1. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Để giúp khách hàng nắm được trình quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu”. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm.
Quyền đăng ký nhãn hiệu:
Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất,kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
2. Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu:
Nhãn hiệu sẽ bị từ chối trong những trường hợp sau:
– Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của Nhãn hiệu;
– Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác:
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích,trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;
Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);
Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet
Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ,với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu
– Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:
Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;
Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;
Mẫu nhãn hiệu (12 mẫu nhãn);
Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp,nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,…);
Giấy uỷ quyền, nếu cần;
Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng,huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;
Chứng từ nộp phí nộp đơn.
Bản gốc Giấy uỷ quyền;
Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
– Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu,trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt, thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa, thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.
– Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu,thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó.
– Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã,thì phải dịch ra chữ số ả-rập.
– Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm, thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.
– Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 9).
– Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm,và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.
– Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
– Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
– Đơn đăng ký được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ tại địa chỉ: Số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân Thành Phố Hà Nội.
4. Quá trình thẩm định đơn nhãn hiệu
– Thẩm định hình thức :
Đơn yêu cầu cấp Giáy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ,thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.
Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ.
– Công bố đơn
Các đơn nhãn hiệu hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo.
– Thẩm định nội dung
Việc thẩm định nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 06 tháng tính từ ngày công bố.
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không.
– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Đăng bạ
Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ .
Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ
– Người có quyền khiếu nại:
+ Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;
+ Bất kì người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.
– Thủ tục khiếu nại:
Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;
+ Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn quy định.
+ Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.
Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.
Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại. Nếu không đồng ý với giải quyết của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, người khiếu nại có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.
>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ
5. Hướng dẫn cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lĩnh vực du lịch
Các tour ghép đoàn hàng ngày từ Huế ” tour thăm Huế 1 ngày, tour thăm Phong Nha, khu DMZ”. Các tour khởi hành từ Đà Nẵng như ” Thăm bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm, Bà Nà”. Các tour khởi hành từ TP Hồ Chí Minh như” Thăm TP Ho Chi Minh 1 ngay, thăm địa đạo Củ Chi 1 ngày hoặc nửa ngày, tour thăm Vĩnh Long 1 ngày, 2 ngày, tour thăm miền tây song nước, các tour du lịch Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột”…Các tour du lịch nước ngoài khởi hành hàng tháng như du lịch Campuchia, du lich Lào, Singapore, Malaysia, du lịch Trung Quốc, du lịch châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Úc. Các tour du lịch tuần trăng mật, tour mạo hiểm, nghỉ dưỡng, hội nghi hội thảo… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn đi du lịch miến phí.
1. Chủ đơn:
Ông: NGÔ QUANG LƯƠNG
Địa chỉ: Thôn Lộng Khê 4, Xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Điện thoại: 0904642322
2. Mẫu nhãn VIETCARETRAVEL:
Mô tả nhãn hiệu:
Màu sắc: Xanh dương, trắng, nâu
Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ.
Phần hình: Bao gồm một hình địa cầu hình tròn mầu xanh dương được thiết kế cách điệu, bên trong hình địa cầu là bản đồ Việt Nam mầu trắng và hai đường cong hình elip có tiết diện không đều mầu trắng cắt nhau phía trong hình địa cầu, phía trong hình địa cầu có một dấu chấm đậm mầu trắng.
Phần chữ: Bao gồm chữ VIET CARE TRAVEL được thiết kế cách điệu, bao quanh hình địa cầu hình xanh dương là chữ “C” in hoa, mầu nâu, nét đậm.Phía trên bên trong nền chữ “C” là chữ “VIET” in hoa, mầu trắng, nằm bên phải chữ “C” là chữ ARE TRAVEL, trong đó chữ ARE mầu nâu, in hoa, chữ TRAVEL in hoa mầu xanh dương. Chạy bao quanh nửa dưới chữ “C” là cụm từ “Happy Quality” tạm dịch là “Chất lượng hạnh phúc”
Nhãn hộ đăng ký bảo hộ tổng thể.
3. Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:
Nhóm 39: Tổ chức cuộc du lịch; cuộc tham quan du lịch; người đi cùng (hướng dẫn) khách du lịch; dịch vụ chuyên chở hàng hóa; vận chuyển hành khách; cho thuê xe.
4. Số đơn: 4-2012-04597
5. Ngày ưu tiên: 15/03/2012
>> Tham khảo dịch vụ pháp lý: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Singapore
6. Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp
1. Thông tin chủ đơn:
Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SUNGDO VINA
Địa chỉ: Lô 05F, đường số 05, Khu công nghiệp Giang Điền, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
2. Thông tin nhãn hiệu:
– Mẫu nhãn hiệu:
– Mô tả nhãn hiệu:
Màu sắc: Màu đen và màu trắng
Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần chữ trên nền màu trắng.
Phần chữ: Là chữ “PureSmile” có màu đen được thiết kế cách điệu và không có nghĩa. Trong đó chữ “P” và chữ “S” được viết in hoa, các chữ còn lại được viết in thường. Nằm giữa chữ “ S” và chữ “P” và phía trên chữ “ure” là chữ tiếng Nhật “ピュアスマイル” có màu đen, có cỡ chữ nhỏ hơn chữ “PureSmile”, được phiên âm là “Pyu-a-su-mai-ru” và có nghĩa là “nụ cười trong sáng”.
Nhãn hiệu đăng kí bảo hộ tổng thể.
– Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:
Nhóm 03: Chế phẩm mỹ phẩm để tắm; Mặt nạ làm đẹp; Mỹ phẩm; Son môi; Nước thơm dùng cho mục đích mỹ phẩm; Chế phẩm trang điểm; Sữa làm sạch (dùng cho mục đích vệ sinh thân thể, mục đích trang điểm); Nước sơn móng; Dầu gội đầu; Chế phẩm mỹ phẩm để chăm sóc da; Chế phẩm chống nắng. (Tổng 11 sản phẩm).
Nhóm 35: Dịch vụ mua bán: chế phẩm mỹ phẩm để tắm, mặt nạ làm đẹp, mỹ phẩm, son môi, nước thơm dùng cho mục đích mỹ phẩm, chế phẩm trang điểm, sữa làm sạch (dùng cho mục đích vệ sinh thân thể, mục đích trang điểm), nước sơn móng, dầu gội đầu, chế phẩm mỹ phẩm để chăm sóc da, chế phẩm chống nắng. (Tổng 01 dịch vụ).
– Số bằng: 0280720
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP
Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật Sở hữu trí tuệ:1900.0191
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ – Công ty luật LVN Group