Doanh nghiệp trăn trở
Một số Doanh nghiệp đã cổ phần hóa (CPH) (đề nghị không nêu tên) cho biết: Về cách tính trợ cấp thôi việc của Thông tư 17/2009/TT- BLĐTBXH không khác cơ bản so cách tính cũ (Thông tư 21/2003/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 44/2003/NĐ- CP ngày 09/05/2003 của chính phủ về hợp đồng lao động). Cụ thể, khi người lao động thôi việc, cứ một năm làm việc của người lao động thì doanh nghiệp trợ cấp người lao động 0,5 tháng lương. Nếu người lao động làm việc có thời gian dưới 6 tháng thì tính tròn là 6 tháng, hưởng trợ cấp 0,25% của một tháng lương. Nếu làm việc trên 6 tháng tính tròn là 1 năm. Mức lương hưởng trợ cấp thôi việc là mức lương trung bình của 6 tháng cuối cùng liền kề khi hết hợp đồng lao động.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Tuy nhiên, điểm mới của Thông tư 17/2009/TT- BLĐTBXH là cách tính thời gian người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc. Nếu trước đây, người lao động được tính trợ cấp chia làm 2 thời gian: Thời gian khi Công ty chưa CPH tính một lần, và thời gian đã CPH tính một lần. Trong khi đó Thông tư 17/2009/TT- BLĐTBXH quy định thời gian tính trợ cấp thôi việc cho người lao động được tính từ ngày người lao động đó ký hợp đồng lao động tại công ty, cho đến khi người đó chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
Theo một số doanh nghiệp đã CPH, cách tính này làm cho mức chi trợ cấp thôi việc của doanh nghiệp tăng nhiều hơn khoảng 30% so cách tính cũ. Nếu tính theo cách cũ, doanh nghiệp sẽ chi ít tiền hơn do thứ nhất là lương thời kỳ trước thấp hơn và phần lớn thời gian làm việc của người lao động thời gian trước CPH dài hơn sau CPH.
Do phải tăng chi trợ cấp thôi việc, lại thêm doanh nghiệp vừa trải qua một giai đoạn làm ăn khá khó khăn, ngoài ra, thời gian gần đây dồn dập các khoản tăng chi đối với doanh nghiệp như tăng lương tối thiểu từ 1/7 vừa qua, và sắp tới là đợt tăng lương từ 1/1/2010… làm cho doanh nghiệp càng khó khăn hơn. Mặt khác, do được hưởng trợ cấp theo cách tính mới của Thông tư 17/2009/TT- BLĐTBXH khá cao, nên vô tình làm cho nhiều người lao động sẵn sàng nghỉ việc tại công ty này để… “nhảy việc”.
Một cán bộ phụ trách tiền lương của công ty may Sài Gòn 3 còn thắc mắc: Khoản 1 và khoản 2 của Điều 3 Thông tư 17/2009/TT- BLĐTBXH có sự mâu thuẫn về thời điểm áp dụng. Cụ thể khoản 1 thì ghi là “thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày từ ngày ký (ngày ký là 26/5/2009), tức là từ ngày 10/7 có hiệu lực. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 2 lại ghi: cách tính này áp dụng từ ngày 1/1/2009. Theo người cán bộ này, khoản 1 và 2 nêu trên thứ nhất là bất hợp lý vì Thông tư 17/2009/TT- BLĐTBXH ký ngày 26/5, nhưng hướng dẫn cách tính trợ cấp lại ngược về trước vào ngày 1/1/2009. Thứ 2 là có nhiều người lao động nghỉ việc trong năm 2009, nhưng nghỉ vào thời điểm trước khi thông tư 17/2009/TT- BLĐTBXH ban hành, tức là vào khoảng thời gian từ 1/1/2009 đến 26/5, và được tính trợ cấp thôi việc theo cách cũ (Thông tư 21/2003/TT- BLĐTBXH), sẽ đến công ty đòi thêm tiền theo cách tính mới.
Công đoàn đồng cảm
Ông Nguyễn Tầm Dương – Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương một mặt thì cho rằng cách tính trợ cấp thôi việc theo Thông tư 17/2009/TT- BLĐTBXH làm lợi cho người lao động. Tuy vậy, ông Dương cũng khẳng định: Tại Việt Nam chính sách về lương, trợ cấp, phụ cấp… chưa thực sự ổn định làm cho doanh nghiệp phải mệt mỏi làm lại sổ sách, tính toán lại thu chi. Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đã trả trợ cấp thôi việc dứt điểm trước khi CPH. Tuy nhiên, do nếu trả trợ cấp hết ngay khi chuyển sang CPH thì người lao động không còn trong danh sách lao động của công ty, và không được hưởng ưu đãi như được mua cổ phần giá ưu đãi nên một số công ty còn người lao động chưa nhận trợ cấp thôi việc của thời kỳ doanh nghiệp tư nhân. Nay những người lao động này thôi việc, công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho họ cả một thời gian dài, với mức lương bình quân hiện nay cao hơn nhiều so mức lương bình quân thời gian trước. Điều này sẽ thiệt thòi cho doanh nghiệp và cổ đông.
Ông Dương cũng thừa nhận thời điểm áp dụng của Thông tư 17/2009/TT- BLĐTBXH còn khó hiểu. Theo ông, khoản 2 Điều 2 nói cách tính áp dụng từ ngày 1/1/2009 có thể do chỉ tính trợ cấp thôi việc từ thời điểm này trở về trước, còn từ 1/1/2009 về sau người lao động đã có bảo hiểm thất nghiệp.
Thiết nghĩ, Nhà nước cần tính toán sao cho các quy định về lương, trợ cấp… có tính ổn định lâu dài. Mặt khác, các quy định thực hiện phải thật rõ ràng cụ thể để tránh hiểu nhầm, “lách” luật hưởng lợi.
Nguồn:Diễn đàn doanh nghiệp