng)

1

Đá:

m3

 

a

Đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng

m3

2.000

b

Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa…)

m3

50.000

2

Tràng thạch

m3

20.000

3

Sỏi

m3

4.000

4

Sét

Tấn

1.500

5

Thạch cao

Tấn

2.000

6

Cát:

 

 

a

Cát xây dựng (cát san lấp), cát vàng (cát xây tô)

m3

2.000

b

Cát thuỷ tinh

m3

5.000

7

Đất:

 

 

a

Đất để san lấp

m3

1.000

b

Đất làm cao lanh

m3

5.000

8

Than:

 

 

a

Than đá

Tấn

6.000

b

Than bùn

Tấn

2.000

9

Nước khoáng thiên nhiên

m3

2.000

0

Sa khoáng titan (ilmenit)

Tấn

30.000

Ghi chú: Theo hướng dẫn tại Công văn số 11674/BTC-CST ngày 22/9/2006 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn thực hiện thu phí bảo vệ môi trường thì:

1. “Đất làm gạch, ngói nung” được xếp vào loại “Sét” có mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản 1.500 đồng/tấn.

2. “Đất làm cao lanh” có mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản 5.000 đống/m3 là loại đất dùng để làm gốm sứ.

3. “Đất để san lấp” có mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản 1.000 đồng/m3 là đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình (không phân biệt là công trình sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt hay công cộng; công trình có vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước hay không thuộc ngân sách nhà nước …). Trường hợp đơn vị thực hiện việc đào đất để làm móng công trình, đào đất chỗ cao để đắp vào chỗ thấp trong cùng một công trình hoặc đào phá các móng đường, mặt đường, nền nhà nền nhà cũ để san lấp ngay trên cùng công trường đang thi công xây dựng thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản cho việc làm đất trong quá trình thi công.

4. “Sỏi” có mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản 4.000 đồng/m3 còn được gọi là cuội, sạn, được dùng làm vật liệu xây dựng, không chứa vàng, platin, đá quý và bán quý (thạch anh mỹ nghệ, saphia …).

(Xem Bảng biểu trong phần Tải xuống và phần Bảng biểu trong Thông tư 60)

NGUỒN: TỔNG CỤC THUẾ

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)