Thưa Luật sư của LVN Group, Trường hợp người nước ngoài đã có giấy phép lao động tại công ty A và được cấp thẻ tạm trú thời hạn 2 năm. Hiện nay chưa hết thời hạn trên giấy phép lao động và thẻ tạm trú ở công ty A nhưng lao động nghỉ việc trước thời hạn và công ty A có nhiệm vụ trả lai thẻ tạm trú cho cơ quan xuất nhập cảnh và được cấp visa Lao Động 1 tháng. Trong thời gian 1 tháng visa mới được cấp lao động nước ngoài hoàn thành xong giáy phép lao động tại công ty B thì có được đổi sang thẻ tạm trú do công ty B bảo lãnh và không cần phải về nước hay không ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật nhật cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt nam số 47/2014/QH13 

Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú

Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Hướng dẫn thi hành một số

Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động

2. Nội dung tư vấn

Đối với trường hợp người nước ngoài có thị thực, thẻ tạm trú vẫn còn giá trị sử dụng nhưng tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng thì yêu cầu công ty phải có công văn báo cáo ngay với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh- Công an tỉnh để làm thủ tục hủy giá trị thị thực, thẻ tạm trú. Nếu công ty không có báo cáo kịp thời sẽ phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, bảo lãnh người nước ngoài theo quy định của pháp luật.

– Đối với trường hợp người nước ngoài đã được cấp Thẻ tạm trú mà vẫn còn giá trị sử dụng nhưng đã đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hết hạn hợp đồng lao động nhưng không gia hạn thêm thì doanh nghiệp phải làm việc với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh- Công an tỉnh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để nộp lại thẻ tạm trú, hủy thị thực cũ và làm thủ tục cấp thị thực có giá trị phù hợp cho người nước ngoài xuất cảnh đúng quy định.

Như vậy, trong trường hợp này, công ty A trả lại thẻ tạm trú cho cơ quan xuất nhập cảnh, và sau đó người lao động xin cấp giấy phép lao động với công ty B, và đăng ký hoàn toàn mới (theo diện do công ty B bảo lãnh).

 

Kính chào công ty Luật LVN Group! em có một số câu hỏi cần tư vấn. Bạn em là 1 người Hàn quốc, đã kết hôn với người Việt Nam được hơn 1 năm và đang làm tại doanh nghiệp Hàn Quốc có đăng ký đầu tư tại Việt Nam. tháng 1/2016, anh ấy sẽ hết hạn giấy phép lao động và thẻ tạm trú. tháng 6/2016, anh ấy sẽ hết hạn hộ chiếu? em muốn hỏi, trong trường hợp này, anh ấy có thể ủy quyền cho 1 người Việt Nam làm mới hộ chiếu tại đsq Hàn Quốc được ko? và sau khi làm mới hộ chiếu thì có nên làm thủ tục miễn thị thực 5 năm ko? trường hợp miễn thị thực thì sau vẫn phải đi xin thẻ tạm trú và giấy phép lao động bình thường ạ? nếu bgio anh ấy làm thủ tục xin thẻ thường trú, có kịp ko? và có những thuận lợi gì hơn ạ? Chân thành cảm ơn quý công ty

Theo quy định tại Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh thì điều kiện để được miễn thị thực là:

Điều 12. Các trường hợp được miễn thị thực

1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.

3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

4. Theo quy định tại Điều 13 của Luật này.

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.”

Trong trường hợp bạn của bạn lấy vợ người Việt Nam, và có nhu cầu sinh sống tại Việt Nam thì bạn của bạn được miễn thị thực, và được đăng ký thường trú. Đối với trường hợp được đăng ký thường trú, mọi giao dịch người này thực hiện sẽ dựa vào địa chỉ nơi đăng ký thường trú, và việc thường trú là không có thời hạn, không cần phải thực hiện thủ tục gia hạn như đối với các trường hợp khác.

Về thủ tục giải quyết cho thường trú:

Hồ sơ cấp thẻ thường trú bao gồm:

a) Đơn xin thường trú;

b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú;

e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

Trình tự, thủ tục:

Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú”.

XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI! Bên mình là trung tâm tiếng anh. Hiện tại bên mình đang muốn xin giấy phép lao động cho giảng viên của trung tâm bên mình nhưng mình không biết quy trình và chi phí cụ thể như thế nào? Mình gửi email này rất mong nhận được sự tư vấn của bên bạn với phương án phù hợp nhất.

Xin chào Luật sư của LVN Group, Em có một người bạn Việt kiều Pháp đang muốn làm Work Permit nhưng không có bằng Đại học và 5 năm kinh nghiệm. Cho em hỏi bên Luật sư của LVN Group làm thì chi phí bao nhiêu và giấy tờ cần những gì ạ? Em cảm ơn Mong nhận được hồi âm sớm Ngân Nguyễn.

Hiện nay theo thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH thì doanh nghiệp chỉ cần làm tờ trình ( Mẫu số 1 ) Trình Ủy ban nhân dân cấp thành Phố ( hoặc Tỉnh ) về việc chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài trước 15 ngày khi nộp hồ sơ chính thức. Sau đó, bạn cần cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP, thực hiện như sau:

a) Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp hoặc trường hợp đang cư trú tại Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp và văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

b) Trường hợp người lao động nước ngoài chưa từng cư trú tại Việt Nam thì phải có văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

4. Văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP là thông báo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về vị trí công việc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.

5. Văn bản chứng minh quy định tại Điểm a, Điểm c và Điểm g Khoản 8 Điều 10 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP là một trong các giấy tờ sau đây:

– Hợp đồng lao động;

– Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động;

– Quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài;

Hồ sơ trên bạn nộp lên Sở Lao động thương binh xã hội nơi người nước ngoài sẽ làm việc.

 Kính gửi văn phòng Luật LVN Group, Kính nhờ văn phòng luật tư vấn công ty chúng tôi trường hợp như sau: Nếu thực tập sinh là người nước ngoài/ Việt kiều có quốc tịch nước ngoài, thực tập tại Công ty ở Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng thì theo Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ không cần xin giấy phép lao động. Trong trường hợp này, có cần ký HĐLĐ thời vụ với thực tập sinh hay không? Nếu sau 3 tháng, thực tập sinh có nhu cầu gia hạn thời gian thực tập, vậy công ty/ thực tập sinh có phải tiến hành xin giấy phép lao động không và có bắt buộc phải ký HĐLĐ không? Chúng tôi mong nhận sự tư vấn của Quý Luật sư của LVN Group.

Bạn lưu ý, Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã hết hiệu lực, và đã được thay thế bởi Nghị định số 102/2013/NĐ-CP.

Theo quy định tại khoản 8 Điều 172 Bộ luật lao động quy định thì những người nước ngoài không thuộc diện phải xin cấp giấy phép lao động bao gồm:

” 8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.” Trong trường hợp này, nếu những thực tập sinh này là học sinh, sinh viên thì không cần phải xin giấy phép lao động nhưng công ty bạn có trách nhiệm phải báo với Sở lao động thương binh xã hội.

Nếu những thực tập sinh này sau khi hết 03 tháng mà vẫn có nhu cầu làm việc tại công ty, thì công ty bạn phải thực hiện thủ tục xin cấp phép lao động cho những người này. (Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 102/2013/NĐ-CP)

Về vấn đề báo giá, bạn vui lòng gửi yêu cầu của mình qua email: [email protected], các chuyên viên tiếp nhận sẽ báo giá cụ thể về các dịch vụ này.  Trân trọng ./.