1. Khái niệm ký quỹ theo luật dân sự hiện nay

Để biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có độ an toàn cao, các bên có thể chọn ngân hàng giữ tài sản là đối tượng của biện pháp bảo đảm và là người “xử lý” đối tượng đó để thanh toán nghĩa vụ cho bên có quyền khi đến thời hạn mà nghĩa vụ không được thực hiện.

Khoản 1 Điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ”.

Như vậy, việc ký quỹ là một hình thức để bảo đảm quyền lợi của bên có quyền, và đề phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hình thức bảo đảm bằng ký quý không thường xuất hiện ở các giao dịch dân sự thông thường, mà chủ yếu xuất hiện trong các dự án đầu tư kinh doanh.

Đặc điểm của việc ký quỹ là khoản vật chất bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ là tiền, kim khí, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền. Khoản vật chất này phải có sẵn, và được phong tỏa tại một tổ chức tín dụng.

2. Hình thức, chủ thể liên quan trong biện pháp ký quỹ

Hình thức và thủ tục ký quỹ phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng.

Chủ thể trong quan hệ ký quỹ bao gồm hai bên: Bên ký quỹ là bên đã gửi một lượng tài sản vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng nhất định. Bên nhận ký quỹ là bên được thanh toán, bồi thường thiệt hại từ tài khoản đó nếu nếu đến thời hạn mà bên kí quỹ không thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong ký quỹ, ngân hàng được coi là chủ thể giữ tài sản ký quỹ và có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên bị vi phạm nghĩa vụ bằng tài sản trong tài khoản ký quỹ.

3. Nội dung của ký quỹ

Với biện pháp ký quỹ, tuỳ thuộc vào từng loại hợp đồng mà một hoặc cả hai bên phải mở một tài khoản tại ngân hàng nhưng không được sử dụng tài khoản đó khi hợp đồng chưa chấm dứt. Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ngân hàng nơi ký quỹ dùng tài khoản đó để thanh toán cho bên có quyền. Nếu bên có quyền bị thiệt hại do bên kia không thực hiện nghĩa vụ gây ra thì ngân hàng dùng tài khoản đó để bồi thường thiệt hại. Ngân hàng có quyền thu một khoản chi phí dịch vụ ngân hàng từ tài khoản đó trước khi thực hiện việc thanh toán và bồi thường.

4. Các loại hình ký quỹ hiện nay

Các loại hình ký quỹ được áp dụng hiện nay sẽ quy định loại tài khoản ký quỹ là gì. Theo các đơn vị tài chính cho biết, có 3 loại ký quỹ phổ biến nhất là:

Ký quỹ mở L/C

Đây là một hình thức giao dịch giữa người mua hàng và người bán hàng thông qua đơn vị trung gian ngân hàng. Khi đó L/C có giá trị như là một lá đơn cho chính ngân hàng tạo lập theo yêu cầu chung. Bên trong lá đơn này bao gồm những thỏa thuận và cam kết việc thanh toán hàng hóa cho bên xuất khẩu.

Ký quỹ bảo lãnh để thực thi hợp đồng

Hình thức ký quỹ thực thi hợp đồng chỉ phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Lúc này việc ký quỹ sẽ được thực hiện giữa chủ thầu và nhà đầu tư với một bên trung gian là ngân hàng. Để tiến hành loại hình ký quỹ trên một bản hợp đồng sẽ được ngân hàng thiết lập với nhà đầu tư. Nội dung bên trong hợp đồng cũng bao gồm các điều khoản và cam kết thực thi việc thanh toán chi phí cho bên nhà thầu.

Ký quỹ vào mục đích kinh doanh đa ngành nghề

Kiểu ký quỹ kinh doanh được xem là một sự đảm bảo cho các ngành nghề đặc trưng như lữ hành và môi giới việc làm. Bởi vì theo quy định chủ đầu tư phải duy trì được số tiền tối thiểu trong suốt quá trình kinh doanh của mình.

5. Mẫu hợp đồng ký quỹ

HỢP ĐỒNG KÝ QUỸ

SỐ: …………………………………………………………………..

Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ……. ba Bên gồm:

Bên ký quỹ: ………………………………………………………………….

Căn cước công dân số: ……………… Do Cục cảnh sát ĐKQL và: ………..

Cấp ngày: …………………………… Có giá trị đến: ………………………

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………

Địa chỉ tạm trú: ………………………………………………………………

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………… E-mail ………………………………

Bên nhận ký quỹ: …………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp: ………………… Do Phòng ĐKKD: …………………

Cấp lần đầu ngày: …………………… Cấp lại lần ngày: ……………………

Trụ sở: ………………………………………………………………………..

Người đại diện: ………………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………. E-mail: ………………………………….

Theo giấy ủy quyền số: ………….. ngày ……………. Của …………………

Bên tổ chức tín dụng: …………………………………………………………

Mã số TCTD: ………………………………………………………………….

Cấp lần đầu ngày: ……………….. Do Phòng ĐKKD: ……………………….

cấp lại lần ………… ngày: ……………………………………………………..

Trụ sở: …………………………………………………………………………………………………..

Người đại diện: …………………………………………………………………

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………. E-mail: …………………………………..

Theo giấy ủy quyền số: …………………………. của ………………………

Đã thỏa thuận ký Hợp đồng ký quỹ như sau:

Điều 1. Tài sản và thời hạn ký quỹ

1.1. Tài sản ký quỹ: [……………………………………………………….]

1.2. Tài sản ký quỹ được giao cho Bên tổ chức tín dụng để quản lý tại một tài khoản ký quỹ, là tài khoản đồng sở hữu giữa Bên ký quỹ và Bên nhận ký quỹ.

1.3. Giấy tờ về tài sản (nếu có): […………………………………………..]

1.4. Tổng giá trị tài sản ký quỹ do ba Bên thỏa thuận là: […………………]

1.5. Lãi suất trả cho tài sản ký quỹ là: […………………………………….]

1.6. Thời hạn ký quỹ: [………………………………………………………]

Điều 2. Nghĩa vụ được bảo đảm

2.1. Bên ký quỹ đồng ý ký quỹ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận tại Điều 1 để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với Bên nhận ký quỹ.

2.2. Nghĩa vụ được bảo đảm là việc […………..] giữa Bên ký quỹ và Bên nhận ký quỹ.

2.3. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản ký quỹ được chấm dứt trong trường hợp sau đây:

– Nghĩa vụ đã được hoàn thành, được bù trừ hoặc chấm dứt;

– Việc ký quỹ được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

– Bên nhận ký quỹ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho Bên ký quỹ;

– Các trường hợp khác theo thỏa thuận của các Bên và do luật quy định.

Điểu 3. Quyển của Bên ký quỹ

3.1. Yêu cầu Bên tổ chức tín dụng chấm dứt việc cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản ký quỹ và hưồng lợi tức từ tài sản ký quỹ, nếu do sử dụng mà tài sản ký quỹ có nguy cơ bị mất hoặc giảm sút giá trị.

3.2. Yêu cầu Bên tổ chức tín dụng trả lại tài sản ký quỹ, lãi suất và giấy tờ liên quan, nếu có, khi Bên ký quỹ không phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản ký quỹ.

3.3. Yêu cầu Bên tổ chức tín dụng bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản ký quỹ.

Điều 4. Nghĩa vụ của Bên ký quỹ

4.1. Giao tài sản ký quỹ cho Bên tổ chức tín dụng theo đúng thỏa thuận.

4.2. Báo cho Bên nhận ký quỹ và Bên tổ chức tín dụng về quyền của người thứ ba đối với tài sản ký quỹ, nếu có; trường hợp không thông báo thì Bên nhận ký quỹ có quyền hủy Hợp đồng này đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì Hợp đồng này và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản ký quỹ.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận ký quỹ

5.1. Được Bên tổ chức tín dụng thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên ký quỹ gây ra trong phạm vi số tiền ký quỹ, trong trường hợp Bên ký quỹ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

5.2. Yêu cầu Bên tổ chức tín dụng thanh toán và bồi thường thiệt hại nếu Bên ký quỹ, Bên tổ chức tín dụng không thực hiện đúng nghĩa vụ.

Điều 6. Quyền của Bên tổ chức tín dụng

6.1. Được hưỏng phí dịch vụ ký quỹ […………………………………….] đồng.

6.2. Được tự động trích tiền từ tài khoản ký quỹ để thanh toán phí dịch vụ ký quỹ.

6.3. Có quyền yêu cầu Bên nhận ký quỹ thực hiện đúng thủ tục để được thanh toán, bồi thường thiệt hại.

Điều 7. Nghĩa vụ của Bên tổ chức tín dụng

7.1. Mỏ tài khoản để quản lý tài sản ký quỹ và thanh toán tiền ký quỹ.

7.2. Phải bảo quản, giữ gìn tài sản ký quỹ; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản ký quỹ thì phải bồi thường thiệt hại cho Bên ký quỹ trong trường hợp phải trả lại tài sản ký quỹ.

7.3. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

7.4. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưỏng hoa lợi, lợi tức từ tài sản ký quỹ.

7.5. Phải thanh toán theo yêu cầu của Bên nhận ký quỹ và hoặc Bên ký quỹ theo diều kiện thỏa thuận tại khoản 8.3 Điều 8 của Hợp đồng này, trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ, sau khi trừ chi phí dịch vụ ký quỹ.

7.6. Xử lý tài sản ký quỹ theo thỏa thuận tại Điều 8 của Hợp đồng này.

7.7. Phải hoàn trả tài sản ký quỹ còn lại cho Bên ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ký quỹ và số tiền đã thanh toán theo yêu cầu của Bên nhận ký quỹ khi chấm dứt ký quỹ.

Điểu 8. Xử lý tài sản ký quỹ

8.1. Trường hợp Bên ký quỹ (đồng thời là bên có nghĩa vụ) thực hiện đúng nghĩa vụ thì Bên tổ chức tín dụng hoàn trả lại tài sản ký quỹ cho bên ký quỹ, kể cả tiền lãi hoặc bù trừ nghĩa vụ thanh toán giữa Bên ký quỹ và Bên nhận ký quỹ, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

8.2. Trường hợp Bên ký quỹ (đồng thời là bên có nghĩa vụ) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì Bên nhận ký quỹ (bên có quyền) được thanh toán, bồi thường thiệt hại do Bên ký quỹ (bên có nghĩa vụ) gây ra trong phạm vi tài sản ký quỹ, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

8.3. Bên tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ tự động trích tiền từ tài khoản để thanh toán, bồi thường thiệt hại cho Bên nhận ký quỹ trong các trường hợp sau đây:

– Bên ký quỹ và hoặc Bên nhận ký quỹ gửi văn bản thỏa thuận về nghĩa vụ thanh toán;

– Bên ký quỹ hoặc Bên nhận ký quỹ gửi văn bản yêu cầu Bên tổ chức tín dụng thực hiện thanh toán, nếu như trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức tín dụng, mà bên được thông báo không có văn bản phản đối.

Điểu 9. Cam đoan của các Bên

9.1. Bên ký quỹ cam đoan các thông tin về tài sản ký quỹ đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật và tại thời điểm ký Hợp đồng này, tài sản ký quỹ nói trên:

– Hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Bên ký quỹ;

– Được ký quỹ theo quy định của pháp luật;

– Không có bất kỳ sự tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện nào về quyền sở hữu;

– Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính hoặc có bất kỳ quyết định nào của cơ quan có thẩm quyền hạn chế quyền của chủ sở hữu;

– Không có bất kỳ cam kết nào về việc chuyển quyền sở hữu, quyền hưởng dụng, góp vốn hoặc dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự nào khác dưới mọi hình thức.

9.2. Bên nhận ký quỹ và Bên dịch vụ ký quỹ cam đoan đã xem xét tài sản ký quỹ và giấy tờ về tài sản ký quỹ nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này.

9.3. Cả ba Bên cùng cam đoan:

– Các thông tin về mỗi Bên đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

– Việc ký kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc;

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận trong Hợp đồng này;

– Đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc ký kết Hợp đồng này.

Điều 10. Thỏa thuận khác

10.1. Các nội dung khác: [………………………………………………..……..]

10.2. Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này và Hợp đồng được bảo đảm bằng Hợp đồng này được gộp vào để giải quyết trong cùng ruột vụ tranh chấp tại Toà án hoặc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này.

Bên thua kiện có nghĩa vụ thanh toán mọi chi phí liên quan đến vụ án.

10.3. Hợp đồng này được lập thành [….] bản, mỗi Bên giữ [….] bản, có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản ký quỹ.

BÊN KÝ QUỸ

(Ký, ghi rõ họ tên và

đóng dấu, nếu có)

BÊN DỊCH VỤ KÝ QUỸ

(Ký, ghi rõ họ tên và

đóng dấu, nếu có)

BÊN NHẬN KÝ QUỸ

(Ký, ghi rõ họ tên và

đóng dấu, nếu có)