NHÌN LẠI HƠN 10 NĂM THỰC HIỆN  PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG NĂM 1994    

Kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, hơn nửa thế kỷ qua nhân dân Việt Nam và các lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã tiến hành cuộc đấu tranh cực kỳ khó khăn, gian khổ và chịu nhiều đau khổ, hy sinh lập nên những chiến công vẻ vang trong cuộc chiến chống lại các thế lực xâm lược hùng mạnh để giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước, bảo vệ và xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Công lao to lớn ấy trước hết thuộc về các bậc anh hùng, nghĩa sĩ, các thế hệ tiền bối cha anh và lớp lớp các chiến sĩ cách mạng, các liệt sỹ, thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với nước đã cống hiến, hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7)gọi:  1900.0191

Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và “đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã không ngừng phấn đấu làm nhiều việc tốt trong lĩnh vực “đền ơn đáp nghĩa”, đối với những người có công với dân, với nước, nhằm chăm sóc thương binh, bệnh binh thân nhân gia đình liệt sỹ và những người có công với nước.

Đường lối, chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với những người có công với cách mạng từng thời kỳ và từng giai đoạn cụ thể nhằm góp phần giữ vững sự ổn định về chính trị – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp, tạo nên nét đẹp mới trong đời sống xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Hệ thống văn bản liên quan đến việc “đền ơn đáp nghĩa”, “chăm sóc người có công với cách mạng của Đảng và Nhà nước ta” kể từ khi nhân dân ta giành được chính quyền và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho đến nay, ngày càng được hoàn thiện. Đặc biệt là năm 1994 cùng với việc ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, ngày 29 tháng 8 năm 1994 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (sau đây viết gọn là Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 1994).

Việc ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công năm 1994, một lần nữa khẳng định Nhà nước và nhân dân ta luôn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ và những người có công với cách mạng và đã lãnh đạo toàn dân tổ chức thực hiện đầy đủ những quy định của Pháp lệnh và những văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nhằm đảm bảo cho những người có công với cách mạng có đời sống “ổn định về vật chất, vui vẻ về tinh thần” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn đối với việc chăm sóc những thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng.

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Thực hiện những quy định của Pháp lệnh liên quan đến những người có công với cách mạng trong những năm qua là đạo lý, tình cảm là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của mỗi một người dân Việt Nam. Sau khi Pháp lệnh, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của Chính phủ, của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, liên Bộ,… Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức đoàn thể, các Hội của quần chúng trong đó có Hội Cựu chiến binh Việt Nam… đã mở nhiều đợt tuyên truyền phổ biến rộng rãi và quán triệt thực hiện những quy định liên quan đến chế độ, chính sách người có công với cách mạng.

Trong Báo cáo Chính trị Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1996 khẳng định: “Tổ chức tốt việc thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công, đảm bảo cho người có công với đất nước và cách mạng có đời sống và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân ở nơi cư trú, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho con em những người có công với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh. Mở rộng phong trào đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ”.

Theo tinh thần của Báo cáo Chính trị tại Đại hội VIII của Đảng, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, cùng với cả nước, đồng bào các địa phương dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng từ trung ương đến địa phương, các Bộ, ngành, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chính quyền các cấp đã phát động nhiều phong trào nhằm thực hiện tốt những quy định của Pháp lệnh người có công, nhằm chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ với nhiều hình thức thiết thực như xây dựng nhà tình nghĩa, đón thương binh về làng, chăm sóc suốt đời các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tặng sổ tiết kiệm, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa; xây dựng, tu bổ các tượng đài, nghĩa trang liệt sỹ, các di tích lịch sử gắn liền các địa danh có chiến tích quan trọng trong các thời kỳ cách mạng của hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống Pháp và chống Mỹ trong phạm vi cả nước.

Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 1994 quy định các chế độ ưu đãi đối với:

1- Người hoạt động cách mạng trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945;

2- Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ;

3- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động;

4- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh;

5- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

6- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

7- Người có công giúp đỡ cách mạng.

Hơn 10 năm tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh người có công năm 1994 cho thấy chính sách ưu đãi đối với người có công đã nhanh chóng đi vào cuộc sống tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn về chính trị, kinh tế và xã hội, tạo nên sự đồng thuận, niềm tin giữa ý Đảng, lòng dân, góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị – xã hội và giữ vững an ninh, quốc phòng của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Cho đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cơ bản hoàn thành việc xác nhận, công nhận người có công với cách mạng trong các thời kỳ, với 15 diện hưởng trợ cấp ưu đãi thuộc các đối tượng người có công với cách mạng. Các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng ngày càng được mở rộng, mức trợ cấp của Nhà nước đối với người có công với cách mạng liên tục được điều chỉnh tăng theo mức phát triển kinh tế – xã hội của đất nước qua từng năm và mức sống trung bình của xã hội.

Cùng với sự trợ giúp của Ngân sách Nhà nước, phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển sâu rộng trong phạm vi cả nước, 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng được các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp nhận trách nhiệm phụng dưỡng suốt đời. Hầu hết các gia đình chính sách được hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa nhà ở; hàng chục nghìn gia đình chính sách được tặng sổ tiết kiệm, vườn cây, ao cá tình nghĩa; con, em người có công được hỗ trợ giáo dục, đào tạo và dạy nghề, tạo việc làm, nhận đỡ đầu.., trên 85% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi sinh sống. Hơn 6.000 nghĩa trang liệt sỹ, công trình tưởng niệm liệt sỹ được đầu tư tôn tạo nhằm tôn vinh liệt sỹ và truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Thực hiện những chế độ, chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 1994, tính đến nay cả nước có khoảng 08 triệu người được hưởng chế độ ưu đãi, chăm sóc, trong đó có khoảng 1,5 triệu người được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng và gần 4,5 triệu người hưởng chế độ trợ cấp một lần. Ngoài chế độ trợ cấp, người có công với cách mạng còn được hưởng chế độ ưu đãi xã hội khác như: chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ cải thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục – đào tạo, trong sản xuất, kinh doanh… Chỉ tính riêng việc thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa, hơn 10 năm qua cả nước đã thu được những kết quả to lớn, khơi dậy và phát huy truyền thống, đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hoá của nhân dân trong phạm vi cả nước. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trong hơn 10 năm qua đã tiếp nhận hơn 3.760 tỷ đồng để góp phần xây dựng mới 236.498 nhà tình nghĩa, sửa chữa 97.537 nhà với số tiền 2.251 tỷ đồng, Quỹ đã giúp hơn 300.000 gia đình chính sách có nhu cầu nhà ở ổn định; Quỹ tặng hơn 1.500 vườn cây tình nghĩa và hơn 200.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa cho những gia đình chính sách và tặng hàng trăm tỷ đồng góp phần vào việc phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng…

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng những người có công với cách mạng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đến nay các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân chăm sóc hơn 60.000 thân nhân liệt sỹ và đỡ đầu hơn 10.500 con thương binh, liệt sỹ đang học ở các trường Phổ thông trung học và Đại học. Hàng vạn thương binh, bệnh binh nặng ở các Trung tâm điều dưỡng được các gia đình, địa phương đón về nuôi dưỡng tại gia đình để họ có điều kiện gần gũi với người thân, góp phần nhanh chóng hồi phục sức khoẻ và vui vẻ về tinh thần. Hiện nay cả nước có khoảng 9.708 xã, phường được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố công nhận là xã, phường làm tốt công tác Thương binh, Liệt sỹ, đạt 89,1% bình quân cả nước. Trong đó nhiều tỉnh, thành phố đạt 100% xã, phường làm tốt công tác Thương binh, Liệt sỹ.

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” được tiến hành thực hiện rộng khắp trên phạm vi cả nước đã trở thành nguồn động viên to lớn về tinh thần cũng như vật chất đối với những người có công với cách mạng, tạo điều kiện và động viên những người có công với cách mạng và gia đình họ vươn lên, tự khắc phục những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, góp phần giáo dục thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về lòng tự hào và biết ơn những thế hệ cha, anh đã hy sinh xương máu làm nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp thống nhất đất nước trước đây, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thương binh tàn nhưng không phế”, hầu hết những thương binh, bệnh binh, những người người có công với cách mạng vượt lên trên những thương tật, bệnh tật, không chờ và ỷ lại những chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với họ, mà họ đã luôn phát huy bản chất của “Anh bộ đội cụ Hồ” vươn lên trong cuộc sống hàng ngày, hoàn thành nghĩa vụ của công dân trong thời kỳ đổi mới trên mọi lĩnh vực, ở thành thị cũng như nông thôn, ở miền xuôi cũng như miền ngược.

Nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà khoa học, nhà quản lý rất thành đạt, góp phần phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã, các trang trại…, để giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, văn hoá… trên phạm vi cả nước, làm tấm gương sáng cho mọi người và mọi thế hệ noi theo, được Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn vinh trong những năm qua trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

II. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LỆNH

Bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã trình bày ở trên, việc triển khai thực hiện Pháp lệnh trong những năm qua còn cho thấy một số vướng mắc, khó khăn như sau:

1. Về một số quy định và văn bản hướng dẫn thi hành

Trước hết là một số nội dung quy định của Pháp lệnh cũng như các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành còn những điểm quy định chưa phù hợp, chưa bao hàm tất cả những đối tượng người có công với cách mạng qua các thời kỳ, một số chế độ, chính sách cụ thể cũng chưa thật phù hợp và chậm sửa đổi so với tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta trong những năm qua, nhất là chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với bản thân cũng như thân nhân của những người có công, cũng như các chế độ chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ cải thiện về nhà ở, ưu đãi trong vấn đề giải quyết việc làm, trong sản xuất, kinh doanh… Một số thủ tục liên quan đến việc giải quyết các chế độ đối với người có công còn phức tạp, có khi còn gây phiền hà cho các đối tượng hưởng ưu đãi.

Ngoài ra một số quy định liên quan đến trách nhiệm của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp, một số nội dung liên quan đến thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cũng chưa phù hợp với tình hình thực tế, cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình của nước ta hiện nay trong việc thực hiện những chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

2. Về tổ chức thực hiện

Mặc dù đã có sự chỉ đạo và sự phối hợp rất chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong việc triển khai thực hiện những quy định của Pháp lệnh người có công năm 1994, nhưng do tính phức tạp, khó khăn của các thời kỳ cách mạng ở nước ta, cho nên việc xác nhận các đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ, chính sách theo Pháp lệnh đến nay vẫn chưa hoàn thành, tuy nhiên cho đến nay số tồn đọng không nhiều, việc tìm kiếm mộ liệt sỹ thất lạc tại các địa bàn rộng và phức tạp nên cũng chưa thể hoàn thành được ý nguyện của các gia đình có người hy sinh.

Việc thực hiện chế độ ưu đãi về đất ở, đất sản xuất, nhà ở, thuế, tín dụng, y tế, giáo dục – đào tạo, việc đóng góp sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa…, ở các địa phương có nhiều điểm khác nhau và chưa thống nhất. Đời sống của một số đối tượng chính sách ở những địa phương, vùng sâu, vùng xa… gặp rất nhiều khó khăn do trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn thấp. Việc xác nhận người có công với cách mạng ở một số địa phương còn xảy ra sai phạm, có nơi nghiêm trọng, nhiều vụ đã phải xử lý và xét xử theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra một số ít người có công bị lôi kéo hoặc tự mình lợi dụng danh nghĩa người có công đã có những hành vi vi phạm pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người có công với cách mạng gây dư luận không tốt trong xã hội, ảnh hưởng đến việc thực hiện những quy định về ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Tóm lại, hơn 10 năm thực hiện pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng tuy còn một số vướng mắc, khó khăn, hạn chế, thiếu sót nhưng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, đáp ứng được tình cảm, trách nhiệm của nhân dân đối với những người có công với cách mạng qua các thời kỳ, tạo nên sức mạnh tổng hợp về chính trị, kinh tế – xã hội, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc thực hiện pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng trong hơn 10 năm qua đã góp phần vào sự ổn định chính trị, xã hội, an ninh – quốc phòng, thực hiện đầy đủ, kịp thời chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước ta đối với những người có công với cách mạng, thực hiện tốt đạo lý của dân tộc ta “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, tôn vinh những người có công với nước, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta vì hoà bình, phát triển trong khu vực cũng như toàn thế giới.   

 

SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI PHÁP LỆNH

ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG NĂM 1994

QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG PHÁP LỆNH

ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG (SỬA ĐỔI)

            I. SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG NĂM 1994

Kể từ khi được ban hành, Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 1994 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo sức mạnh tổng hợp về chính trị, kinh tế và xã hội, sự đồng thuận giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân và bản thân người có công với cách mạng, cùng với Nhà nước chăm lo người có công vơí cách mạng, phát huy truyền thống đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” trong thời kỳ đổi mới của đất nước.

            Quá trình thực hiện Pháp lệnh, đời sống người có công được cải thiện một bước, góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới cua đất nước.

            Tuy  nhiên, qua hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 1994, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung các Điều 21, 22 và 23 liên quan đến một số chế độ ưu đãi với những người hoạt động kháng chiến và có công giúp đỡ cách mạng vào các năm 1998, 2000, 2001 nhưng vẫn còn một số tồn tại, bất hợp lý cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống như:

Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi chưa đầy đủ. Ngoài 13 đối tượng quy định trong Pháp lệnh còn đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học chưa được hưởng chế độ theo Pháp lệnh.

Điều kiện xác nhận người có công chưa thật phù hợp với từng thời kỳ cách mạng.

Một số chế độ ưu đãi chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là chế độ ưu đãi ngoài trợ cấp chưa cụ thể, rõ ràng, nên gây khó khăn, trở ngại cho việc hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng như ở địa phương như ưu đãi về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, kinh doanh, thuế, y tế, giáo dục- đào tạo…

Một số nội dung liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về ưu đãi người có công quy định chưa thật đầy đủ và rõ ràng, về thẩm quyền và trách nhiệm của bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp.

Một số nội dung liên quan đến việc xử lý những hành vi vi phạm hành chính chưa được quy định cụ thể.

Mặt khác, thời gian qua một số văn bản pháp luật mới ban hành hoặc được sửa đổi, bổ sung liên quan đến chính sách ưu đãi người có công với cách  mạng như Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật đất đai, Luật thi đua khen thưởng… Đặc biệt những năm qua tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước do công cuộc đổi mới của Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được nhiều thắng lợi, đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện đáng kể. Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ tám (khoá IX), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2004 bổ sung chế độ ưu đãi về trợ cấp mai táng phí, giáo dục và đào tạo. Những chế độ này đã vượt khuôn khổ quy định của pháp luật hiện  hành.

Do vậy cần phải sửa đổi, bổ sung chế độ ưu đãi đối với những người có công với cách mạng cho phù hợp, nhằm nâng cao mức sống và chăm sóc tốt hơn cho người có công với cách mạng. Việc xây dựng và ban hành Pháp lệnh người có công với cách mạng là một vấn đề có tính cấp thiết nhằm góp phần hoàn thiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng trong giai đoạn hiện nay.

Căn cứ vào Nghị quyết số 21/2003 – QH 11 kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XI, Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng nghiên cứu soạn thảo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi). Trong quá trình soạn thảo dự án Pháp lệnh, Bộ lao động thương binh và xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, Hội nghị ở Trung ương và các địa phương, lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà cách mạng lão thành, các đối tượng có công với nước… để tiếp thu và hoàn thiện dự án Pháp lệnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay đối với việc thực hiện các chế độ chính sách người có công với cách mạng.

Ngày 29 tháng 6 năm 2005 Uỷ ban th­ường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI đã thông qua Pháp lệnh ­ưu đãi ngư­ời có công với cách mạng, Pháp lệnh có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 (Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005). Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh ­ưu đãi ngư­ời hoạt động cách mạng, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, th­ương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, ng­ười có công giúp đỡ cách mạng đ­ược Uỷ ban th­ường vụ Quốc hội n­ước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 8 năm 1994 (Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 1994).

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG (SỬA ĐỔI)

Việc xây dựng Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) thể hiện những quan điểm chỉ đạo sau:

Thể chế hoá Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám (Khoá IX) về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó chỉ rõ mục tiêu cơ bản của chính sách ưu đãi xã hội đối với  người có công là “Bảo đảm mức sống trung bình của toàn xã hội”, chế độ ưu đãi đối với người có công ngoài trợ cấp phải góp phần thiết thực cải thiện, nâng cao đời sống của người có công và phải phù hợp với tăng trưởng kinh tế, tiến bộ với công bằng xã hội.

Thể chế hoá Điều 67 của Hiến pháp năm 1992 “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức  năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định. Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc”. Đồng thời để phù hợp và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là các luật khác có liên quan đến chính sách ưu đãi xã hội mới được Quốc hội ban hành như: Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự, Luật thi đua khen thưởng, Luật đất đai… Đồng thời thể chế hoá những quy định hiện hành của những văn bản dưới luật đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Để Pháp lệnh trở thành công cụ quản lý nhà nước có hiệu quả thì cần phải xác định rõ trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, các cấp trong việc thực hiện chính sách chế độ ưu đãi, trong đó có cả việc quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, các cấp trong việc thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và tiếp tục cụ thể hoá quan điểm xã hội hoá “Đền ơn đáp nghĩa” thực sự trở thành phong trào sâu rộng trong cả nước.

Bổ sung, sửa đổi toàn diện cả đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, chế độ ưu đãi phù hợp với từng thời kỳ lịch sử cách mạng, phù hợp với sự phát triển nền kinh tế, tài chính của đất nước.

Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, nâng cao vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức, cá nhân về tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trong thời kỳ mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

 

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LỆNH ­ƯU ĐÃI

NG­ƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG NĂM 2005

   Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 gồm 05 chương, 48 điều. Như vậy, về số lượng, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 có 15 điều nhiều hơn so với Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 1994.

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 có các phần sau:

   Ch­ương I. Những quy định chung, gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8) là những quy định chung nhất về đối tư­ợng, chế độ, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức kinh tế – xã hội, đơn vị lực l­ượng vũ trang trong việc chăm sóc ng­ười có công, về Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, về những hành vi bị nghiêm cấm.

   Ch­ương II. Điều kiện, tiêu chuẩn và các chế độ ư­u đãi, gồm 11 mục, 25 điều (từ Điều 9 đến Điều 33) quy định về đối tư­ợng, điều kiện, tiêu chuẩn và các chế độ đư­ợc hư­ởng của 11 đối t­ượng ng­ười có công với cách mạng theo Pháp lệnh này.

   Ch­ương III. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà n­ước về ­ưu đãi ngư­ời có công với cách mạng, gồm 8 điều (từ Điều 34 đến Điều 41), quy định trách nhiệm của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện quản lý nhà n­ước về ­ưu đãi ng­ười có công với cách mạng, trong đó có trách nhiệm cụ thể của một số bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chế độ, chính sách ­ưu đãi ngư­ời có công với cách mạng.

   Ch­ương IV. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm, gồm 04 điều (từ Điều 42 đến Điều 45) quy định về việc khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm chính sách, chế độ ­ưu đãi ng­ười có công với cách mạng.

   Ch­ương V. Điều khoản thi hành,gồm 03 điều (từ Điều 46 đến Điều 48) quy định về hiệu lực thi hành và trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh.

   Về nội dung, so với Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 1994, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 có những quy định mới sau đây:

a. Về đối tượng và phạm vi

Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi ở Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 gồm có 11 nhóm đối tượng là người có công với cách  mạng và thân nhân của người có công với cách mạng (Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 1994có 7 nhóm đối tượng). Trong đó, người hoạt động cách mạng trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được tách thành hai diện đối tượng là: người hoạt động cách mạng trước năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ  ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 để quy định chế độ ưu đãi cho phù hợp với từng đối tượng và quy định Bà mẹ Việt Nam anh hùng là đối tượng độc lập vì đã được quy định trong Pháp lệnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng và để phù hợp với những quy định của Luật thi đua khen thưởng.

Bổ sung đối tượng hưởng chế độ ưu đãi:

Thương binh loại B xác nhận trước ngày 31/12/1993 (Nghị định số 28/CP gọi là quân nhân bị tai nạn lao động).

Bệnh binh mất sức lao động từ 41%-60% được công nhận trước ngày 31/12/1994 (Nghị định số 28/CP gọi là quân nhân bị bệnh nghề nghiệp).

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

Người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng huân chương, huy chương kháng chiến.

                       b. Những sửa đổi, bổ sung liên quan đến điều kiện hưởng và các chế độ ưu đãi:

Bổ sung các điều: Điều 4 về các chế độ ưu đãi; Điều 6 về quỹ đền ơn đáp nghĩa; Điều 7 về nguyên tắc xử lý khi một đối tượng đủ điều kiện xác nhận từ hai đối tượng trở lên và khi người có công đồng thời là người hưởng Bảo hiểm xã hội; Điều 8 về các hành vi vi phạm chính sách ưu đãi…

Đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, sửa đổi căn bản chế độ ưu đãi theo hướng: đối tượng sẽ được hưởng các chế độ như: trợ cấp hàng tháng, chăm sóc sức  khỏe, bảo hiểm y tế, một số trường hợp được cấp phương tiện trợ giúp cần thiết; được chăm lo về văn hoá tinh thần; được hỗ trợ cải thiện nhà ở; trợ cấp mai táng phí (khi chết) thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất (Điều 10).

Đối với liệt sĩ: Pháp lệnh quy định rõ điều kiện xác nhận Liệt sĩ, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trong việc tổ chức truy điệu, chôn cất, quản lý, chăm sóc giữ gìn phần mộ, xây dựng quản lý nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên và thông báo phần mộ cho gia đình liệt sỹ. Quy định nguồn ngân sách Nhà nước cho việc xây dựng nâng cấp, tu bổ nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ, coi đây là những công trình lịch sử văn hoá, có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ (Điều 11,12,13).

Đối với thân nhân liệt sỹ, quy định mới cũng chỉ rõ các chế độ ưu đãi về trợ cấp, trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cải thiện nhà ở, ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm… Điểm mới so với chế độ ưu đãi dành cho thân nhân liệt sỹ trước 01/10/2005 là không quy định độ tuổi hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, trường hợp thân nhân của hai Liệt sỹ trở lên được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng; khi thân nhân của Liệt sỹ chết thì người tổ chức lễ tang được hưởng trợ cấp lễ tang chôn cất và được hỗ trợ một khoản trợ cấp (Điều 14).

Đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động: Pháp lệnh quy định khi đối tượng đã được công nhận danh hiệu Anh hùng thì đều được hưởng chế độ ưu đãi mà không có sự phân biệt anh hùng thời kỳ kháng chiến hay anh hùng thời kỳ đổi mới để phù hợp với Luật thi đua khen thưởng (Điều 16,17,18).

Đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh: Pháp lệnh quy định rõ điều kiện xác nhận thương binh (trước đây quy định trong Nghị định số 28/CP ngày 29/04/1995).

Điểm mới là đối với các trường hợp bị thương được xác nhận là thương binh loại B trước ngày 31/12/1993 (Nghị định 28/CP quy định là Quân nhân bị tai nạn lao động) được chuyển trở lại với tên gọi cũ là thương binh loại B và hưởng chế độ ưu đãi.

Về chế độ ưu đãi đối với thương binh giữ như cũ, có bổ sung thêm chế độ đối với thương binh mất sức lao động từ 21% đến 60% từ trần thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng phí và được hỗ trợ một khoản trợ cấp.

Để thực thi các chính sách ưu đãi đã được quy định có hiệu quả, Pháp lệnh quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh trong lao động sản xuất, kinh doanh, trong việc học nghề và các ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh của thương binh.

Đối với bệnh binh, điều kiện xác nhận bệnh binh được sửa đổi theo hướng lược bỏ các điều kiện trước đây đã quy định nhưng không còn phù hợp với tình hình hiện nay và quy định của Luật sỹ quan (Điều 23).

Điểm mới là đối với bệnh binh hạng 3 được xác nhận trước ngày 31/12/1993 (mất sức lao động từ 40%-60%) được chuyển trở lại với tên gọi cũ và Pháp lệnh quy định thuộc diện người có công, được giải quyết theo chế độ bệnh binh.

Đối với người hoạt động cách mạng hoặc kháng chiến bị địch bắt tù đày; Người có công giúp đỡ cách mạng: Pháp lệnh bổ sung chế độ ưu đãi về nhà ở, theo hướng quy định mở: tuỳ hoàn cảnh cụ thể của từng người, khả năng kinh tế của đất nước và nguồn lực của địa phương để có hỗ trợ trong cải thiện chỗ ở (Điều 26, Điều 32).

Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Đây là một đối tượng mới của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005. Đối tượng này đã được hưởng chế độ theo Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 05/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, đời sống, sức khoẻ và con đẻ của họ đang bị tật nguyền là một vấn đề mà xã hội đặc biệt quan tâm. Pháp lệnh khẳng định họ là những người có công và được hưởng chế độ ưu đãi như: trợ cấp hàng tháng; chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, được cấp phương tiện trợ giúp cần thiết; được ưu tiên giao đất, vay vốn với lãi suất thấp để sản xuất, được miễn giảm các loại thuế, hỗ trợ cải thiện nhà ở, khi chết nhân thân được hưởng chế độ trợ cấp mai táng phí… (Điều 30, Điều 31). Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học nếu bị dị dạng, dị tật không tự lực được trong sinh hoạt cũng được hưởng trợ cấp hàng tháng, được chăm sóc sức khoẻ, ưu tiên trong giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm, khi chết thân nhân được hưởng chế độ trợ cấp mai táng phí…

c. Về chế độ trợ cấp ưu đãi

So với Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 1994 thì các chế độ ưu đãi của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 đã có những thay đổi. Mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ được đảm bảo tương ứng với mức tiêu dùng bình quân của xã hội do Tổng cục thống kê công bố 2 năm một lần. Thân nhân liệt sỹ hưởng chế độ tuất không phân biệt tuổi đời. Theo quy định của Nghị định số 147/2005/NĐ-CP ngày 30/11/2005 của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thì kể từ ngày 01/10/2005 mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 355.000đ (từ 01/10/2005 trở về trước mức này là 292.000đ).

Bổ sung các chế độ ưu đãi về kinh tế xã hội về đất ở, đất sản xuất, nhà ở, thuế, tín dụng, việc làm, y tế, giáo dục- đào tạo.

Bổ sung chế độ mai táng đối với một số đối tượng có công hưởng trợ cấp, phụ cấp hàng tháng.

Bổ sung chế độ đối với người có công sau khi chết, thân nhân của họ tiếp tục hưởng một khoản trợ cấp bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp trước khi chết người có công với cách mạng không được hưởng.

Bổ sung chế độ đối với bố, mẹ, vợ, chồng người có công nuôi liệt sỹ được hưởng trợ cấp tiền tuất  hàng tháng không  phụ thuộc tuổi đời; thân nhân hai liệt sỹ được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng (Khoản 2, Điều 14) (trước đây bố, mẹ, vợ hoặc chồng người có công nuôi  liệt sỹ phải hết tuổi lao động hoặc bị mất sức lao động từ 61% trở lên mới được hưởng và thân nhân hai liệt sỹ chỉ được trợ cấp tiền tuất).

Bổ sung chế độ bảo hiểm y tế và mai táng phí đối với người hoạt động kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp,  phụ cấp ưu đãi đối với đối tượng người có công với cách mạng ban hành kèm theo Nghị định số 147/2005/NĐ-CP ngày 30/11/2005 bao gồm:

Bảng số 1: Bảng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công với cách mạng.

Bảng số 2: Bảng  mức trợ cấp thương tật đối  với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Bảng số 3: Bảng mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B.

d. Về quản lý nhà nước

Chương III với nội dung quản lý nhà nước về chế độ ưu đãi được sửa đổi toàn diện, trong đó đã bổ sung thêm nội dung quản lý nhà nước về chế độ ưu đãi; quy định cơ quan quản lý về ưu đãi xã hội và mối quan hệ phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi, chức năng, thẩm quyền của mình trong việc xây dựng, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện chế độ ưu đãi xã hội, để đưa Pháp lệnh này đi vào cuộc sống.

đ. Về xử lý vi phạm

Pháp lệnh đã sửa đổi một số quy định để làm rõ những hành vi vi phạm trong lĩnh vực ưu đãi người có công và cơ chế xử lý vi phạm.

Pháp lệnh đã quy định rõ việc nghiêm cấm 4 loại hành vi như việc khai man, giả mạo để hưởng chế độ ưu đãi.

            Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 1994 quy định người có công đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội bị kết án tù thì trong thời gian chấp hành hình phạt không được hưởng các chế độ ưu đãi; phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội nghiêm trọng khác bị kết án phạt tù trên 5 năm thì vĩnh viễn không được hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005 quy định người có công đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia, bị phạt tù có thời hạn nhưng không được hưởng án treo thì trong thời gian chấp hành hình phạt tù bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi; phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân thì vĩnh viễn bị đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối t­ượng h­ưởng chế độ ­ưu đãi

Điều 2 của Pháp lệnh quy định đối t­ượng h­ưởng chế độ ­ưu đãi là: Ng­ười có công với cách mạng và thân nhân của ng­ười có công với cách mạng.

Ng­ười có công với cách mạng đ­ược quy định tại khoản 1, Điều 2 của Pháp lệnh, bao gồm:

a) Ngư­ời hoạt động cách mạng tr­ước 01 tháng 01 năm 1945;

b) Ng­ười hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trư­ớc Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;

c) Liệt sỹ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

e) Anh hùng Lực l­ượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;

f) Th­ương binh, người hư­ởng chính sách như­ thư­ơng binh;

g) Bệnh binh;

h) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

i) Ngư­ời hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày;

k) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

l) Người có công giúp đỡ cách mạng.

Như vậy so với Pháp lệnh năm 1994 (chỉ có 07 nhóm đối tượng hưởng chế độ ­ưu đãi) thì Pháp lệnh năm 2005 đã mở rộng đến 11 nhóm đối tượng hưởng chế độ ư­u đãi. Trong đó, ng­ười hoạt động cách mạng trước Tháng Tám năm 1945 được chia thành hai đối tượng khác nhau, đó là: Ngư­ời hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (cán bộ lão thành cách mạng) và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trư­ớc Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 (cán bộ tiền khởi nghĩa) và bổ sung thêm đối t­ượng h­ưởng chế độ ưu đãi là: người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; thương binh loại B được xác nhận trư­ớc ngày 31 tháng 12 năm 1993 (tr­ước đây gọi là quân nhân bị tai nạn lao động); bệnh binh mất sức lao động từ 41% đến 60% được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 (trư­ớc đây gọi là quân nhân bị bệnh nghề nghiệp) và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến.

Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được Nhà nước và cộng đồng quan tâm chăm sóc và giúp đỡ và tuỳ từng trư­ờng hợp được hưởng các chế độ ưu đãi khác khau.

Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 355.000 đồng đ­ược quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 147/2005/NĐ – CP ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng và khoản 2 Điều 1 của Nghị định này quy định Bảng số 1: Bảng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với ngư­ời có công với cách mạng; Bảng số 2: Bảng mức trợ cấp thư­ơng tật đối với th­ương binh, người h­ưởng chính sách nh­ư th­ương binh; Bảng số 3: Bảng mức trợ cấp thư­ơng tật đối với th­ương binh loại B.

Mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ng­ười có công với cách mạng và thân nhân của họ đ­ược đảm bảo t­ương ứng với mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội do Tổng cục Thống kê công bố 02 năm một lần.

Thân nhân liệt sỹ h­ưởng chế độ tiền tuất không phụ thuộc vào điều kiện tuổi đời; mọi đối t­ượng ng­ười có công với cách mạng h­ưởng trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khi chết thì ngư­ời lo mai táng đ­ược h­ưởng chế độ mai táng với mức 2.800.000 đồng và thân nhân của họ tiếp tục đư­ợc h­ưởng 03 tháng trợ cấp, phụ cấp của tháng cuối cùng theo quy định của pháp luật. Khác với trư­ớc đây, trợ cấp ­ưu đãi ng­ười có công với cách mạng đ­ược tính dựa trên cơ sở tiền lư­ơng tối thiểu của cán bộ, công chức Nhà nư­ớc và khi mức l­ương tối thiểu thay đổi thì sẽ điều chỉnh mức trợ cấp t­ương ứng. Pháp lệnh lần này cũng sửa chế độ ưu đãi đối với người thuộc hai đối tượng trở lên quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh đ­ược h­ưởng trợ cấp, phụ cấp của từng đối tư­ợng, các chế độ khác đ­ược hư­ởng mức ­ưu đãi của một đối tư­ợng, trừ các trư­ờng hợp quy định tại khoản 5 Điều 10 và khoản 5 Điều 33 của Pháp lệnh.

Ng­ười có công với cách mạng tham gia Bảo hiểm xã hội khi chết thì thân nhân của họ đ­ược hư­ởng chế độ do bảo hiểm xã hội chi trả, nếu tiền tuất theo chế độ bảo hiểm xã hội thấp hơn tiền tuất theo chế độ ­ưu đãi người có công với cách mạng thì còn đ­ược h­ưởng khoản chênh lệnh do Ngân sách Nhà nư­ớc chi trả.

Các chế độ ưu đãi ngư­ời có công với cách mạng và thân nhân của họ đ­ược điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất n­ước trong từng thời kỳ. Hàng năm Nhà nư­ớc dành phần ngân sách đảm bảo thực hiện các chế độ ­ưu đãi ng­ười có công với cách mạng và thân nhân của họ.

2. Trách nhiệm của cơ quan Nhà n­ước, cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với  ng­ười có công với cách mạng

Cơ quan Nhà n­ước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm vận động, chăm sóc giúp đỡ ng­ười có công với cách mạng và thân nhân của họ bằng nhiều hình thức thiết thực.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giám sát việc thực hiện và kiến nghị với cơ quan Nhà nư­ớc có thẩm quyền thực hiện tốt chính sách, chế độ ­ưu đãi ngư­ời có công với cách mạng.

3. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

Quỹ Đền ơn đáp nghĩa đ­ược xây dựng ở Trung ư­ơng; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng; huyện, quận thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; xã, phư­ờng, thị trấn bằng sự đóng góp theo trách nhiệm và tình cảm của tổ chức, cá nhân.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, vận động xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa. Chính phủ sẽ quy định chế độ quản lý, sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

4. Những hành vi bị nghiêm cấm

Pháp lệnh nghiêm cấm các hành vi sau đây (Điều 8):

a) Khai man, giả mạo giấy tờ để h­ưởng chế độ ­ưu đãi ngư­ời có công với cách mạng;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà n­ước, quyền lợi của ng­ười có công với cách mạng;

c) Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ ­ưu đãi ngư­ời có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa;

d) Lợi dụng chính sách ­ưu đãi ngư­ời có công với cách mạng để vi phạm pháp luật.

II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ­ƯU ĐÃI

1. Đối với ng­ười có công với cách mạng tr­ước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và nhân thân của họ

Ng­ười hoạt động cách mạng trư­ớc ngày 01 tháng 01 năm 1945 là ngư­ời đư­ợc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trư­ớc ngày 01 tháng 01 năm 1945.

Chế độ ­ưu đãi đối với ng­ười có công với cách mạng tr­ước ngày 01 tháng 01 năm 1945 theo Điều 9 Pháp lệnh và Điều 1, Nghị định số 54/2006/NĐ – CP của Chính phủ ngày 26 tháng 5 năm 2006 quy định, bao gồm:

a) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng kể từ ngày có Quyết định công nhận;

b) Bảo hiểm y tế; điều dư­ỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phư­ơng tiện trợ giúp; dụng cụ chỉnh hình cần thiết;

c) Đ­ược cấp Báo Nhân dân; sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp với điều kiện nơi c­ư trú;

d) Đ­ược Nhà nư­ớc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng ng­ười.

Khi ng­ười hoạt động cách mạng trư­ớc ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 trở đi (Thông t­ư số 33/TT – LĐTBXH ngày 09 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) thì ng­ười tổ chức mai táng đư­ợc nhận mai táng phí với mức là 2.800.000 đồng và thân nhân đ­ược h­ưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp mà ngư­ời hoạt động cách mạng đ­ược hư­ởng tr­ước khi chết. Tr­ường hợp người có công với cách mạng đang h­ưởng nhiều chế độ trợ cấp mà chết thì thân nhân đư­ợc hư­ởng khoản trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp, phụ cấp của các chế độ đang h­ưởng; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn đi học; con bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hư­ởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đư­ợc h­ưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng; Nếu cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đang sống cô đơn không nơi n­ương tựa; con mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi vẫn còn đi học; con mồ côi bị tàn tật từ nhỏ, khi hết thời hạn h­ưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đ­ược hư­ởng trợ cấp tuất nuôi d­ưỡng hàng tháng; con của ngư­ời hoạt động cách mạng trư­ớc ngày 01 tháng 01 năm 1945 đ­ược ư­u tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ­ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.

2. Đối với ngư­ời có công với cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến tr­ước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 và thân nhân người có công với cách mạng của họ

Ng­ười hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trư­ớc Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 là ng­ười đư­ợc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trư­ớc Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 (sau đây gọi là ngư­ời có công với cách mạng).

Chế độ ­ưu đãi của ng­ười có công với cách mạng theo khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh ư­u đãi ng­ười có công với cách mạng và Điều 2, Nghị định số 54/2006/NĐ – CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ quy định bao gồm:

a) Trợ cấp hàng tháng kể từ ngày có Quyết định công nhận;

b) Bảo hiểm y tế; điều d­ưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp ph­ương tiện trợ giúp; dụng cụ chỉnh hình cần thiết;

c) Đ­ược cấp Báo Nhân dân; sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp với điều kiện nơi cư­ trú;

d) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng ngư­ời, khả năng của nhà nư­ớc và của địa phư­ơng.

Khi ng­ười hoạt động cách mạng chết thì ngư­ời tổ chức mai táng đ­ược nhận trợ cấp mai táng với mức là 2.800.000 đồng và thân nhân ng­ười hoạt động cách mạng đư­ợc hư­ởng. Trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp mà ngư­ời hoạt động cách mạng đ­ược hư­ởng cách mạng trư­ớc khi chết;

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng; con từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn đi học; con liệt sỹ nếu bị bệnh tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hư­ởng tiền tuất vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đ­ược hư­ởng tiền tuất hàng tháng;

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sỹ, ngư­ời có công nuôi d­ưỡng liệt sỹ đang sống cô đơn không nơi n­ương tựa; thân nhân của hai liệt sỹ trở lên; con liệt sỹ mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn đi học; con liệt sỹ mồ côi bị bệnh tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn h­ưởng trợ cấp nuôi d­ưỡng vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì vẫn đ­ược hư­ởng trợ cấp nuôi dư­ỡng hàng tháng.

3. Liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ

3.1. Liệt sỹ

Liệt sỹ là ngư­ời đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà n­ước, của nhân dân đ­ược Nhà nư­ớc truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trư­ờng hợp sau:

a) Chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu;

b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương v­ượt tù, v­ượt ngục mà hy sinh;

d) Làm nghĩa vụ quốc tế;

đ) Đấu tranh chống tội phạm;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu ngư­ời, cứu tài sản của Nhà n­ước và nhân dân;

g) Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

h) Th­ương binh hoặc ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh quy định tại các khoản 1 và 2 của Điều 19 của Pháp lệnh chết vì vết thư­ơng tái phát.

Liệt sỹ hy sinh trong các trư­ờng hợp theo các điểm a, d, đ, g và h được quy định cụ thể tại Điều 3 của Nghị định số 54/2006/NĐ – CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 trong những trư­ờng hợp sau:

1) Chiến đấu, tiễu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, lùng bắt gián điệp, biệt kích.

Trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thư­ơng, tải th­ương, bảo đảm giao thông liên lạc, tiếp tế lư­ơng thực, thực phẩm, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hoá khi bị địch bắn  phá;

2) Đ­ược tổ chức phân công đi làm nhiệm vụ quốc tế mà chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thư­ơng, bị bệnh phải đ­ưa về n­ước điều trị nh­ưng không cứu chữa đ­ược.

3) Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm đ­ược quy định trong Bộ luật hình sự.

4) Dũng cảm làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu ng­ười, cứu tài sản của Nhà n­ước và nhân dân.

5) Do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sỹ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở n­ước ngoài.

6) Th­ương binh, ngư­ời hư­ởng chính sách như­ thư­ơng binh bị chết do vết thương tái phát trong các trư­ờng hợp:

– Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thư­ơng tái phát.

– Suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết th­ương tát phát tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên.

Trư­ờng hợp bị chết do tự bản thân gây nên hoặc vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị hoặc trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dư­ỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị, làm việc theo hợp đồng kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sỹ.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền có ngư­ời hy sinh tổ chức lễ truy điệu, mai táng và lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ.

Liệt sỹ còn di vật, tài sản riêng thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền có ng­ười hy sinh lập biên bản bàn giao trực tiếp đến thân nhân của liệt sỹ.

Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương, Thủ trưởng các bộ, cơ quan Trung ư­ơng kiểm tra hồ sơ, thủ tục xác nhận liệt sỹ trình Thủ tư­ớng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”. 

Liệt sỹ đ­ược tổ chức báo tử, truy điệu, an táng. Nhà n­ước và nhân dân xây dựng, quản lý, chăm sóc, giữ gìn các công trình ghi công liệt sỹ, bao gồm: phần mộ, nghĩa trang, đài tư­ởng niệm, bia ghi tên liệt sỹ.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị của liệt sỹ có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phư­ờng, thị trấn nơi gia đình liệt sỹ c­ư trú tổ chức trọng thể lễ truy điệu mai táng và lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ.   

3.2. Thân nhân liệt sỹ

Thân nhân liệt sỹ đ­ược cơ quan Nhà n­ước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ”, bao gồm:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sỹ;

b) Vợ hoặc chồng liệt sỹ là ng­ười có quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân thực tế đư­ợc pháp luật công nhận; Tr­ường hợp vợ hoặc chồng liệt sỹ đã lấy chồng hoặc vợ khác nh­ưng đã nuôi con liệt sỹ đến tuổi tr­ưởng thành hoặc chăm sóc bố, mẹ liệt sỹ khi còn sống đ­ược Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận thì đư­ợc h­ưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng;

c) Con liệt sỹ, gồm: Con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú theo quy định của pháp luật;

d) Ng­ười có công nuôi d­ưỡng liệt sỹ là ngư­ời đã thực sự nuôi liệt sỹ khi còn sống d­ưới 16 tuổi, đối xử nh­ư con đẻ, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên.

3.3. Chế độ ư­u đãi với thân nhân liệt sỹ

a) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử bằng 20 lần mức chuẩn (7.100.000 đồng). Trư­ờng hợp liệt sỹ không còn thân nhân thì ng­ười thừa kế của liệt sỹ theo quy định của pháp luật ghi Bằng “Tổ quốc ghi công” đ­ược hư­ởng khoản này;

b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ, ng­ười có công nuôi dư­ỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; con liệt sỹ từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi đang đi học; con liệt sỹ bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hư­ởng trợ cấp tiền tuất vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

c) Trợ cấp nuôi dư­ỡng hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ, ngư­ời có công nuôi dư­ỡng khi liệt sỹ còn nhỏ đang sống cô đơn không nơi nư­ơng tựa; con liệt sỹ mồ côi từ 08 tuổi trở xuống hoặc trên 08 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sỹ mồ côi bị bệnh tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn h­ưởng trợ cấp nuôi dư­ỡng vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; thân nhân của hai liệt sỹ trở lên;

d) Thân nhân của liệt sỹ đang hư­ởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi d­ưỡng hàng tháng đ­ược Nhà n­ước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phư­ơng tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng ng­ười, khả năng của Nhà nư­ớc; Khi chết thì ngư­ời tổ chức mai táng đ­ược trợ cấp mai táng với mức là 2.800.000 đồng và thân nhân đ­ược h­ưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp, phụ cấp tháng cuối cùng mà thân nhân đ­ược  hư­ởng (kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2005).

Trư­ờng hợp thân nhân liệt sỹ tham gia Bảo hiểm xã hội chết thì chế độ mai táng phí và tiền tuất thực hiện theo quy định của pháp luật về  Bảo hiểm xã hội.

đ) Thân nhân liệt sỹ đ­ược ư­u tiên giao hoặc thuê đất, mặt nư­ớc, mặt nư­ớc biển, vay vốn ư­u đãi để sản xuất; miễn hoặc giảm thuế; đ­ược hỗ trợ, cải thiện  nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh từng ngư­ời, khả năng của Nhà nư­ớc và địa phư­ơng;

e) Con liệt sỹ đ­ược ­ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ­ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. 

4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Những bà mẹ thuộc một trong các tr­ường hợp sau đều đ­ược tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:

1) Có hai con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;

2) Có hai con mà cả hai con là liệt sỹ hoặc chỉ có một con mà ng­ười đó là liệt sỹ;

3) Có từ ba con trở lên là liệt sỹ;

4) Có một con là liệt sỹ, chồng và bản thân là liệt sỹ.

Việc tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” do Chủ tịch n­ước quyết định theo đề nghị của Chính phủ.

Chế độ ư­u đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, bao gồm:

1) Trợ cấp nuôi dư­ỡng hàng tháng;

2) Phụ cấp hàng tháng;

3) Nhà n­ước và nhân dân tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào điều kiện của từng ngư­ời. Ngoài ra Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn đư­ợc h­ưởng các chế độ ư­u đãi nh­ư với đối với thân nhân liệt sỹ.

Khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng chết, ng­ười tổ chức mai táng được nhận trợ cấp mai táng với mức 2.800.000 đồng; thân nhân đ­ược hư­ởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp, phụ cấp mà Bà mẹ Việt Nam anh hùng đ­ược hư­ởng trư­ớc khi chết.

Ng­ười đ­ược truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng thì thân nhân hoặc ngư­ời thừa kế theo quy định của pháp luật đ­ược hư­ởng trợ cấp một lần.

5. Anh hùng Lực lư­ợng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến

Anh hùng Lực lư­ợng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đ­ược hư­ởng chế độ ­ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh bao gồm:

1) Ng­ười đ­ược Nhà n­ước tặng hoặc truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật;

2) Ngư­ời đ­ược Nhà nư­ớc tuyên dư­ơng Anh hùng Lao động vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.

Các chế độ ư­u đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, bao gồm:

1) Trợ cấp hàng tháng;

2) Bảo hiểm y tế; điều d­ưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phư­ơng tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết.

3) Ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ư­u đãi trong giáo dục và đào tạo;

4) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt n­ước biển, vay vốn trong ­ưu đãi để sản xuất hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ hoàn cảnh của từng ngư­ời; khả năng của Nhà nư­ớc và địa ph­ương; khi chết ng­ười tổ chức mai táng đ­ược hư­ởng một khoản trợ cấp và mai táng phí như­ đối với những ng­ười có công khác.

Anh hùng Lực lư­ợng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến chết tr­ước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thân nhân đ­ược hư­ởng trợ cấp một lần.

Ng­ười đ­ược truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực l­ượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong kháng chiến thì thân nhân hoặc ngư­ời thừa kế theo quy định của pháp luật đ­ược hư­ởng trợ cấp một lần.

 6. Thư­ơng binh, ng­ười hư­ởng chính sách nh­ư thư­ơng binh

Thư­ơng binh là quân nhân, công an nhân dân bị th­ương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên đư­ợc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận th­ương binh” và “Huy hiệu thư­ơng binh” thuộc một trong các trư­ờng hợp sau đây:

1) Chiến đấu, tiễu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, lùng bắt gián điệp, biệt kích; hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thư­ơng, tải th­ương, bảo đảm giao thông liên lạc, tiếp tế l­ương thực, thực phẩm, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hoá khi bị địch bắn phá;

2) Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị bắt, tra tấn vẫn không khuất phục; kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trư­ơng vượt ngục;

3) Đ­ược tổ chức phân công đi làm nhiệm vụ quốc tế mà bị thư­ơng trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Trư­ờng hợp bị th­ương do tự bản thân gây nên hoặc vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị hoặc trong khi học tập, tham quan, du lịch, an d­ưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị, làm việc theo hợp đồng kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là th­ương binh.

4) Dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm đ­ược quy định trong Bộ luật hình sự.

5) Dũng cảm làm những công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu ng­ười, cứu tài sản của Nhà n­ước và nhân dân.

6) Bị tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sỹ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở n­ước ngoài.

Ng­ười hư­ởng chính sách nh­ư th­ương binh là ng­ười không phải là quân nhân, công an nhân dân bị th­ương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các tr­ường hợp nói trên đ­ược cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận ngư­ời h­ưởng chính sách thư­ơng binh”.

Thư­ơng binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thư­ơng làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện làm công tác đã đ­ược cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trư­ớc ngày 31 tháng 12 năm 1993.

Th­ương binh, ng­ười h­ưởng chính sách nh­ư thư­ơng binh và th­ương binh loại B, d­ưới đây gọi chung là thư­ơng binh.

Th­ương binh đ­ược kết luận thư­ơng tật tạm thời bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, sau 03 năm đ­ược giám định lại để xác định tỷ lệ thư­ơng tật vĩnh viễn. Th­ương binh sau khi đã giám định thư­ơng tật mà bị th­ương tiếp do một trong các trư­ờng hợp nói trên thì đ­ược giám định bổ sung.

Th­ương binh đ­ược h­ưởng trợ cấp th­ương tật hàng tháng kể từ ngày Hội động Giám định y khoa cấp Tỉnh; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải kết luận suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.

Ng­ười bị thư­ơng đ­ược Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do th­ương tật từ 05% đến 20% đ­ược h­ưởng trợ cấp một lần.  

Các chế độ ưu đãi đối với thương binh, bao gồm:

1) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh;

2) Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

3) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động; ưu đãi trong giáo dục và đào tạo;

4) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật, được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào khả năng của từng người, khả năng của nhà nước và địa phương.

5) Con của thương binh được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu tiên trong giáo dục và đào tạo.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, bệnh binh được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị; được miễn hoặc giảm thuế, vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do ốm đau, tai nạn thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của thương binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ; con thương binh từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con thương binh bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của thương binh khi đến 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ, sống cô đơn không nơi nương tựa; con thương binh mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu vẫn còn tiếp tục đi học; con thương binh mồ côi bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng; được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho con từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tàn tật từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng Bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên có vết thương nặng: cụt hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng không tự lực được trong sinh hoạt; liệt hai chi trở lên hoặc có tình trạng thương tật đặc biệt khác, được hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng.

Thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật nặng từ 81% trở lên sống không gia đình thì người phục vụ được Nhà nước mua Bảo hiểm y tế hàng tháng và được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Khi thương binh chết thì người tổ chức mai táng được trợ cấp mai táng với mức là 2.800.000 đồng, thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp của tháng cuối cùng.

Các chế độ ưu đãi đối với thương binh loại B

Thương binh loại B được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:

1. Trợ cấp thương tật hàng tháng tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động của từng người.

2. Các chế độ ưu đãi được thực hiện như đối với thương binh có cùng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ- CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và mức trợ cấp thực hiện theo Bảng số 3, về mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B ban hành kèm theo Nghị định số 147/2005/NĐ- CP ngày 30 tháng 11 năm 2005 quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

7. Bệnh binh

Bệnh binh bao gồm những người sau đây:

1.Bệnh binh quy định tại khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh là quân nhân, công an nhân dân bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu, tiễu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng, truy bắt gián điệp, biệt kích, tội phạm.

Trực tiếp phục vụ chiến đấu: tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo giao thông liên lạc, tiếp tế lương thực, thực phẩm, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hoá khi địch bắn phá.

Trong khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở nước ngoài hoặc đã xuất ngũ dưới một năm mà bệnh cũ tái phát phải điều trị tại bệnh viện.

b) Hoạt động từ ba năm trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

c) Hoạt động chưa đủ ba năm ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội  đặc biệt khó khăn nhưng có đủ mười năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân.

d) Đã có đủ mười lăm năm công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân nhưng không đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí.

đ) Trong thời gian được tổ chức phân công đi làm nghĩa vụ quốc tế.

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh.

g) Mắc bệnh do một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, và g nêu trên đã xuất ngũ nhưng chưa đủ ba năm mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần.

2. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.

Bệnh binh được hưởng trợ cấp từ ngày Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Bệnh binh được hưởng trợ cấp hàng tháng tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động của từng người.

Các chế độ ưu đã đối với bệnh binh

1) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động;

2) Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

3) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương;

4) Con của bệnh binh được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.

Bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng.

Bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 81% trở lên có bệnh tật nặng: cụt hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng không tự lực được trong sinh hoạt; liệt hai chi trở lên hoặc có tình trạng bệnh tật đặc biệt khác, được hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng.

Bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 81% trở lên sống ở gia đình thì có người phục vụ. Người phục vụ được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Khi bệnh binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng với mức là 2.800.000 đồng, thân nhân bệnh binh được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp mà bệnh binh được hưởng trước khi chết.

Bệnh binh suy giảm khả nặng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên chết thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng bệnh binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ; con bệnh binh từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con bệnh binh bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng bệnh binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ, sống cô đơn không nơi nương tựa; con bệnh binh mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiêp tục đi học; con bệnh binh mồ côi bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

Các chế độ ưu đối đãi đối với bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%:

1) Trợ cấp hàng tháng tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động;

2) Khi bệnh binh chết, người tổ chức mai táng, được nhận trợ cấp mai táng với mức là 2.800.000 đồng, thân nhân bệnh binh được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp, phụ cấp mà bệnh binh được hưởng trước khi chết.

8. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học.

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học của Pháp lệnh bao gồm:

a, Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng quân đội nhân dân Việt Nam;

b) Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân;

c) Cán bộ, công nhân, viên chức trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các đoàn thể chính trị – xã hội khác;

d, Thanh niên xung phong tập trung;

đ) Dân công;

e, Công an xã, dân quân, du kích, tự về, cán bộ thôn, ấp, xã, phường;

Điều kiện để hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học:

– Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học.

– Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học.

Trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do hậu quả của chất độc hoá học.

Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học gồm:

1) Tr�� cấp hàng tháng theo mức độ suy giảm khả năng lao động kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định.

2) Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật và khả năng của Nhà nước.

 3) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương.

Người đang hưởng chế độ thương binh, bệnh binh, mất sức lao động có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 54/2006/NĐ – CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 còn được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng.

Khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học chết, người tổ chức mai táng được nhận trợ cấp với mức 2.800.000 đồng mai táng; thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp mà người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trước khi chết.

Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ ưu đãi:

1) Người bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt.

2) Người bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt.

Chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học gồm:

1) Trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ khả năng tự lực trong sinh hoạt, kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định.

2) Bảo hiểm y tế, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật;

Khi con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học chết, người tổ chức mai táng được trợ cấp nhận mai táng với mc trợ cấp là 2.800.000 đồng; thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp mà con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trước khi chết.

3) Ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.

9. Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch.

Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày gồm:

1) Được tặng Kỷ niệm chương.

2) Trợ cấp một lần.

3) Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước.

Khi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.

10. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh là người tham gia kháng chiến trong khoảng thời gian từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến hoặc Huy chương Chiến thắng.

Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế gồm:

1. Trợ cấp một lần;

2. Bảo hiểm y tế;

3. Khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đó được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi một lần mà chết từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 trở đi chết thì người tổ chức mai táng được nhận trợ cấp mai táng với mức 2.800.000 đồng.

11. Người có công giúp đỡ cách mạng

Người có công giúp đỡ cách mạng là người được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; người được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến; người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến có đủ điều kiện xác nhận là người có công giúp đỡ cách mạng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

Các chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng:

a) Người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 32 của Pháp lệnh; người được tặng Huân chương Kháng chiến quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 32 của Pháp lệnh được hưởng:

– Trợ cấp hàng tháng;

– Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng đối với người có công giúp đỡ cách mạng sống cô đơn không nơi nương tựa;

Thời gian hưởng trợ cấp kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định;

Khi người có công giúp đỡ cách mạng chết, người tổ chức mai táng được nhận trợ cấp mai táng với mức 2.800.000 đồng, thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp mà người có công được hưởng trước khi chết.

b) Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương Kháng chiến quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 32 của Pháp lệnh được hưởng:

Trợ cấp một lần;

Khi người có công giúp đỡ cách mạng chết, người tổ chức mai táng được nhận trợ cấp mai táng với mức 2.800.000 đồng;

Người đã được công nhận và hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 9, 10 và Điều 30 của Pháp lệnh thì không được hưởng những ưu đãi nói trên đối với người có công giúp đỡ cách mạng.

12. Một số chế độ ưu đãi khác

12.1. Chăm sóc sức khoẻ

Những người có công với cách mạng sau đây được hưởng chế độ chăm sóc sức khoẻ.

1. Người có công với cách mạng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh nếu không phải là người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

2. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ và con của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; con của thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng tại gia đình nếu không phải là người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì được cấp thẻ Bảo hiểm y tế.

3. Thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát tại các cơ sở khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán toàn bộ chi phí.

4. Người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại cơ sở của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội được hưởng chế độ điều trị hàng năm.

5. Người có công với cách mạng nếu sống ở gia đình thì được hưởng chế độ điều dưỡng hàng năm, bao gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

c, Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

d) Thương binh, thương binh loại B và bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên;

đ) Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”.

6. Người có công với cách mạng ngoài đối tượng quy định tại điểm 5 nêu trên và thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng, người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được điều dưỡng 5 năm 1 lần.

7. Người có công với cách mạng và thân nhân của họ theo quy định của Pháp lệnh được điều dưỡng phục hồi chức năng lao động, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.

12.2. Ưu đãi về giáo dục, đào tạo

Những người sau đây được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục, đào tạo:

1. Học sinh là con của người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh khi học ở các trường thuộc cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, được:

a, Miễn học phí theo quy định của Nhà nước.

b) Trợ cấp mỗi năm học một lần để hỗ trợ mua sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.

2. Học sinh, sinh viên là người có công với cách mạng và con của họ theo quy định của Pháp lệnh khi học từ một năm trở lên tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề, các trường đại học, cao đẳng, dự bị đại học và trường phổ thông dân tộc bán trú, nội trú được:

a) Miễn học phí theo quy định của nhà nước;

b) Học sinh, sinh viên không thuộc diện hưởng lương được:

– Trợ cấp mỗi năm học một lần để hỗ trợ mua sách vở đồ dùng học tập.

– Trợ cấp hàng tháng.

Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng được thực hiện theo Nghị định số 147/2005/NĐ – CP ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ và Thông tư số 33/2005/LĐTBXH ngày 09 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 147/2005/NĐ – CP ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Hồ sơ, thủ tục lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công được thực hiện theo Thông tư số 07/2006/TT – LĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG                      

Chương III quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng như sau:

–  Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng.

– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng.

– Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng.

– Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng trong phạm vi địa phương mình; cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng tại địa phương.

Trách nhiệm của một số bộ được quy định cụ thể như sau:

– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp quản lý theo quy định của Pháp lệnh này.

– Bộ Tài chính bảo đảm ngân sách, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc miễn, giảm thuế đối với người có công với cách mạng và hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường, lớp dạy nghề cho thương binh, bệnh binh.

 – Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi về hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh này phù hợp với khả năng của Nhà nước và địa phương.

– Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với người sử dụng đất là người có công với cách mạng; đất dành riêng cho các công trình ghi công liệt sĩ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh, bệnh binh, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng khác.

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện chế độ ưu tiên, ưu đãi trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bằng các hình thức ưu tiên giúp đỡ về giống, vật nuôi, cây trồng, thuỷ lợi phí, chế biến nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất; ưu đãi trong khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến diêm và phát triển ngành nghề ở nông thôn đối với người có công với cách mạng.

 – Bộ Y tế hướng dẫn các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chế chuyên môn, kỹ thuật bảo đảm việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng.

 – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ưu tiên, ưu đãi đối với người có công với cách mạng và con của họ theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

IV. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÍ VI PHẠM

Chương IV quy định về việc khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. So sánh với Pháp lệnh năm 1994 thì những nội dung liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 có một số điểm khác cơ bản như: Pháp lệnh năm 1994 quy định người có công đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội thì trong thời gian chấp hành hình phạt không được hưởng chế độ ưu đãi. Còn Pháp lệnh năm 2005 quy định khi người có công phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị kết án phạt tù có thời hạn nhưng không được hưởng án treo thì thời gian chấp hành hình phạt tù bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Riêng đối với người có công phạm tội bị phạt tù từ 05 năm trở lên thì Pháp lệnh năm 1994 quy định: “Người đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm  một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng khác bị kết án phạt tù trên 05 năm thì vĩnh viễn không được hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (khoản 2 Điều 29)”. Còn Pháp lệnh 2005 quy định: “Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân thì vĩnh viễn bị đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (khoản 2 Điều 44)”.

+ Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này theo quy định của pháp luật.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.

Xử lý đối với người giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Người giả mạo giấy tờ để được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi và phải hoàn trả số tiền đã nhận; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với người giả mạo giấy tờ để được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều 43 của Pháp lệnh, người giả mạo giấy tờ để được hưởng chế độ ưu đãi thân nhân của người có công với cách mạng thì Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi và buộc hoàn trả các chế độ ưu đãi đã hưởng. Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, các cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý người khai man giấy tờ để được hưởng thêm chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Người khai man giấy tờ để được hưởng thêm chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi và phải hoàn trả số tiền đã nhận do khai man; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với người khai man giấy tờ để hưởng thêm chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 43 của Pháp lệnh thì Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định tạm đình chỉ các chế độ ưu đãi và buộc hoàn trả các chế độ ưu đãi đã hưởng do khai man. Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, các cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc xem xét phục hồi chế độ.

Xử lý đối với người chứng nhận sai sự thật

Người chứng nhận sai sự thật hoặc làm giả giấy tờ cho người khác, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đối với người chứng nhận sai sự thật thì bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với người làm giả giấy tờ cho người khác để được hưởng chế độ ưu đãi người có công hoặc thân nhân người có công thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý đối với người vi phạm về quản lý, sử dụng kinh phí

Người vi phạm quy định về quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xử lý đối với người lợi dụng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng do vi phạm pháp luật

Người lợi dụng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng để vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với người lợi dụng chức vụ và quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và quyền lợi của người có công theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Pháp lệnh thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý đối với người phạm tội là người có công với cách mạng

Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia, bị phạt tù có thời hạn nhưng không được hưởng án treo thì trong thời gian chấp hành hình phạt tù bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi.

Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 44 của Pháp lệnh thì Chủ tịch ủy ban nhân dân  tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào bản án đã tuyên có hiệu lực pháp luật của Toà án để ra quyết định tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi đối với người phạm tội và thân nhân của họ.

Thân nhân của người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 44 của Pháp lệnh thì Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào bản án đã tuyên có hiệu lực pháp luật của Toà án để ra quyết định tạm đình chỉ chế độ ưu đãi.

Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào việc chấp hành xong hình phạt tù ra quyết định tiếp tục hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đối với các đối tượng nêu trên.

Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân thì vĩnh viễn bị đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Người có công với cách mạng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân quy định tại khoản 2 Điều 44 của Pháp lệnh, sau khi bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật thì Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định đình chỉ vĩnh viễn chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ.

Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà xuất cảnh trái phép thì trong thời gian định cư ở nước ngoài bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi.

Người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ đang hưởng chế độ ưu đãi mà xuất cảnh trái phép theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Pháp lệnh hoặc mất tích theo quy định tại khoản 4 Điều 44 của Pháp lệnh thì Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày ra nước ngoài hoặc ngày mất tích theo quyết định của Toà án.

Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi mà mất tích thì bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

      Chương V quy định về hiệu lực thi hành của Pháp lệnh.

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 và giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 29 tháng 8 năm 1994; Pháp lệnh sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 14 tháng 2 năm 2000; Pháp lệnh sửa đổi Điều 22 và Điều 23 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 04 tháng 10 năm 2002.

Chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh này được áp dụng đối với người có công với cách mạng đang hưởng chế độ trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực và những người được tiếp tục xem xét công nhận sau ngày Pháp lệnh có hiệu lực.

Để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2005 quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 33/2005/TT-LĐTBXH ngày 09 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 147/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2005 quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, và Thông tư số 07/2006/TT-LĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. (Nghị định số 147/2005/NĐ-CP; Thông tư số 33/2005/TT-LĐTBXH và Thông tư số 07/2006/TT-LĐTBXH có trong Phần phụ lục của tài liệu này).

 

NGHỊ ĐỊNH

SỐ 147/2005/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2005

CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP

ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh ưu đói người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xó hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng và các mức trợ cấp, phụ cấp

1. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đói đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 355.000 đồng.

2. Ban hành kèm theo Nghị định này các bảng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đói đối với từng đối tượng người có công với cách mạng, bao gồm:

a) Bảng số 1: Bảng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đói đối với người có công với cách mạng;

b) Bảng số 2: Bảng mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

c) Bảng số 3: Bảng mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B.

Điều 2. Kinh phí thực hiện

Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp quy định tại Nghị định này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Nghị định này thay thế Điều 1, khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 210/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đói đối với người có công với cách mạng.

3. Các khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đói quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2005.

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xó hội chịu trỏch nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Phan Văn Khải

Bảng số 1

MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI

ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

(Ban hành kèm theo Nghị định số 147/2005/NĐ-CP

ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ)

______

Đơn vị tính: nghìn đồng

A. Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng:

TT

Đối tượng người có công

Mức trợ cấp, phụ cấp

từ 01/10/2005
(mức chuẩn 355.000đ)

Trợ cấp

Phụ cấp

1

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (cán bộ “Lão thành cách mạng”):

– Diện thoát ly

400

70/thâm niên

– Diện không thoát ly

680

– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của cán bộ “Lão thành Cách mạng” từ trần

– Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của cán bộ “Lão thành Cách mạng” từ trần

355

600

2

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 (Cán bộ “Tiền khởi nghĩa”):

370

– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của cán bộ “Tiền khởi nghĩa” từ trần

– Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của cán bộ “Tiền khởi nghĩa” từ trần

200

420

3

– Thân nhân liệt sĩ:

– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ

355

– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ trở lên

600

– Trợ cấp nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sĩ

600

4

Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

600

300

5

 Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ  kháng chiến

300

6

– Thương binh:

– Thương binh loại  B

– Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

– Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng

Bảng số 2

Bảng số 3

180

355

– Người phục vụ thương binh, thương binh loại B ở gia đình:

+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

355

+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng

460

– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần

200

– Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần

420

7

– Bệnh binh:

  + Suy giảm khả năng lao động  từ 41% – 50%

374

  + Suy giảm khả năng lao động  từ 51% – 60%

465

  + Suy giảm khả năng lao động  từ 61% – 70%

593

  + Suy giảm khả năng lao động  từ 71% – 80%

684

  + Suy giảm khả năng lao động  từ 81% – 90%

820

  + Suy giảm khả năng lao động  từ 91% – 100%

912

  + Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

180

  + Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

355

– Người phục vụ bệnh binh ở gia đình:

  + Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

355

  + Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

460

– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần

200

– Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần

420

8

–    nghềc chuyên nghiệpkhoahâm niên tham gia kháng chiến.n tự lục được trong sinh hoạtoạt_______________________________________Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học:

 + Bị mắc bệnh hiểm nghèo do nhiễm chất độc hoá học, không còn khả năng lao động

593

 + Bị mắc bệnh hiểm nghèo do nhiễm chất độc hoá học, bị suy giảm khả năng lao động

374

+ Thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ mất sức lao động bị nhiễm chất độc hoá học

374

– Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học:

 + Bị dị dạng, dị tật nặng, không còn khả năng lao động, không tự lực được trong sinh hoạt

355

 + Bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

180

9

– Người có công giúp đỡ cách mạng trước Cách mạng tháng 8/1945:

   + Trợ cấp hàng tháng

355

   + Trợ cấp nuôi dưỡng

600

– Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến:

   + Trợ cấp hàng tháng

210

   + Trợ cấp nuôi dưỡng

470

10

– Trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các trường đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú:

  + Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh; con liệt sĩ; con cán bộ lão thành cách mạng; con cán bộ tiền khởi nghĩa; con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con thương binh, thương binh loại B, bệnh binh mất sức lao động từ 61% trở lên; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học không còn khả năng lao động.

355

+ Con thương binh, bệnh binh mất sức lao động dưới 61%; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học suy giảm khả năng lao động

180

B. Mức trợ cấp ưu đãi một lần:

TT

Đối tượng người có công

Mức trợ cấp từ 01/10/2005
(Mức chuẩn  355.000đ)

1

Trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ:

20 lần mức chuẩn

Chi phí báo tử

1.000

2

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

20 lần mức chuẩn

Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến được truy tặng

20 lần mức chuẩn

3

Người bị thương suy giảm khả năng lao động từ             5% – 20%:

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% – 10%

4 lần mức chuẩn

– Suy giảm khả năng lao động từ 11% – 15%

6 lần mức chuẩn

– Suy giảm khả năng lao động từ 16% – 20%

8 lần mức chuẩn

4

Người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù, đày:

– Thời gian bị địch bắt tù dưới 1 năm

500

– Thời gian bị địch bắt tù từ 1 năm đến dưới 3 năm

1.000

– Thời gian bị địch bắt tù từ 3 năm đến dưới 5 năm

1.500

– Thời gian bị địch bắt tù từ 5 năm đến dưới 10 năm

2.000

– Thời gian bị địch bắt tù từ 10 năm trở lên

2.500

5

Người hoạt động kháng chiến

Trợ cấp tính theo thâm niên kháng chiến

120/1 thâm niên

6

Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huy chương kháng chiến

1.000

7

Trợ cấp đối với thân nhân người có công với cách mạng chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

– Thân nhân của cán bộ lão thành cách mạng

– Thân nhân của cán bộ tiền khởi nghĩa

– Thân nhân của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

– Thân nhân của người hoạt động kháng chiến được tặng Huân chương, Huy chương

2.000

1.500

1.000

1.000

8

Trợ cấp ưu đãi đối với con của người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đang học tại nhà trường:

– Cơ sở giáo dục mầm non

200

– Cơ sở giáo dục phổ thông

250

– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, phổ thông dân tộc

300

9

Bảo hiểm y tế bằng 3% tiền lương tối thiểu chung

10

Mai táng phí

Như quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội

Bảng số 2

MỨC TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH,

NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH

(Ban hành kèm theo Nghị định số 147/2005/NĐ-CP

 ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ)

___________

Mức chuẩn 355.000 đồng     

STT

Tỷ lệ suy giảm khả năng

 lao động – %

Mức trợ cấp

STT

Tỷ lệ suy giảm khả năng

lao động -%

Mức trợ cấp

1

21%

239.000 đ

41

61%

695.000 đ

2

22%

251.000 đ

42

62%

707.000 đ

3

23%

262.000 đ

43

63%

718.000 đ

4

24%

274.000 đ

44

64%

730.000 đ

5

25%

285.000 đ

45

65%

741.000 đ

6

26%

296.000 đ

46

66%

752.000 đ

7

27%

308.000 đ

47

67%

764.000 đ

8

28%

319.000 đ

48

68%

775.000 đ

9

29%

331.000 đ

49

69%

787.000 đ

10

30%

342.000 đ

50

70%

798.000 đ

11

31%

353.000 đ

51

71%

809.000 đ

12

32%

365.000 đ

52

72%

821.000 đ

13

33%

376.000 đ

53

73%

832.000 đ

14

34%

388.000 đ

54

74%

844.000 đ

15

35%

399.000 đ

55

75%

855.000 đ

16

36%

410.000 đ

56

76%

866.000 đ

17

37%

422.000 đ

57

77%

878.000 đ

18

38%

433.000 đ

58

78%

889.000 đ

19

39%

445.000 đ

59

79%

901.000 đ

20

40%

456.000 đ

60

80%

912.000 đ

21

41%

467.000 đ

61

81%

923.000 đ

22

42%

479.000 đ

62

82%

935.000 đ

23

43%

490.000 đ

63

83%

946.000 đ

24

44%

502.000 đ

64

84%

958.000 đ

25

45%

513.000 đ

65

85%

969.000 đ

26

46%

524.000 đ

66

86%

980.000 đ

27

47%

536.000 đ

67

87%

992.000 đ

28

48%

547.000 đ

68

88%

1.003.000 đ

29

49%

559.000 đ

69

89%

1.015.000 đ

30

50%

570.000 đ

70

90%

1.026.000 đ

31

51%

581.000 đ

71

91%

1.037.000 đ

32

52%

593.000 đ

72

92%

1.049.000 đ

33

53%

604.000 đ

73

93%

1.060.000 đ

34

54%

616.000 đ

74

94%

1.072.000 đ

35

55%

627.000 đ

75

95%

1.083.000 đ

36

56%

638.000 đ

76

96%

1.094.000 đ

37

57%

650.000 đ

77

97%

1.106.000 đ

38

58%

661.000 đ

78

98%

1.117.000 đ

39

59%

673.000 đ

79

99%

1.129.000 đ

40

60%

684.000 đ

80

100%

1.140.000 đ

Bảng số 3

MỨC TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH LOẠI B

(Ban hành kèm theo Nghị định số 147/2005/NĐ-CP

ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ)

_______

Mức chuẩn 355.000 đồng

STT

Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động – %

Mức

trợ cấp

STT

Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động  -%

Mức

 trợ cấp

 

1

21%

192.000 đ

41

61%

556.000 đ

2

22%

201.000 đ

42

62%

565.000 đ

3

23%

210.000 đ

43

63%

575.000 đ

4

24%

219.000 đ

44

64%

584.000 đ

5

25%

228.000 đ

45

65%

593.000 đ

6

26%

237.000 đ

46

66%

602.000 đ

7

27%

246.000 đ

47

67%

611.000 đ

8

28%

255.000 đ

48

68%

620.000 đ

9

29%

264.000 đ

49

69%

629.000 đ

10

30%

274.000 đ

50

70%

638.000 đ

11

31%

283.000 đ

51

71%

648.000 đ

12

32%

292.000 đ

52

72%

657.000 đ

13

33%

301.000 đ

53

73%

666.000 đ

14

34%

310.000 đ

54

74%

675.000 đ

15

35%

319.000 đ

55

75%

684.000 đ

16

36%

328.000 đ

56

76%

693.000 đ

17

37%

337.000 đ

57

77%

702.000 đ

18

38%

347.000 đ

58

78%

711.000 đ

19

39%

356.000 đ

59

79%

720.000 đ

20

40%

365.000 đ

60

80%

730.000 đ

21

41%

374.000 đ

61

81%

739.000 đ

22

42%

383.000 đ

62

82%

748.000 đ

23

43%

392.000 đ

63

83%

757.000 đ

24

44%

401.000 đ

64

84%

766.000 đ

25

45%

410.000 đ

65

85%

775.000 đ

26

46%

420.000 đ

66

86%

784.000 đ

27

47%

429.000 đ

67

87%

793.000 đ

28

48%

438.000 đ

68

88%

803.000 đ

29

49%

447.000 đ

69

89%

812.000 đ

30

50%

456.000 đ

70

90%

821.000 đ

31

51%

465.000 đ

71

91%

830.000 đ

32

52%

474.000 đ

72

92%

839.000 đ

33

53%

483.000 đ

73

93%

848.000 đ

34

54%

492.000 đ

74

94%

857.000 đ

35

55%

502.000 đ

75

95%

866.000 đ

36

56%

511.000 đ

76

96%

876.000 đ

37

57%

520.000 đ

77

97%

885.000 đ

38

58%

529.000 đ

78

98%

894.000 đ

39

59%

538.000 đ

79

99%

903.000 đ

40

60%

547.000 đ

80

100%

912.000 đ

THÔNG TƯ

số 33/2005/TT- BLĐTBXH ngày 9/12/2005

của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 147/2005/NĐ-CP

ngày 30  tháng 11 năm 2005 của Chính phủ quy định mức trợ cấp,

phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng

Thực hiện Nghị định số 147/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn như sau:

1. Mức trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng người có công và thân nhân của người có công đó được quy định tại các bảng mức trợ cấp, phụ cấp kèm theo Nghị định. Do vậy, Thông tư này chỉ hướng dẫn một số điểm cụ thể sau:

a.Trợ cấp tuất liệt sĩ.

– Trợ cấp hàng thỏng:

Thân nhân liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại khoản 3 Mục A Bảng số 1 của Nghị định.

Bố, mẹ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng (không căn cứ độ tuổi).

– Trợ cấp một lần:

Theo quy định tại khoản 1 Mục B Bảng số 1 của Nghị định: Người hy sinh được Chính phủ tặng Bằng Tổ quốc ghi công công nhận là liệt sĩ từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 trở đi thì gia đình (bao gồm cha mẹ, vợ hoặc chồng, con, người có công nuôi liệt sĩ) được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng 20 lần mức chuẩn (7.100.000 đồng).

Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ theo quy định của pháp luật giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng 20 lần mức chuẩn (7.100.000 đồng).

b. Trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ quy định tại khoản 8 Mục A Bảng số 1 của Nghị định là:

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ đang hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 5 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 14/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC ngày 8 tháng 11 năm 2004 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính.

– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ mất sức lao động được xác nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học được hưởng thêm một khoản trợ cấp.

c. Trợ cấp đối với người có công giúp đỡ cách mạng:

Người công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công hoặc Bằng có công với nước hoặc Huân chương kháng chiến là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn người có công giúp đỡ cách mạng theo hướng dẫn của Ban Thi đua khen thưởng Trung ương được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 9 Mục A Bảng số 1 của Nghị định.

d. Chế độ mai táng phí và trợ cấp một lần cho đối tượng sau:

–  Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng;

– Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, bao gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (bao gồm cả thương binh loại B);

+ Bệnh binh (bao gồm cả bệnh binh hạng 3);

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ đang hưởng trợ cấp;

+ Người có công giúp đỡ cách mạng.

Các đối tượng trên mà chết từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 trở đi thỡ người tổ chức mai táng được trợ cấp mai táng với mức là: 2.800.000 đồng, thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp của tháng cuối cùng.

Trường hợp người có công với cách mạng đang hưởng nhiều chế độ trợ cấp mà chết thỡ thõn nhõn được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp của các chế độ đang hưởng.

– Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế đó được hưởng trợ cấp ưu đãi một lần mà chết từ ngày 01 tháng 10 năm 2005 trở đi thì người tổ chức mai táng được trợ cấp mai táng với mức là: 2.800.000 đồng.

e. Trợ cấp ưu đãi trong giáo dục đào tạo:

– Trợ cấp hàng tháng: Thực hiện đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng chế độ theo Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2004.

– Trợ cấp một lần: Con của người có công với cách mạng theo quy định tại khoản 8 Mục B Bảng số 1 của Nghị định khi học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú gồm:

+ Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

+ Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, thương binh loại B;

+ Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B;

+ Con của bệnh binh (bao gồm cả bệnh binh hạng 3);

+ Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

  2. Thủ tục, hồ sơ điều chỉnh trợ cấp hàng tháng, mai táng phí, trợ cấp một lần và ưu đãi trong giáo dục – đào tạo thực hiện theo Thông tư số 10/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

Thủ tục, hồ sơ điều chỉnh các loại trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ thực hiện theo Thông tư số  10/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện chế độ đối với người có công với cách mạng thuộc phạm vi quản lý sau khi thoả thuận với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng  thực hiện chế độ đối với người công quy định tại Nghị định của Chính phủ; tổng hợp nhu cầu kinh phí từ ngân sách Nhà nước theo quy định để điều chỉnh tăng trợ cấp, phụ cấp đối với người công với cách mạng của quý IV năm 2005 và năm 2006 trên địa bàn, báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 01 năm 2006 để tổng hợp gửi Bộ Tài chính theo quy định (mẫu số 1, mẫu số 2, mẫu số 3, mẫu số 4 kèm theo).

  5. Kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi tại Thông tư này do Ngân sách Trung ương chi.

  6. Đối tượng và mức đóng bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định hiện hành.

  7. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

  Mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2005.

  Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, các địa phương phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Nguyễn Thị Hằng

THÔNG TƯ

Số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006

của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiệnchế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Sau khi thống nhất ý kiến với cỏc cơ quan liên quan, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều 37 của Nghị định như sau:

Phần I
THỦ TỤC HỒ SƠ, LẬP HỒ SƠ

I. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945 VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945 ĐẾN TRƯỚC TỔNG KHỞI NGHĨA 19 THÁNG TÁM NĂM 1945

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Quyết định công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (mẫu số 1-LT1 hoặc mẫu số 1-LT2) hoặc quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 (mẫu số 2-TKN1 hoặc mẫu số 2-TKN2 hoặc mẫu số 2-TKN3)của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ hoặc Ban Đảng, Đảng Đoàn, Ban Cán sự Đảng Bộ, Ngành, Đoàn thể Trung ương.

1.2. Quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) nơi người hoạt động cách mạng cư trú (mẫu số 1-LT3 hoặc mẫu số 2-TKN4).

1.3. Phiếu trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (mẫu số 1-LT4 hoặc mẫu số 2-TKN5).

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy, Vụ Tổ chức các Bộ, Ban, Ngành (gọi chung là cơ quan tổ chức) căn cứ hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương lập hồ sơ xem xét các trường hợp đủ điều kiện trình Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ hoặc các Ban Đảng, Đảng Đoàn, Ban Cán sự Đảng các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương xét ra quyết định công nhận và chuyển đến Sở Lao động – Thương binh Xã hội nơi người có công cư trú để đăng ký quản lý và ra quyết định trợ cấp, phụ cấp; lập phiếu trợ cấp, phụ cấp và thực hiện chế độ ưu đãi.

II. LIỆT SĨ VÀ THÂN NHÂN LIỆT SĨ

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Giấy báo tử (mẫu số 3-LS1)

a) Thẩm quyền cấp giấy báo tử:

– Người hy sinh là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp.

– Người hy sinh là công an nhân dân, công nhân viên công an cấp tỉnh do Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp.

– Người hy sinh thuộc cơ quan Trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương cấp.

– Người hy sinh thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.

– Người hy sinh thuộc cơ quan huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) hoặc xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) kể cả doanh nghiệp đóng trên địa bàn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.

– Người hy sinh thuộc Tập đoàn kinh tế Nhà nước, Tổng Công ty 91 do Tổng giám đốc Tập đoàn, Tổng giám đốc Tổng Công ty 91 cấp.

b) Căn cứ cấp giấy báo tử: phải có một trong các giấy tờ sau:

– Trường hợp hy sinh quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 3 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 (sau đây gọi chung là Nghị định) phải có Giấy xác nhận được giao đi làm nhiệm vụ quốc tế hoặc làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giao nhiệm vụ cấp.

– Trường hợp hy sinh quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 của Nghị định phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người hy sinh hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập. Trường hợp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm thì kèm theo bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu án không xử).

– Trường hợp hy sinh quy định tại khoản 5 Điều 3 của Nghị định phải có Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người hy sinh cấp:

+ Bộ đội biên phòng do Đồn trưởng biên phòng cấp.

+ Công an do Trưởng Công an cấp huyện cấp.

+ Quân nhân do Chỉ huy trưởng quân sự cấp huyện cấp.

+ Các trường hợp khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.

– Trường hợp hy sinh quy định tại khoản 6 Điều 3 của Nghị định phải có Giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm theo hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (gọi chung là thương binh) có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (không áp dụng đối với thương binh B).

Đối với thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% phải có Bệnh án điều trị và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp tỉnh trở lên kèm theo hồ sơ thương binh (không áp dụng đối với thương binh B).

1.2. Giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ (mẫu số 3-LS2) của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

1.3. Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất (mẫu số 3-LS3) của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

1.4. Phiếu trợ cấp tiền tuất thân nhân liệt sĩ (mẫu số 3-LS4) của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, Tổng Công ty 91 (gọi chung là cơ quan Trung ương), tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có người hy sinh có trách nhiệm:

a) Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1.1, 1.2 khoản 1 mục II phần I Thông tư này.

b) Lập tờ trình (mẫu số 3-LS5) kèm theo danh sách trình Thủ tướng Chính phủ cấp “Bằng Tổ quốc ghi công” gửi Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương.

c) Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương tiếp nhận, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển đến cơ quan Trung ương, cấp tỉnh có người hy sinh.

d) Cơ quan có người hy sinh chuyển Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm hồ sơ liệt sĩ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú.

2.2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

a) Tiếp nhận hồ sơ liệt sĩ do các cơ quan chuyển đến.

b) Ra Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất; lập phiếu trợ cấp tiền tuất thân nhân liệt sĩ và lưu trữ hồ sơ theo qui định.

c) Chuyển Bằng “Tổ quốc ghi công”, Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Nội vụ – Lao động Xã hội (sau đây gọi chung là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội) để phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức báo tử và thực hiện chế độ ưu đãi.

III. BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG

Hồ sơ thực hiện chế độ:

Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” ra quyết định trợ cấp hàng tháng (mẫu số 3a-AH) hoặc trợ cấp một lần (mẫu số 3b-AH).

IV. ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRONG KHÁNG CHIẾN

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản sao quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc Bản sao Bằng Anh hùng.

1.2. Quyết định trợ cấp hàng tháng (mẫu số 4a-AH) hoặc trợ cấp một lần (mẫu số 4b-AH) của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người có công hoặc thân nhân (trong trường hợp được truy tặng) lập bản khai (mẫu số 4c-AH) kèm bản sao quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản sao Bằng Anh hùng.

2.2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, lập danh sách gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.3. Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp ưu đãi.

V. THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH (gọi chung là thương binh)

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Giấy chứng nhận bị thương (mẫu số 5-TB1):

a) Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương:

– Người bị thương là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên cấp.

– Người bị thương là công an nhân dân, công nhân viên công an cấp tỉnh do Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp.

– Người bị thương thuộc cơ quan Trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương cấp.

– Người bị thương thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.

– Người bị thương thuộc cơ quan cấp huyện (kể cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn) hoặc thuộc cấp xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.

– Người bị thương thuộc Tập đoàn kinh tế Nhà nước, Tổng Công ty 91 do Tổng giám đốc Tập đoàn, Tổng giám đốc Tổng Công ty 91 cấp.

b) Căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương: giấy ra viện sau khi điều trị vết thương và một trong các giấy tờ sau:

– Trường hợp bị thương quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 11 của Nghị định phải có Giấy xác nhận được giao đi làm nhiệm vụ quốc tế hoặc làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương cấp.

– Trường hợp bị thương quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 11 của Nghị định phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người bị thương hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập. Trường hợp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm thì kèm theo bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu án không xử).

– Trường hợp bị thương quy định tại khoản 6, Điều 11 của Nghị định phải có Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người bị thương cấp:

+ Bộ đội biên phòng do Đồn trưởng biên phòng cấp.

+ Công an do Trưởng Công an cấp huyện cấp.

+ Quân nhân do Chỉ huy trưởng quân sự cấp huyện cấp.

+ Các trường hợp khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.

1.2. Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định Y khoa:

– Người bị thương đang phục vụ trong quân đội, công an nhân dân: theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (mẫu số 5-TB2a).

– Người bị thương không phục vụ trong quân đội, công an nhân dân: Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh (mẫu số 5-TB2b).

1.3. Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp:

– Thương binh: theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (mẫu số 5-TB3a, mẫu số 5-TB3c).

– Người hưởng chính sách như thương binh: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp (mẫu số 5-TB3b, mẫu số 5-TB3d).

1.4. Phiếu trợ cấp thương tật:

– Thương binh: theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (mẫu số 5-TB4a).

– Người hưởng chính sách như thương binh: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp (mẫu số 5-TB4b).

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người bị thương đang phục vụ trong quân đội, công an nhân dân:

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương, giới thiệu giám định thương tật.

b) Hội đồng giám định y khoa căn cứ vào giấy chứng nhận bị thương để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

c) Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an căn cứ biên bản giám định thương tật để quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật, lập phiếu trợ cấp thương tật, cấp huy hiệu thương binh, giải quyết chế độ.

2.2. Người bị thương không phục vụ trong quân đội, công an nhân dân:

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương, chuyển hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi nguời bị thương cư trú chính thức.

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ và giới thiệu giám định thương tật.

c) Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh căn cứ vào giấy chứng nhận bị thương để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

d) Giám đốc Sở Lao động – Thương binh Xã hội căn cứ biên bản giám định thương tật ra quyết định công nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật, lập phiếu trợ cấp thương tật, thực hiện chế độ ưu đãi.

VI. BỆNH BINH

1. Hồ sơ gồm:

1.1.Giấy chứng nhận bệnh tật (mẫu số 6-BB1):

a) Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bệnh tật: do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp như quy định cấp giấy chứng nhận bị thương với quân nhân, công an nhân dân tại tiết a điểm 1.1 khoản 1 mục V phần I Thông tư này.

b) Căn cứ cấp giấy chứng nhận bệnh tật: phải có giấy ra viện sau khi điều trị và một trong các giấy tờ sau:

– Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định: Giấy xác nhận được giao đi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương cấp.

– Trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 17 của Nghị định: Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trước khi về nghỉ hưởng chế độ bệnh binh căn cứ vào hồ sơ, lý lịch và địa bàn hoạt động cấp.

– Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định: Trích sao lý lịch quân nhân, công an nhân dân có ghi đầy đủ quá trình công tác do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trước khi về nghỉ cấp.

– Trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định: Giấy xác nhận được giao làm nhiệm vụ quốc tế do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc tương đương cấp.

– Trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định: Biên bản xảy ra sự việc có xác nhận của cơ quan quân sự địa phương, công an và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc.

– Trường hợp qui định tại khoản 7 Điều 17 Nghị định thì trong hồ sơ phải có thêm các giấy tờ sau:

+ Đơn trình bày của thân nhân hoặc đề nghị của chính quyền địa phương về tình trạng bệnh tật kèm bản sao bệnh án điều trị hoặc giấy xác nhận của cơ quan y tế cấp xã.

+ Quyết định xuất ngũ.

Trường hợp không còn quyết định xuất ngũ thì phải có giấy xác nhận của cơ quan quân sự cấp huyện hoặc công an cấp huyện nơi cư trú về quá trình phục vụ trong quân đội, công an.

+ Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận cấp xã thành phần gồm đại diện: Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc (mẫu số 6-BB5).

1.2. Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa quân đội hoặc công an (mẫu số 6-BB2)

1.3. Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp bệnh binh (mẫu số 6-BB3); Phiếu lập trợ cấp bệnh binh (mẫu số 6-BB4) do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Trường hợp qui định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 17 Nghị định, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giới thiệu giám định.

2.2. Trường hợp qui định tại khoản 7 Điều 17 Nghị định, Ban Chỉ huy quân sự, công an cấp huyện tiếp nhận và chuyển đến Bộ chỉ huy quân sự, công an cấp tỉnh kiểm tra, thống nhất với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giới thiệu giám định.

2.3. Hội đồng giám định y khoa căn cứ vào giấy chứng nhận bệnh tật để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

2.4. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an căn cứ biên bản giám định bệnh tật quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp, lập phiếu trợ cấp bệnh tật.

2.5. Chuyển hồ sơ bệnh binh đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi bệnh binh cư trú chính thức để thực hiện chế độ ưu đãi.

VII. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (mẫu số 7-HH1) do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.

Căn cứ để cấp giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gồm:

a) Bản khai cá nhân (mẫu số 7-HH2)

b) Một trong các giấy tờ: lý lịch; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc các giấy chứng nhận khác.

c) Giấy chứng nhận tình trạng vô sinh của Bệnh viện cấp tỉnh trở lên hoặc giấy xác nhận có con dị dạng, dị tật của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

d) Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã (mẫu số 7-HH3) thành phần gồm đại diện: Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên.

Biên bản đề nghị phải có chữ ký và đóng dấu của: Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

1.2. Biên bản của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh xác định suy giảm khả năng lao động (mẫu số 7-HH6)

1.3. Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (mẫu số 7-HH4a)

– Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (mẫu số 7-HH4b).

1.4. Phiếu trợ cấp (mẫu số 7-HH5a và mẫu số 7- HH5b) của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người hoạt động kháng chiến hoặc thân nhân làm bản khai cá nhân kèm một trong các giấy tờ qui định tại tiết b điểm 1.1 khoản 1 mục VII phần I Thông tư này chuyển đến Uỷ ban nhân dân cấp xã.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã:

a) Xác nhận các yếu tố trong bản khai cá nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học hoặc thân nhân:

– Tình trạng sức khoẻ của người tham gia kháng chiến có con đẻ bị dị dạng, dị tật trên cơ sở ý kiến của y tế cấp xã.

– Tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ người hoạt động kháng chi���n trên cơ sở ý kiến của y tế cấp xã.

– Trường hợp không có vợ (chồng) hoặc có con trước khi tham gia kháng chiến sau khi về địa phương không sinh con được và bị suy giảm khả năng lao động.

– Trường hợp có vợ (chồng) nhưng vô sinh trên cơ sở Giấy chứng nhận tình trạng vô sinh của bệnh viện y tế cấp tỉnh.

b) Họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét từng trường hợp và lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

c) Chuyển các giấy tờ trên kèm danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kể cả đối với quân nhân, công an nhân dân đang tại ngũ.

2.3. Phòng Lao động – Th��ơng binh và Xã hội:

Kiểm tra, lập danh sách những người đủ điều kiện trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, chuyển danh sách kèm các giấy tờ về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

a) Giới thiệu giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

b) Quyết định trợ cấp và lập phiếu trợ cấp.

VIII. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản khai cá nhân (mẫu số 8-TĐ1).

1.2. Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; lý lịch Đảng viên; hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ hợp lệ khác có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù.

1.3. Quyết định trợ cấp một lần (mẫu số 8-TĐ2) của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người bị địch bắt tù đày làm bản khai kèm một trong những giấy tờ sau:

Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; lý lịch Đảng viên; hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ hợp lệ khác có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ các giấy tờ qui định tại điểm 1.2 khoản 1 mục VIII phần I Thông tư này để xác nhận vào bản khai của từng người, chuyển danh sách người đủ điều kiện kèm các giấy tờ trên về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách kèm hồ sơ chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ hồ sơ quyết định trợ cấp một lần.

IX. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản khai cá nhân (mẫu số 9-KC1).

1.2. Bản sao Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Huân chương chiến thắng, Huy chương chiến thắng hoặc Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện.

1.3. Quyết định trợ cấp một lần của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (mẫu số 9-KC2).

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người hoạt động kháng chiến làm bản khai kèm Bản sao Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Huân chương chiến thắng, Huy chương chiến thắng hoặc Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ các giấy tờ trên để xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ chuyển Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, quyết định trợ cấp một lần.

X. NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản khai cá nhân (mẫu số 10-CC1).

1.2. Bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến.

Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện.

1.3. Quyết định trợ cấp hàng tháng (mẫu số 10-CC2) hoặc quyết định trợ cấp một lần (mẫu số 10-CC3) của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người có công giúp đỡ cách mạng làm bản khai kèm bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến. Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ các giấy tờ quy định tại điểm 1.2 khoản 1 mục X phần I Thông tư này để xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, quyết định trợ cấp.

XI. NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CHẾT TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1995

1. Hồ sơ gồm:

1.1. Bản khai của thân nhân hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật (mẫu số 11).

1.2. Bản sao một trong những giấy tờ sau:

– Kỷ niệm chương người bị địch bắt tù đày.

– Huân chương, Huy chương Kháng chiến; Huân chương, Huy chương Chiến thắng; giấy chứng nhận khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến.

– Bằng “Tổ quốc ghi công” hoặc giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận hy sinh đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.

1.3. Quyết định trợ cấp một lần của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (mẫu số 11-QĐ).

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Thân nhân hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật nộp các giấy tờ quy định tại điểm 1.1, 1.2 khoản 1 mục XI phần I Thông tư này cho Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Thân nhân có trách nhiệm cung cấp bản chính những giấy tờ trên để Uỷ ban nhân dân cấp xã đối chiếu.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra, đối chiếu bản chính, xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận, kiểm tra, lập danh sách những hồ sơ hợp lệ chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

– Kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với danh sách của cấp huyện đã nộp để tránh trùng lặp đối với trường hợp được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến.

– Đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước thì đối chiếu hồ sơ gốc đang lưu giữ tại Sở, kiểm tra những hồ sơ di chuyển đến, liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi nguyên quán để tránh việc giải quyết trùng lặp.

– Quyết định trợ cấp một lần.

XII. HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ TRẦN

1. Hồ sơ:

1.1 . Hồ sơ tuất từ trần:

a) Hồ sơ của người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng: người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

b) Giấy khai tử do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp.

c) Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã (mẫu số 12-TT1).

d) Quyết định trợ cấp (mẫu số 12-TT2) của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

1.2 Hồ sơ hưởng mai táng phí và trợ cấp một lần:

a) Hồ sơ người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng: thân nhân liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến; thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động dưới 61%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ đang hưởng trợ cấp; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Bằng “Có công với nước”, Huân chương kháng chiến.

b) Các giấy tờ quy định tại tiết b, c, d điểm 1.1 khoản 1, mục XII, phần I Thông tư này.

1.3. Hồ sơ hưởng mai táng phí:

a) Hồ sơ người có công với cách mạng hưởng trợ cấp một lần gồm: người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến, Huân chương, Huy chương chiến thắng; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huy chương kháng chiến.

b) Các giấy tờ quy định tại tiết b, c, d điểm 1.1 khoản 1, mục XII, phần I Thông tư này.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Thân nhân lập bản khai người có công với cách mạng từ trần kèm giấy khai tử.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận vào bản khai của từng người; chuyển bản khai kèm giấy khai tử về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách kèm giấy tờ chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

a) Ghép hồ sơ người có công đang quản lý với bản khai, giấy khai tử để hoàn chỉnh hồ sơ tuất.

b) Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định trợ cấp.

XIII. HỒ SƠ HƯỞNG BẢO HIỂM Y TẾ

1. Hồ sơ gồm:

– Bản khai cá nhân (mẫu số 13) có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

– Hồ sơ người có công với cách mạng.

2. Trách nhiệm lập hồ sơ:

2.1. Người có công với cách mạng lập bản khai cá nhân.

2.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã:

a) Kiểm tra và xác nhận vào bản khai của người có công với cách mạng.

b) Lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế tại địa phương và chuyển về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội:

a) Kiểm tra đối tượng thuộc diện được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

– Mỗi người được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.

– Người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì không thuộc diện cấp thẻ bảo hiểm y tế theo Thông tư này.

b) Lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

a) Kiểm tra hồ sơ người có công với cách mạng đang quản lý.

b) Lập danh sách người được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

c) Đăng ký mua thẻ bảo hiểm y tế.

d) Chuyển Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp theo danh sách.

Phần II: QUẢN LÝ HỒ SƠ

 NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

I. QUY ĐỊNH VỀ KÝ HIỆU HỒ SƠ

Ký hiệu hồ sơ ghi ở góc trên bên phải, viết bằng chữ in hoa. Ký hiệu địa phương ghi trước, gạch chéo rồi ghi tiếp ký hiệu từng loại hồ sơ đối tượng, tiếp đến số quản lý của địa phương và ký hiệu thời kỳ (phụ lục số 1,2 kèm theo).

II. QUẢN LÝ HỒ SƠ

– Theo phân cấp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, xác nhận, kiểm tra, cho số quản lý, đăng ký quản lý hồ sơ, lưu trữ, bảo quản hồ sơ theo quy định.

– Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm quản lý hồ sơ người có công với cách mạng đang phục vụ trong quân đội, công an.

– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lưu trữ quyết định trợ cấp và phiếu trợ cấp của người có công với cách mạng do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến.

III. THỦ TỤC DI CHUYỂN VÀ TIẾP NHẬN HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

1. Hồ sơ người có công với cách mạng đang quản lý tại địa phương:

Hồ sơ của người có công với cách mạng được quản lý ở địa phương tại nơi có hộ khẩu thường trú. Trường hợp thay đổi chỗ ở thì hồ sơ được chuyển về nơi cư trú mới theo quy định như sau:

1.1. Nơi đi:

– Giấy đề nghị di chuyển hồ sơ của người có công với cách mạng.

– Bản sao hộ khẩu nơi cư trú mới.

– Phiếu di chuyển của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kèm theo toàn bộ hồ sơ (bản gốc) của người có công với cách mạng. Hồ sơ được niêm phong và giao cho người có công (có ký nhận bàn giao hồ sơ). Mọi vướng mắc về chế độ và hồ sơ phải được giải quyết trước khi di chuyển.Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký phiếu di chuyển người có công phải nộp hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đến.

1.2. Nơi đến:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi theo quy định.

2. Hồ sơ người có công với cách mạng do quân đội, công an chuyển đến:

– Cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy giới thiệu di chuyển kèm 01 bộ hồ sơ bản gốc (trong đó có 02 quyết định trợ cấp, 02 phiếu trợ cấp) niêm phong giao cho người có công với cách mạng hoặc đơn vị trực tiếp bàn giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người có công với cách mạng có hộ khẩu thường trú (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký giấy giới thiệu di chuyển) để được tiếp nhận, đăng ký quản lý và thực hiện tiếp chế độ ưu đãi theo quy định.

Riêng đối với thương binh trong quân đội, công an được xác nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 khi xuất ngũ mà hồ sơ không đủ theo quy định (do thất lạc) thì hồ sơ gồm:

+ 02 bản trích lục hồ sơ thương tật của thương binh (theo sổ hoặc danh sách hiện đang quản lý) do Thủ trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị – Bộ Quốc phòng (đối với quân nhân) hoặc Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Công an (đối với công an nhân dân) ký tên và đóng dấu (mẫu số 5-TB5) thay cho hồ sơ thương binh.

+ 01 giấy chứng nhận thương binh do quân đội, công an cấp cho cá nhân giữ (xuất trình khi nộp hồ sơ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi chuyển đến).

+ 01 giấy giới thiệu di chuyển hồ sơ có xác nhận cụ thể mức trợ cấp và thời gian thôi hưởng trợ cấp ở quân đội (mẫu số 5-TB6)

Bộ Quốc phòng (Cục Chính sách), Bộ Công an (Vụ Tổ chức Cán bộ) lập danh sách những thương binh đang tại ngũ mà hồ sơ bị thất lạc hiện chỉ lưu trong sổ trích ngang gửi đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Thương binh Liệt sĩ và Người có công) để theo dõi, phối hợp thực hiện.

– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sau khi tiếp nhận hồ sơ, lập danh sách kèm 01 quyết định, 01 phiếu trợ cấp của từng người chuyển về Cục Thương binh Liệt sĩ và Người có công thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để lưu theo dõi.

– Mọi vướng mắc về chế độ và hồ sơ được cơ quan chính sách của quân đội, công an xem xét giải quyết trước khi di chuyển.

Phần III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các giấy tờ trong hồ sơ xác nhận người có công phải được xác lập theo đúng thủ tục và thẩm quyền quy định tại Thông tư này.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

– Chỉ đạo việc lập hồ sơ xác nhận người có công trên địa bàn và việc tiếp nhận kiểm tra hồ sơ của các cơ quan đơn vị chuyển đến; lập thủ tục giải quyết chế độ, quản lý, lưu trữ hồ sơ và kiểm tra việc thực hiện chính sách chế độ đối với người có công trên địa bàn.

– Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành phổ biến quy trình thủ tục hồ sơ theo hướng dẫn tại Thông tư này đến cán bộ và nhân dân biết để giám sát và thực hiện.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Thông tư này thay thế Thông tư 22/LĐTBXH-TT ngày 29 tháng 8 năm 1995 và Thông tư số 25/LĐTBXH ngày 28 tháng 9 năm 1995 và những quy định về thủ tục hồ sơ quy định tại Thông tư Liên tịch số 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25 tháng 11 năm 1998.

4. Hồ sơ người có công với cách mạng và thân nhân của họ đã được xác lập trước ngày Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ có hiệu lực thi hành thì không phải lập lại hồ sơ theo quy định tại Thông tư này.

Riêng đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học đã được xác nhận theo Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ đang hưởng chế độ thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội rà soát, hướng dẫn, bổ sung hồ sơ theo quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc các địa phương phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để hướng dẫn giải quyết./.

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Nguyễn Thị Hằng

Mục lục

Trang

NHÌN LẠI HƠN 10 NĂM THỰC HIỆN PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG NĂM 1994

2

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3

II. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÁP LỆNH

6

SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG NĂM 1994 . QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG (SỬA ĐỔI)

9

I. SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG NĂM 1994

9

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG  (SỬA ĐỔI)

11

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LỆNH ­ƯU ĐÃI NG­ƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG NĂM 2005

13

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

18

II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ­ƯU ĐÃI

21

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN Lí NHÀ NƯỚC VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

39

 IV. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ Lí VI PHẠM

41

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

44

PHẦN PHỤ LỤC – TÀI LIỆU THAM KHẢO

46

NGHỊ ĐỊNH SỐ 147/2005/NĐ-CP

46

THÔNG TƯ số 33/2005/TT- BLĐTBXH

57

THÔNG TƯ SỐ 07/2006/TT-BLĐTBXH 

61

 (LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư tư vấn pháp luật lĩnh vực luật lao động;

5. Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án lao động tại toà án;

6. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;

7. Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án;

8. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;