1. Khái niệm bảo lãnh theo luật dân sự
Thông thường, bên có nghĩa vụ trong các quan hệ nghĩa vụ là bên bảo đảm trong biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bên có nghĩa vụ không có điều kiện để đảm nhận sự bảo đảm đó trước bên có quyền. Để tạo điều kiện cho các bên có thể giao kết hợp đồng và xác lập quan hệ nghĩa vụ mà vẫn bảo đảm được quyền lợi cho người có quyền ngay cả trong những trường hợp người có nghĩa vụ không có tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đó, pháp luật quy định người khác có thể đứng ra cam kết trước người có quyền về việc thay người có nghĩa vụ để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
2. Chủ thể của bảo lãnh
Theo khái niệm về bảo lãnh đã nêu trên thì khi một biện pháp bảo lãnh được đặt ra sẽ xuất hiện nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể với nhau và có sự liên hệ nhất định giữa các quan hệ đó (Ví dụ: A, B, C).
Về các mối quan hệ: Quan hệ giữa A với B là quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh (được hình thành từ sự thoả thuận giữa A và B hoặc theo quy định của pháp luật), quan hệ giữa A với c là quan hệ bảo lãnh (được hình thành từ sự thoả thuận giữa A và C), quan hệ giữa c với B chỉ phát sinh khi c đã thay B thực hiện nghĩa vụ của B trước A (được gọi là nghĩa vụ hoàn lại).
Về chủ thể:Chủ thể của quan hệ bảo lãnh là A và c, trong đó c là bên bảo lãnh, A là bên nhận bảo lãnh; chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là A và B, trong đó A là bên có quyền, B là bên có nghĩa vụ; chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại là c và B trong đổ c là bên có quyền, B là bên có nghĩa vụ.
Về sự liên hệ giữa các quan hệ: Quan hệ giữa A với B là quan hệ có nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng bảo lãnh (nên B đồng thời được gọi là bên được bảo lãnh); quan hệ giữa A với c là quan hệ bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của B; qụan hệ giữa c với B là quan hệ mà trong đó B phải hoàn trả cho c các lợi ích mà c đã thay B thực hiện cho A.
Từ việc xác định trên cho thấy khi một biện pháp bảo lãnh được đặt ra thì ngoài các bên chủ thể trong quan hệ bảo lãnh là bên bảo lãnh (C) và bên nhận bảo lãnh (A), còn có một chủ thể liên quan là bên được bảo lãnh (B).
Bên được bảo lãnh bao giờ cũng là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp bảo lãnh đó. Họ có thể biết hoặc hoặc không biết về việc xác lập quan hệ bảo lãnh để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng đều phải hoàn trả cho bên bảo lãnh các lợi ích mà bên đó đã thay mình thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi bảo lãnh
Đối tượng của bảo lãnh là các cam kết của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên để thực hiện được cam kết đó thì người bão lãnh phải có tài sản hoặc công việc phù hợp để đáp lại lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
Như chúng ta đã biết, lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ hướng tới là lợi ích vật chất. Chỉ thông qua một lợi ích vật chất mới có thể bảo đảm được một lợi ích vật chất. Vì vậy, người bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công việc thay cho người được bảo lãnh mới đảm bảo được quyền lợi cho người nhận bảo lãnh.
Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là việc thực hiện một công việc mà chỉ thông qua việc thực hiện công việc đó, quyền lợi của bên có quyền mới được thoả mãn thì người nhận bảo lãnh phải thực hiện một công việc. Trong Trường hợp này, người bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện công việc đó.
Nếu đối tượng của nghĩa vụ chính là một khoản tiền hoặc một tài sản có giá trị thì người bảo lãnh phải lấy tài sản thuộc sở hữu của mình giao cho người nhận bảo lãnh xử lý.
Phạm vi bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Nếu không có thoả thuận gì khác thì người bảo lãnh phải bảo lãnh cả tiền lãi trên nợ gốc trong phạm vi bảo lãnh; đồng thời phải bảo lãnh cả khoản tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt hại. Như vậy, phạm vi bảo lãnh gồm bao nhiều phần so với tổng giá ttị của nghĩa vụ chính tuỳ thuộc vào sự cam kết, xác định của người bảo lãnh.
4. Nội dung của bảo lãnh
Bên bảo lãnh phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tự mình thực hiện một công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh. Khi bên bảo lãnh thực hiện xong những cam kết trước bên nhận bảo lãnh thì quan hệ nghĩa vụ chính cũng như việc bảo lãnh được coi là chấm dứt. Khi đó, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi đã bảo lãnh; bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu có thoả thuận giữa họ với người được bảo lãnh hoặc pháp luật có quy định.
Trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ mà giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh không có thoả thuận khác thì nghĩa vụ của những người cùng bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh được xác định theo nghĩa vụ liên đới và họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh. Vì vậy, người nhận bảo lãnh có thể yêu cầu bất cứ người nào trong số những người cùng bảo lãnh phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ khi đến thời hạn thực hiện mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Khi một trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh thì có quyền yêu càu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện cho mình phần nghĩa vụ trong phạm vi mà họ đã bảo lãnh.
Theo nguyên tắc, khi bên được bảo lãrih không thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được chuyển cho bên bảo lãnh, cho nên nếu người bảo lãnh được người nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ thì người được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đó đối với người có quyền. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ (khoản 1 Điều 341).
Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (Điều 341 Bộ luật dân sự).
5. Mẫu hợp đồng bảo lãnh
HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH
SỐ: ………………………………………………………………….
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, hai Bên gồm:
Bên bảo lãnh: ……………………………………………………………………
Căn cước công dân số: ……………. Do Cục cảnh sát ĐKQL và: ……………..
Cấp ngày: ………………………… Có giá trị đến: …………………………….
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………
Địa chỉ tạm trú: ………………………………………………………………………..
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………. E-mail: ……………………………………
Bên được bảo lãnh: ………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp: ………………… Do Phòng ĐKKD: ……………………..
Cấp lần đầu ngày: …………………… Cấp lại lần …… ngày: …………………
Trụ sở: ………………… Điện thoại: …………………………………………….
Người đại diện: ………………………. Chức vụ: ……………………………….
Điện thoại: …………………………. E-mail: …………………………………..
Theo giấy ủy quyền số: …………………….. Ngày: …………………………….
Đã thỏa thuận ký Hợp đồng bảo lãnh như sau: ……………………………………
Điều 1. Nghĩa vụ được bảo lãnh
1.1. Bên bảo lãnh đồng ý bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đôì với Bên được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ).
1.2. Nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ […………………..] bao gồm (toàn bộ hoặc một phần) […………………] theo Hợp đồng [………………] số [………] ngày [ …………….] giữa Bên được bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh là [………..].
1.3. Bên nhận bảo lãnh (bên có quyền) là: […………………………………….]
1.4. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Nghĩa vụ đã được hoàn thành, được bù trừ hoặc chấm dứt;
– Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
– Bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho Bên bảo lãnh;
– Các trường hợp khác theo thỏa thuận của các bên và do luật quy định.
Điều 2. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
2.1. Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ .
2.2. Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: […………………………………….]
Điểu 3. Quyển của Bên bảo lãnh
3.1. Được hưởng thù lao bảo lãnh: […………] đ ([…………………….….]đồng)
3.2. Không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp Bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với Bên được bảo lãnh.
3.3. Có quyền yêu cầu Bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đôì vối mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3.4. Yêu cầu Bên được bảo lãnh đưa tài sản để xử lý thu hồi nợ cho Bên bảo lãnh trong trường hợp Bên được bảo lãnh không thanh toán cho Bên bảo lãnh.
Điều 4. Nghĩa vụ của Bên bảo lãnh
4.1. Phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho Bên được bảo lãnh khi được Bên nhận bảo lãnh yêu cầu, nếu Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
4.2. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi ngưòi bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
4.3. Bồi thường thiệt hại cho Bên nhận bảo lãnh trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên được bảo lãnh
5.1. Không phải thực hiện nghĩa vụ đốì vổi Bên nhận bảo lãnh, trong trường hợp Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà Bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho Bên bảo lãnh, trừ trưòng hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
5.2. Phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Bên bảo lãnh, trong trường hợp Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thay cho Bên được bảo lãnh.
5.3. Phải trả phí bảo lãnh cho Bên bảo lãnh theo thỏa thuận giữa hai Bên.
Điều 6. Cam đoan của các bên
6.1. Cả hai Bên cùng cam đoán:
– Các thông tin về mỗi Bên đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
– Việc ký kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận trong Hợp đồng này;
– Đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc ký kết Hợp đồng này.
6.2. Các Bên có các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận tại Hợp đồng này và theo quy định của pháp luật.
Điểu 7. Thỏa thuận khác
7.1. Các nội dung khác: [………………………………………………………….]
7.2. Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này và Hợp đồng được bảo đảm bằng Hợp đồng này được gộp vào để giải quyết trong cùng một vụ tranh chấp tại Toà án hoặc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tô’ tụng trọng tài của Trung tâm này. Bên thua kiện có nghĩa vụ thanh toán mọi chi phí hên quan đến vụ án.
7.3. Hợp đồng này được lập thành [….] bản, mỗi bên giữ […] bản, có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh.
BÊN BẢO LÃNH BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu có)
6. Mẫu cam kết bảo lãnh
CAM KẾT BẢO LÃNH THANH TOÁN
SỐ: …………………………………………………………………………
Kính gửi: Công ty [Bên nhận bảo lãnh] …………………………………………
Công ty: …………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp: ……………………. Do Phòng ĐKKD: …………………
Cấp lần đầu ngày: ………………….. Cấp lại lần ………. ngày: ………………
Trụ sở: ……………………………….. Điện thoại: …………………………….
Người đại diện: ……………………. Chức vụ: …………………………………
Theo giấy ủy quyền số: …………. ngày của ………………………………………
Cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho:
Bên nhận bảo lãnh: Công ty ……………………………………………………..
Mã số doanh nghiệp: [……………………] Do Phòng ĐKKD: [……………….]
Cấp lần đầu ngày: […………………..] Cấp lại lần [……..] ngày: […………….]
Trụ sở: [………………………] Điện thoại: [……………………………………]
Số tiền thanh toán tôì đa là: [………………] đ ([……………….]đồng) theo Hợp
đồng số […………………] ngày […………….] giữa Bên nhận bảo lãnh và Bên
được bảo lãnh.
Ngay sau khi có văn bản của Bên nhận bảo lãnh thông báo Bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo Hợp đồng.
Cam kết bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày [……..]
Nơi nhận: BÊN BẢO LÃNH
– Như trên; (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
– Lưu: VT.