1, Chuyển giới là gì?

Giới tính là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất, nghĩa là giữa nam và nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có những sự khác biệt như nhau về mặt sinh học

“Chuyển giới” bao hàm nhiều nghĩa hơn mà mọi người có thể nhận ra. Nó bao gồm một loạt các đặc điểm nhận dạng và biểu hiện giới có thể nằm suy nghĩ của phần lớn mọi người có thể được phân loại là chỉ một trong hai giới tính – nam hoặc nữ (giới tính nhị phân).

“Người chuyển giới” là thuật ngữ miêu tả những người có bản dạng giới (suy nghĩ, cảm nhận về giới của bản thân) không trùng với cơ thể sinh học của họ khi sinh ra, ví dụ: một người chuyển giới được nhận diện là nữ trong khi bẩm sinh có cơ quan sinh dục nam.

Có hai dạng người chuyển giới là: Người chuyển giới nam sang nữ (male to female) và người chuyển giới nữ sang nam (female to male). Ở góc độ xu hướng tính dục, có thể phân chia thành người chuyển giới đồng tính (ví dụ người chuyển giới từ nam sang nữ và chỉ yêu nữ giới), người chuyển giới song tính (ví dụ người chuyển giới từ nam sang nữ và có thể yêu cả nam giới và nữ giới) và người chuyển giới dị tính (ví dụ người chuyển giới từ nữ sang nam và chỉ yêu nữ giới).

2, Quyền chuyển giới được pháp luật quy định như thế nào?

Trước đây việc chuyển đổi giới tính không được pháp luật Việt Nam công nhận. Tuy nhiên, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, quyền chuyển đổi giới tính của cá nhân đã được pháp luật thừa nhận.

“Điều 37. Chuyển đổi giới tính

Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”

Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định, trong trường hợp đã chuyển đổi giới tính thì cá nhân chuyển đổi giới tính sẽ có quyển và có nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi.

Tuy nhiên pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng về điều kiện để được công nhận chuyển giới hay trình tự thủ tục pháp lý đối với vấn đề này. Có thể, trong thời gian tới, các nhà lập pháp sẽ đưa ra thêm quy định để quyền chuyển giới được rõ ràng hơn.

3, Các thủ tục pháp lý nhân thân liên quan đến vấn đề chuyển giới

– Thứ nhất thay đổi tên: Người chuyển giới được pháp luật cho phép thay đổi tên theo như giới tính của mình.

Theo điểm e khoản 1 Điều 28 BLDS năm 2015, quyền thay đổi tên, cá nhân có quyền “Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.”

Các cá nhân thực hiện thay đổi tên theo trình tự thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

– Tờ khai (theo mẫu)

– Giấy tờ liên quan (Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ, Sổ hộ khẩu gia đình, CMND hoặc thẻ căn cước công dân…)

– Giấy khai sinh bản chính của người được thay đổi

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Uỷ Ban Nhân Dân

Người yêu cầu thay đổi họ tên nộp Tờ khai cải chính hộ tịch, Giấy khai sinh bản chính và các giấy tờ liên quan theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Trong thời hạn 03 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tính hợp lệ của các giấy tờ trên.

Bước 2: Nhận kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

4, Các thủ tục về pháp lý hộ tịch liên quan đến vấn đề chuyển giới

Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Hồ sơ yêu cầu thay đổi họ, tên gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

+ Tờ khai (theo mẫu quy định);

+ Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch (Bản chính);

+ Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch

Căn cứ khoản 3 Điều 46 Luật hộ tịch “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.”

Bước 3: Cơ quan đăng ký hộ tịch thụ lý hồ sơ cải chính hộ tịch

– Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch; cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.

– Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

– Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

5. Mẫu đơn xin xác định lại giới tính

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỂ NGHỊ ĐƯỢC THỰC HIỆN KỸ THUẬT

XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH

(Dùng cho người chưa đủ 16 tuổi)

Kính gửi: ……………………………………………………………………

Tôi là (ghi rõ họ và tên): ……………………………………………………

Tuổi: ………………………………………………………………………..

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………

Số CMND/Hộ chiếu: ………….. ngày cấp: …………. nơi cấp: ……………

Tôi là Cha/mẹ /người giám hộ của cháu: …………………………………..

– Họ tên: ……………………………………………………………………

– Tuổi: ………………………………………………………………………

– Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………….

– Số CMND/Hộ chiếu (nếu có) ……… ngày cấp ………… nơi cấp ………

Sau khi cháu …………… được bác sĩ khám và chẩn đoán xác định là có:

– Khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc

– Giới tính chưa được định hình chính xác.

Tôi làm đơn này đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y tế đề xác định lại giới tính cho cháu.

Trong quá trình thực hiện kỹ thuật can thiệp y tế để xác định lại giới tính, tôi xin cam đoan thực hiện theo đúng quy chế của bệnh viện và chỉ định của bác sĩ và thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Ngày ….. tháng ….. năm …….

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký, ghi rõ họ, tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỂ NGHỊ ĐƯỢC THỰC HIỆN KỸ THUẬT

XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH

(Dùng cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi)

Kính gửi: ……………………………………………………………………….

Tôi là (ghi rõ họ và tên): ……………………………………………………….

Tuổi: ……………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………..

Số CMND/Hộ chiếu: ……… ngày cấp: ……… nơi cấp: ………………………

Sau khi được bác sĩ khám và chẩn đoán xác định là có:

– Khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc

– Giới tính chưa được định hình chính xác.

Tôi làm đơn này để nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh can thiệp y tế để xác định lại giới tính cho tôi.

Trong quá trình thực hiện kỹ thuật can thiệp y tế để xác định lại giới tính, tôi xin cam đoan thực hiện theo đúng quy chế của bệnh viện và chỉ định của bác sĩ và thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

ngày….. tháng ….. năm …..

CHA, MẸ HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký, ghi rõ họ, tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỂ NGHỊ ĐƯỢC THỰC HIỆN KỸ THUẬT

XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH

(Dùng cho người từ đủ 18 tuổi trở lên)

Kính gửi: ………………………………………………………………

Tôi là (ghi rõ họ và tên): ………………………………………………

Tuổi: …………………………………………………………………..

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………

Số CMND/Hộ chiếu: ……. ngày cấp: ……. nơi cấp: ……………….

Sau khi được bác sĩ khám và chẩn đoán xác định là có:

– Khuyết tật bẩm sinh vế giới tính hoặc

– Giới tính chưa được định hình chính xác.

Tôi làm đơn này đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y tế để xác định lại giới tính cho tôi.

Trong quá trình thực hiện kỹ thuật can thiệp y tế để xác định lại giới tính tôi xin cam đoan thực hiện theo đúng quy chế của bệnh viện và chỉ định của bác sĩ và thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Pháp luật.

Ngày ….. tháng …… năm ……..

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký, ghi rõ họ, tên)

6. Mẫu giấy chứng nhận của cơ sở y tế sau khi xác định lại giới tính

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY CHỨNG NHẬN Y TẾ ĐÃ XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: ………………………………………………

Chứng nhận: ………………………………………………………………..

Bệnh nhân: ………………………………………………………………….

Tuổi: …………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………….

Số CMND/Hộ chiếu: ……….. ngày …….. cấp ……… nơi cấp ……………

đã được can thiệp y tế để xác định lại giới tính và mang giới tính là:

ngày ……… tháng …….. năm ………

TRƯỞNG KHOA GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng đấu)

7. Mẫu tờ khai ghi chú thay đổi hộ tịch

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI GHI CHÚ THAY ĐỔI HỘ TỊCH

Kính gửi(1): ……………………………………………………………….

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …………………………………………

Nơi cư trú(2): ……………………………………………………………..

Giấy tờ tùy thân(3): ………………………………………………………

Đề nghị ghi vào sổ hộ tịch việc(4) ………………… cho người có tên dưới đây:…………………………………………………………………………

Họ, chữ đệm, tên: ………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………

Dân tộc: ………………………… Quốc tịch: ……………………………..

Nơi cư trú(2): ………………………………………………………………

Giấy tờ tùy thân(3): ……………………………………………………………

Nội dung ghi vào sổ hộ tịch(5): ……………………………………………….

Theo số ……………… do ………………….. cấp ngày …………………… (6) Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Tài liệu gửi kèm theo Tờ khai: ………….. Làm tại: …………………………….

Ngày …….. tháng ……. năm ……………

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

* Cách thức khai như sau:

Tại mục (1): Ghi tên UBND cấp xã nơi người đăng ký lại giới tính cư trú.

Tại mục (2): Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang nơi sinh sống.

Tại mục (3): Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thần (số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế)

Ví dụ: Thẻ căn cước công dân số 001089123567 do Cục CSQLDKCT &DLQGVDC cấp ngày 20/01/2016;

Tại mục (4): Ghi rõ nội dung ghi vào sổ hộ tịch là “Xác định lại giới tính”

Tại mục (5): Ghi rõ nội dung cơ bản của việc hộ tịch đã được đăng ký

Ví dụ: Được xác định lại giới tính từ giới tính Nam sang giới tính Nữ

Tại mục (6): Ghi rõ thông tin của Giấy chứng nhận y tế sau khi đã xác định lại giới tính sau khi thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính, do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp hoặc Giấy xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám chữa bệnh nếu việc can thiệp y tế xác định lại giới tính xảy ra trước ngày 24 tháng 08 năm 2008.