1. Cơ sở pháp lý về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
– Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015
– Nghị định 44/2016/NĐ-CP
– Thông tư 08/2017/TT-BQP Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ quốc phòng
– Thông tư 114/2020/TT-BQP
2. Thiết bị trộn bột tan với thuốc nổ là gì?
Thiết bị trộn bột tan với thuốc nổ là loại thiết bị quay trộn dạng ton quay lục năng bằng gỗ, bên trong có các cánh đảo trộn quay cùng ton.
– Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi lắp đặt, trước khi đưa vào để sử dụng lần đầu.
– Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
– Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
+ Sau sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
+ Cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ kiểm định
Bao gồm những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sau:
– QCVN 01:2012/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm và nghiệm thu vật liệu nổ công nghiệp;
– QCVN 01:2008/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện;
– QCVN 07:2017/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống chống sét kho đạn dược;
– Quy phạm trang bị điện phần I Quy định chung -11 TCN -18-2006;
– TCVN 2290-78, Thiết bị sản xuất – Yêu cầu chung về an toàn;
– TCVN 1987:1994, Động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto ngắn mạch có công suất từ 0,55 đến 90 Kw;
– TCVN 6734:2000, Thiết bị điện dùng trong hầm lò – Yêu cầu về kết cấu và sử dụng;
– TCVN 4756-1989, Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
– TCVN 10888-0:2015, Khí quyển nổ-Phần 0: Thiết bị-Yêu cầu chung.
Lưu ý:
Trong trường hợp các tài liệu viện dẫn tại quy trình kiểm định này có sự sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn thiết bị có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
4. Các phương tiện phục vụ kiểm định
Các phương tiện phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định, được kiểm định, hiệu chuẩn và còn hạn theo quy định, bao gồm:
Thứ nhất, thiết bị phục vụ khám xét:
– Thiết bị kiểm tra độ căng của đai;
– Đèn chiếu sáng an toàn phòng nổ điện áp của nguồn không quá 12 V;
– Kính lúp có độ phóng đại phù hợp;
– Thiết bị kiểm tra mối hàn;
– Thiết bị đo chiều dày;
– Thiết bị siêu âm dò khuyết tật;
– Dụng cụ đo đạc cơ khí: Thước dây, thước kẹp, thước lá, căn lá; búa, kìm, cờ lê và các dụng cụ khác có liên quan.
Thứ hai, thiết bị, dụng cụ đo lường:
– Máy đo nhiệt độ không tiếp xúc;
– Thiết bị đo điện trở tiếp đất;
– Thiết bị đo hiệu điện thế và dòng điện;
– Thiết bị đo điện trở cách điện;
– Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc góc;
– Lực kế chuẩn.
Thứ ba, các thiết bị đo, kiểm tra chuyên dùng khác (nếu cần thiết).
5. Quy trình kiểm định
5.1. Chuẩn bị kiểm định
Trước khi tiến hành kiểm định, phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau:
B1. Thống nhất kế hoạch kiểm định:
Việc thống nhất kế hoạch, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với cơ sở sử dụng thiết bị đáp ứng các yêu cầu sau:
– Chuẩn bị hồ sơ tài liệu của hệ thống thiết bị phải đầy đủ theo quy định;
– Vệ sinh thiết bị;
– Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư phục vụ kiểm định; cử người tham gia chứng kiến kiểm định;
– Thực hiện các biện pháp an toàn lao động khác (nếu cần thiết).
B2. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch:
Căn cứ vào các chế độ kiểm định thiết bị để kiểm tra, xem xét hồ sơ, lý lịch.
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
– Hồ sơ, lý lịch của thiết bị (Theo quy định tại TCVN 10888-0:2015), lưu ý xem xét các tài liệu sau:
+ Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
+ Tính toán sức bền của các bộ phận chịu lực (nếu có);
+ Bản vẽ sơ đồ của hệ thống;
+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa;
+ Các chứng chỉ chất lượng về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
+ Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn;
+ Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy của thiết bị (nếu có).
– Hồ sơ xuất xưởng của thiết bị:
+ Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn;
+ Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn;
+ Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
– Báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ.
– Hồ sơ lắp đặt của thiết bị:
+ Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;
+ Thiết kế lắp đặt, bản vẽ hoàn công;
+ Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt;
+ Những số liệu về hàn như: Công nghệ hàn, mã hiệu que hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn;
+ Nhà đặt thiết bị gồm: Mặt bằng bố trí thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy, các quy định về khoảng cách an toàn, hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét, hệ thống thông tin liên lạc, bố trí cửa thoát hiểm;
+ Biên bản nghiệm thu tổng thể thiết bị và hoàn công.
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
– Lý lịch lưu trữ, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước;
– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và biên bản thanh kiểm tra liên quan đến tình trạng an toàn thiết bị.
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Xem xét như khi kiểm định định kỳ và xem xét bổ sung các hồ sơ sau:
– Trường hợp cải tạo, sửa chữa, nâng cấp: Xem xét bổ sung các hồ sơ liên quan đến thiết kế cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa, nâng cấp;
– Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt.
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị đạt yêu cầu khi:
– Hồ sơ, lý lịch đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu quy định tại 8.2 của Quy trình này và phù hợp với thiết kế;
– Nếu không bảo đảm cơ sở phải có biện pháp khắc phục, tiến hành lập hồ sơ, lý lịch bổ sung.
B3. Chuẩn bị lực lượng và trang thiết bị kiểm định:
Bố trí kiểm định viên, người chứng kiến kiểm định và các trang thiết bị phù hợp để phục vụ kiểm định.
B4. Chuẩn bị các biện pháp an toàn khi kiểm định:
Xác định và thống nhất biện pháp an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
5.2. Tiến hành kiểm định
Tiến hành kiểm định thiết bị, phải thực hiện các nội dung sau:
B1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
Kiểm tra theo quy định tại Điều 2 của TCVN 2290-78, cụ thể:
– Không gian, mặt bằng, khoảng cách các vị trí lắp đặt.
– Hệ thống chiếu sáng, động lực, điều khiển.
– Bảng thao tác, điều khiển, giá treo.
– Hệ thống tiếp đất, chống sét (theo quy định của QCVN 07:2017/BQP); hệ thống điện và tiếp đất an toàn chống tĩnh điện: Các đây dẫn điện phải bó gọn, có ống ghen bên ngoài và phải nẹp giữ chắc chắn. Cọc và dây tiếp đất chống tĩnh điện đầy đủ, đấu nối chắc chắn (theo quy định của QCVN 01:2008/BCT).
– Kiểm tra bên ngoài về sự đồng bộ, đầy đủ, kết cấu và bố trí hợp lý với khả năng làm việc an toàn; kiểm tra bề mặt kim loại và mức độ ăn mòn; xác định độ biến dạng và độ cứng vững của các chi tiết thiết bị.
– Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên vỏ của thiết bị, các chi tiết của thiết bị so với thiết kế và hồ sơ, lý lịch.
– Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo kiểm và phụ trợ về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.
– Kiểm tra tình trạng của các thiết bị phụ trợ, hệ thống bôi trơn đến các khớp, gối truyền động, máng trượt khác kèm theo phục vụ quá trình làm việc của hệ thống.
– Kiểm tra hệ thống quạt thông gió, cơ cấu làm mát, lượng dung dịch bôi trơn và làm mát cho các bộ phận trong hệ thống. Kiểm tra cửa an toàn đảm bảo điều kiện của tiêu chuẩn.
– Kiểm tra cơ cấu truyền động đai từ động cơ sang trục quay.
Các chỉ tiêu đánh giá theo quy định của tài liệu thiết kế.
Lưu ý:
Khi kiểm tra kỹ thuật bên ngoài thiết bị cần chú ý phát hiện những yếu tố sau:
– Các vết nứt, rạn, móp phía trên thiết bị;
– Tình trạng ăn mòn kim loại các bộ phận;
– Tình trạng kỹ thuật của phụ kiện, dụng cụ đo kiểm và cơ cấu an toàn;
– Độ bắt chặt, kín khít của các chi tiết ghép nối;
– Tình trạng bao che các cụm máy và các bộ phận truyền động của thiết bị;
– Tình trạng vững chắc của các gối đỡ;
– Tình trạng của bộ truyền động đai;
– Tình trạng của các cánh đảo thuốc;
– Tình trạng động cơ điện phòng nổ, hệ thống điện, cáp điện về số lượng và tình trạng kỹ thuật hiện tại.
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra kỹ thuật bên ngoài thiết bị đạt yêu cầu khi:
– Thiết bị được vệ sinh sạch sẽ; thao tác đóng mở, làm việc êm nhẹ; các gối đỡ được bôi trơn, bộ phận truyền động bao che đầy đủ;
Các cụm, nhóm chi tiết đầy đủ, phù hợp thiết kế;
– Hệ thống điện, dây tiếp đất nguyên vẹn, kết nối chắc chắn theo quy định điện phòng nổ;
– Các cánh đảo thuốc không bị cong, vênh;
– Thiết bị đo lường, an toàn và phụ trợ đầy đủ, phù hợp với thiết kế;
– Độ căng của dây đai đạt yêu cầu thiết kế và liên kết chắc chắn.
B2. Kiểm tra kỹ thuật bên trong:
Kiểm tra theo các quy định tại Điều 2 của TCVN 2290-78, cụ thể:
– Kiểm tra tình trạng cặn bẩn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong các bộ phận.
– Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu lực của thiết bị. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.
– Đối với những vị trí không thể tiến hành kiểm tra bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo. Trong tài liệu phải ghi rõ: Hạng mục, phương pháp và trình tự kiểm tra.
– Khi phát hiện có những khuyết tật làm giảm độ bền thành chịu lực (thành bị mỏng hoặc gỉ rỗ, các mối hàn nối mòn và các nội dung khác có liên quan) cần giảm thông số làm việc của thiết bị. Việc giảm thông số phải dựa trên cơ sở tính lại sức bền theo các số liệu thực tế.
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra kỹ thuật bên trong thiết bị đạt yêu cầu khi không có các vết nứt, phồng, móp, gỉ sét, bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu lực và ở các mối hàn, mối nối.
B3. Kiểm tra các thông số kỹ thuật:
Một là, kiểm tra điện trở nối đất của hệ thống:
– Nối đất với thiết bị;
– Nối đất với vỏ động cơ;
– Nối đất với tủ điện;
– Nối đất với vỏ ống thép bảo vệ dây dẫn điện;
Yêu cầu điện trở nối đất đo được không lớn hơn 5,0 Ω, với vỏ động cơ điện đo được không lớn hơn 4,0 Ω (theo quy định tại 1.7.52 Phần I Quy định chung – 11TCN-18-2006 và tại TCVN 4756-1989, QCVN 01:2008/BCT).
Hai là, kiểm tra điện trở cách điện:
Điện trở cách điện giữa cuộn dây với bệ máy, cuộn dây với cuộn dây không nhỏ hơn 5,0 MΩ với điện áp thử 1.500 V trong thời gian thử là 1 min (theo quy định tại Điều 2 của TCVN 1987:1994).
Ba là, kiểm tra các bộ phận chuyển động của thiết bị:
– Các công tắc, nút ấn phải hoạt động linh hoạt;
– Cơ cấu trộn làm việc chính xác đúng theo hành trình trộn;
– Các bộ phận chuyển động của thiết bị phải chuyển động nhẹ nhàng, êm, không có hiện tượng bị cọ xát; bảo đảm tốc độ quay theo quy định;
– Đảm bảo sự đồng tâm, khe hở của các mối ghép.
Bốn là, kiểm tra nhiệt độ của các cơ cấu:
Sau khi thiết bị chạy không tải 30 min, nhiệt độ các cơ cấu máng trượt, ổ trượt, gối đỡ không lớn hơn 60 °C.
Năm là, kiểm tra động cơ điện, hệ thống điện (theo quy định của nhà chế tạo):
– Dòng điện của máy khi chạy không tải nhỏ hơn 4 A;
– Dòng điện của máy khi chạy có tải nhỏ hơn 7 A;
– Động cơ điện, thiết bị điện phải đảm bảo an toàn phòng nổ theo quy định của QCVN 01:2008/BCT và Nhóm II theo TCVN 6734:2000 có mức bảo vệ IP44 trở lên.
Dùng căn lá để đo và kiểm tra khe hở của các mối ghép nối trên vỏ động cơ. Các khe hở phải đúng với thiết kế của nhà chế tạo và khe hở mặt bích không vượt quá giá trị ghi trong Bảng.
Bảng. Kiểm tra khe hở mặt bích động cơ điện
Bề rộng mặt bích và ống lót L (mm) |
Khe hở lớn nhất ứng với thể tích vỏ |
|
≤ 100 |
> 100 |
|
6 ≤ L ≤ 12,5 |
0,3 |
– |
12,5 ≤ L ≤ 25 |
0,4 |
0,4 |
25 ≤ L |
0,5 |
0,5 |
9.3.6. Kiểm tra hệ thống dẫn động đai:
– Đảm bảo truyền tốc độ quay theo thiết kế;
– Chuyển động êm, không mắc, kẹt.
9.3.7. Kiểm tra hệ thống chuyển động cơ khí:
– Độ đảo của cánh đảo, độ nghiêng của thùng trộn;
– Cơ cấu đảo chiều động cơ;
– Độ song song của các trụ dẫn.
Phải theo đúng các thông số quy định của nhà thiết kế.
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị đạt yêu cầu khi các chỉ tiêu kỹ thuật đạt yêu cầu quy định trong tài liệu thiết kế và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.
B4. Kiểm tra vận hành (thử vận hành):
Phải thử khả năng vận hành của thiết bị theo trình tự sau:
– Kiểm tra các điều kiện để thiết bị có thể vận hành bình thường.
– Căn cứ vào quy trình vận hành, yêu cầu cơ sở tiến hành quá trình trộn một vài loại thuốc nổ hỗn hợp.
– Trong quá trình làm việc của thiết bị cần phải theo dõi chặt chẽ tình trạng làm việc của thiết bị, thiết bị đo lường, bảo vệ và các thiết bị phụ trợ. Nếu thấy có sự bất thường, đề nghị cơ sở dừng thiết bị theo đúng quy trình, tiến hành kiểm tra, kết luận cụ thể và các biện pháp khắc phục.
Đánh giá:
Kết quả kiểm tra vận hành thiết bị đạt yêu cầu khi thiết bị hoạt động bình thường, đạt các thông số kỹ thuật định mức.
5.3. Xử lý kết quả kiểm định
B1. Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo quy trình này. Trong biên bản phải ghi đày đủ, rõ ràng các nội dung và tiêu chuẩn áp dụng khi tiến hành kiểm định, kể cả các tiêu chuẩn chủ sở hữu thiết bị yêu cầu kiểm định có các chỉ tiêu an toàn cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các TCVN tại Điều 3 của Quy trình này (khi thiết bị được chế tạo đúng với các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu an toàn tương ứng).
B2. Thông qua biên bản kiểm định:
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
– Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;
– Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;
– Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
B3. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định, tiêu chuẩn áp dụng).
B4. Dán tem kiểm định: Sau khi kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị đạt yêu cầu, kiểm định viên tiến hành dán tem kiểm định (mẫu Tem kiểm định theo quy định của Bộ Quốc phòng). Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
B5. Cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị (mẫu Giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo quy định của Bộ Quốc phòng):
– Khi thiết bị có kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu, đơn vị kiểm định cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở;
– Khi thiết bị có kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước 1 và 2; chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lý về an toàn lao động của đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý đơn vị lắp đặt, sử dụng thiết bị.
6. Mẫu bản ghi chép tại hiện trường kiểm định thiết bị trộn bột tan và thuốc nổ
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……….., ngày … tháng … năm … |
BẢN GHI CHÉP TẠI HIỆN TRƯỜNG
(Thiết bị trộn bột tan với thuốc nổ)
Số:…./BGC-KĐQĐ
(Kiểm định viên ghi đầy đủ các nội dung đánh giá và thông số kiểm tra, thử nghiệm theo đúng quy trình kiểm định)
I. Thông tin chung
Tên thiết bị: ………………………………………………………………………………………
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị: ………………………………………………………………
Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở): …………………………………………………………..
Địa chỉ (vị trí) lắp đặt: …………………………………………………………………………
Nội dung buổi làm việc với cơ sở:
– Tên người tham gia buổi làm việc: ………………………………………………………
– Người chứng kiến: …………………………………………………………………………..
II. Kiểm tra hồ sơ
1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
a) Hồ sơ xuất xưởng.
– Lý lịch của thiết bị;
– Bản vẽ cấu tạo của thiết bị;
– Hồ sơ động cơ điện phòng nổ;
– Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng;
– Chứng chỉ kiểm tra chất lượng kim loại chế tạo, đai dẫn;
– Chứng chỉ kiểm tra kim loại hàn, mối hàn.
b) Hồ sơ lắp đặt:
– Thiết kế lắp đặt;
– Biên bản nghiệm thu tổng thể thiết bị và hoàn công.
c) Báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ.
2. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
– Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước;
– Nhật ký vận hành;
– Sổ theo dõi sửa chữa và bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
3. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
– Hồ sơ như kiểm định, định kỳ;
– Hồ sơ về sửa chữa; biên bản kiểm tra về chất lượng sửa chữa, thay đổi.
III. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong
1. Vị trí, mặt bằng lắp đặt trong các khoang, buồng (khoảng cách với tường, giữa các thiết bị).
2. Ánh sáng vận hành.
3. Hệ động lực, chuyển động, bôi trơn, làm mát.
4. Thông số kỹ thuật so với lý lịch:
– Thiết bị chịu lực: Mã hiệu, số chế tạo, nước chế tạo, tháng năm chế tạo, nhiệt độ, công suất…;
– Thiết bị điện: Mã hiệu, số chế tạo, nước chế tạo, tháng năm chế tạo, mức bảo vệ; công suất, điện áp, dòng điện, tốc độ, tần số định mức, hệ số công suất.
5. Tình trạng của các bộ phận chịu lực: Móp méo, phồng độp, han gỉ, rạn nứt.
6. Thiết bị đo lường (số lượng, thang đo, đơn vị đo, cấp chính xác, số tem hiệu chuẩn).
7. Hệ thống thông gió.
8. Động cơ điện.
9. Hệ thống điện, cáp dẫn.
10. Đai dẫn.
11. Tình trạng sơn.
12. Tình trạng bề mặt các chi tiết, mối hàn.
13. Tình trạng các cánh khuấy trộn.
IV. Kiểm tra kỹ thuật lắp đặt
1. Lắp ghép giữa các chi tiết, cụm cơ cấu: Các chi tiết ren, bích nối, ống nối, mối hàn, đai dẫn…
2. Thiết bị điện, hệ thống điện:
– Kiểm tra khe hở mặt bích phòng nổ;
– Kiểm tra cơ cấu bắt chặt;
– Kiểm tra điện trở cách điện, điện trở tiếp đất vỏ động cơ.
V. Kiểm tra thiết bị kiểm tra, an toàn, dụng cụ đo kiểm
Số lượng, thang đo, đơn vị đo, cấp chính xác, số tem, thời hạn hiệu chuẩn.
VI. Thử vận hành
1. Tình trạng làm việc của thiết bị an toàn.
2. Tình trạng làm việc của thiết bị đo kiểm.
3. Tình trạng làm việc của động cơ điện và bộ phận truyền động.
4. Tình trạng làm việc của thiết bị.
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
KIỂM ĐỊNH VIÊN |
7. Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị trộn bột tan và thuốc nổ
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……….., ngày … tháng … năm … |
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
(Thiết bị trộn bột tan với thuốc nổ)
Số:…../BB-KĐQĐ
(Theo Bản ghi chép tại hiện trường số: /BGC-KĐQĐ)
Chúng tôi gồm:
1. ……………………………………………………… Số hiệu kiểm định viên:…………………
2. ……………………………………………………… Số hiệu kiểm định viên:…………………
Thuộc:……………………………………………………………………………………………..
Số đăng ký chứng nhận của tổ chức kiểm định:………………………………………..
Đã tiến hành kiểm định (tên đối tượng kiểm định):……………………………………..
Đơn vị sử dụng: ………………………………………………………………………………..
Địa chỉ (trụ sở chính): …………………………………………………………………………
Địa chỉ (vị trí) lắp đặt: …………………………………………………………………………
Tiêu chuẩn áp dụng: …………………………………………………………………………..
Chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản:
1. ……………………………………………………………… Chức vụ:……………….
2. ……………………………………………………………… Chức vụ:……………….
I. THÔNG SỐ CƠ BẢN
Loại, mã hiệu: |
|
Số chế tạo: |
|
Năm chế tạo: |
|
Nơi chế tạo: |
|
Công dụng: |
|
Công suất: |
|
Tốc độ động cơ: |
r/min |
Tốc độ quay: |
r/min |
Tốc độ đảo: |
r/min |
Nhiệt độ thiết kế: |
°C |
Nhiệt độ làm việc: |
°C |
Đăng ký tại cơ quan: |
|
Ngày chuyển hồ sơ đăng ký:
Ngày kiểm định gần nhất: Do cơ quan:
II. HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH
Lần đầu □; Định kỳ □; Bất thường □
Lý do (trong trường hợp kiểm định bất thường): ………………………………………………..
III. NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
1. Kiểm tra hồ:
TT |
Hạng mục kiểm tra |
Đạt |
Không đạt |
Ghi chú |
1 |
Hồ sơ kỹ thuật |
|
|
|
2 |
Hồ sơ lắp đặt |
|
|
|
3 |
Hồ sơ quản lý |
|
|
|
– Nhận xét: …………………………………………………………………………………………
– Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □
2. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong:
– Tính đầy đủ – Đồng bộ của thiết bị:
– Các khuyết tật – Biến dạng:
– Khoảng cách nhà đặt thiết bị:
– Cửa nhà:
– Chiếu sáng vận hành:
– Hệ thống chống sét:
– Nhận xét: ……………………………………………………………………………………………
– Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □
3. Kiểm tra kỹ thuật:
TT |
Hạng mục |
Kết quả |
Ghi chú |
|
Đạt |
Không đạt |
|||
I |
Phần lắp đặt và độ chính xác các kích thước hình học |
|
|
|
1 |
Các tấm chắn bảo vệ |
|
|
|
2 |
Các cơ cấu chuyển động |
|
|
|
3 |
Các gối đỡ |
|
|
|
4 |
Khoảng cách an toàn với các bộ phận công trình xung quanh |
|
|
|
II |
Kiểm tra các yêu cầu về thiết bị |
|
|
|
1 |
Kiểm tra toàn bộ thiết bị |
|
|
|
2 |
Hệ thống bôi trơn |
|
|
|
3 |
Cách điện giữa các dây pha và dây pha với đất |
|
|
|
4 |
Điện trở nối đất |
|
|
|
5 |
Dòng điện động cơ dẫn động |
|
|
|
6 |
Nhiệt độ của các cơ cấu chuyển động |
|
|
|
7 |
Hệ thống dẫn động |
• |
|
|
8 |
Động cơ điện và hệ thống điện |
|
|
|
9 |
Hệ thống khuấy trộn |
|
– |
|
– Nhận xét:……………………………………………………………………………………………
– Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □
4. Thử vận hành ở chế độ làm việc định mức:
– Nhận xét: …………………………………………………………………………………………..
– Đánh giá kết quả: Đạt □ Không đạt □
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Thiết bị trộn bột tan với thuốc nổ được kiểm định có kết quả:
Đạt □; Không đạt □
2. Đã được dán tem kiểm định số:…………… tại vị trí ……………………………….
3. Các kiến nghị: ……………………………………………………………………………….
Thời hạn thực hiện kiến nghị: ……………………………………………………………….
V. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH
Kiểm định định kỳ ngày………….tháng……………………năm ……………………..
Lý do rút ngắn thời hạn: ……………………………………………………………………..
Biên bản đã được thông qua ngày……….tháng…………năm ……………………..
Tại: …………………………………………………………………………………………………
Biên bản được lập thành………………………….bản, mỗi bên giữ……………. bản
Chúng tôi, những kiểm định viên thực hiện kiểm định hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác các nhận xét và đánh giá kết quả kiểm định ghi trong biên bản này./.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
KIỂM ĐỊNH VIÊN |
Trên đây là“Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với thiết bị trộn bột tan với thuốc nổ”. Bạn đọc còn vướng mắc pháp lý nào khác vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp nhanh chóng nhất!