Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam đặc biệt là luật doanh nghiệp và luật đầu tư nước ngoài. Để trở thành đại lý bao tiêu sản phẩm cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trước tiên cần phải thành lập một tổ chức có tư cách pháp nhân, xây dựng năng lực kinh nghiệm cụ thể phù hợp với lĩnh vực mà đối tác yêu cầu. 

 

1. Cơ sở pháp lý quy định thành lập đại lý

– Luật Doanh nghiệp năm 2020

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp

– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

– Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

 

2. Các hình thức bán hàng đại lý

– Đại lý hoa hồng: Là hình thức mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán hàng hóa theo giả mua, giá bán do bên giao đại lý ấn định để được hưởng hoa hồng. Mức hoa hồng được tính theo tỷ lệ phân trăm do các bên thỏa thuận trên giá mua, giá bán hàng hóa.

– Đại lý bao tiêu hóa sản phẩm, dịch vụ: Là hình thức đại lý phổ biến mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng theo giá do bên giao đại lý để được hưởng thù lao theo quy định của công ty mở đại lý. Mức thù lao mà đại lý được hưởng là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán thực tế so với giá bên giao hàng cho đại lý ấn định hoặc thỏa thuận.

– Đại lý độc quyền: Là hình thức đại lý mà tại một khu vực nhất định, có thể là trên quy mô toàn quốc hay quy mô khu vực, bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý độc quyền việc mua, bán một hoặc một số mặt hàng.

– Tổng đại lý mua bán hàng hóa: Là hình thức đại lý mà bên đại ý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý.

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng đại lý thương mại độc quyền 

 

3. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm

+ Khái niệm tiêu thụ sản phẩm theo nghĩa hẹp: Có rất nhiều khái niệm về tiêu thụ sản phẩm được nêu ra:

– Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động bán hàng tời tay người tiêu dùng.

– Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động tổ chức mạng lưới bán hàng.

– Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động xúc tiến bán hàng.

Nhìn chung tiêu thụ sản phẩm bao gồm các hoạt động thương mại đầu ra của doanh nghiệp.

+ Khái niệm tiêu thụ sản phẩm theo nghĩa rộng:

Cơ sở lý luận về Marketing nhằm tiêu thu sản phẩm tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp.

Đứng trên góc độ marketing: Tiêu thụ sản phẩm là quản trị hệ thống và những điều kiện tổ chức có liên quan đến việc điều hành và vận chuyển hàng hóa, từ người sản xuất đến người tiêu dùng với điều kiện hiệu quả tối đa.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua tiêu thụ mà thực hiện được giá trị và sử dụng giá trị của sản phẩm. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các hoạt động nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, từ tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến với nhiều hoạt động phụ trợ cho việc thực hiện sau khi bán hàng. Tham khảo: Mẫu hợp đồng đại lý phân phối độc quyền sản phẩm.

4. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, ngày nay các nhà khoa quản trị doanh nghiệp ngày càng chú ý hơn đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Bởi nó là cơ sở và là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. tiêu thụ sản phẩm đánh dấu thành quả hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ nghĩa là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn mọi nhu cầu nào đó, sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở uy tín của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm, sự đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các dịch vụ, tiêu thu sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

+ Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Cơ sở lý luận về marketing nhằm tiêu thụ sản phẩm để tiếp tục sản xuất kinh doanh trên thị trường các doanh nghiệp phải luôn luôn tìm cách để tái sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh. Tái sản xuất kinh doanh là việc doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh ở chu kỳ sau. Mở rộng sản xuất kinh doanh là việc doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh ở chu kỳ sau lớn hơn chu kỳ trước.

Để có thể tái sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất và thu được tiền đảm bảo bù đắp chi phí bỏ ra, có lợi nhuận từ đó doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tiếp tục đầu tư cho chu kỳ sản xuất sau. Nếu không tiêu thụ được sản phẩm sẽ gây ứ đọng vốn, tăng các chi phí bảo quản dự trữ do tồn kho và các chi phí khá, gây đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp sẽ không thực hiện được tái sản xuất kinh doanh.

+ Góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất.

Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần giảm chi phí lưu thông, giảm chi phí và thời gian dự trữ hàng hóa, tăng vòng quay vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng đổi mới công nghệ  kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu đem lại lợi nhuận cao.

Mở rộng thị trường là một trong những điều kiện để doanh nghiệp tăng lượng tiêu thị và mở rộng sản xuất kinh doanh.

+ Củng cố nâng cao vị thế và mở rộng thị phần của doanh nghiệp.

Có thể đánh giá vị thế của doanh nghiệp bằng phạm vi thị trường mà doanh nghiệp đã xâm nhập và chiếm lĩnh được, việc tiêu thụ diễn ra trên diện rộng với quy mô lớn chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp càng cao. Mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình một uy tín, gây được ấn tượng tốt về sản phẩm của mình dưới con mắt khách hàng, có như vậy mới tiêu thụ được sản phẩm, mở rộng thị trường, vị thế của doanh nghiệp sẽ tăng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thông qua hoạt động tiêu thụ doanh nghiệp nắm bắt được sự thay đổi thị hiểu, nguyên nhân xuất hiện nhu cầu mới của người tiêu dùng về sản phẩm từ đó đề ra các biện pháp thu hút khách hàng.

+ Thực hiện chức năng giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm.

Cơ sở lý luận về marketing nhằm tiêu thụ sản phẩm theo quản điểm của marketing hiện đại và cũng là quan niệm của sản phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay: Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng, cống hiến những lợi ích cho họ và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng. Những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng được gọi là giá trị sử dụng. Như vậy, để có được giá trị sử dụng đó họ phải bỏ ra chi phí (về tiền của, thời gian, sức lực…) để mua và sử dụng sản phẩm. Tức là, họ phải tham gia hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp.

Như vậy hoạt động tiêu thụ đã được thực hiện chức năng giá trị sử dụng của sản phẩm. Mặt khác, ở phía doanh nghiệp, giá trị sản phẩm là những hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó và được hiểu hiện dưới hình thái tiền tệ (giá trị của sản phẩm). Chỉ đến khi sản phẩm được tiêu thụ thì doanh nghiệp mới thu hồi được những hao phí đã bỏ ra và tái sản xuất sản phẩm.

Như vậy, từ những phân tích trên và theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Đầu tư quy định nhà đầu tư được làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức cá nhân có cùng loại sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, dịch vụ đại lý thuộc dịch vụ phân phối mở cửa theo cam kết WTO, vì vậy bên cạnh quy định của pháp luật về đầu tư doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải phù hợp với lộ trình đã cam kết tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các Văn bản có liên quan.

Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật LVN Group cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến hotline 1900.0191 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!