Luật sư tư vấn:

1, Đăng ký khai sinh là gì?

Đăng ký khai sinh là đăng kí sự kiện sinh (ra đời) cho đứa trẻ mới được sinh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói một cách đơn giản, đăng ký khai sinh là việc bạn đi đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền các thông tin cá nhân của trẻ vừa sinh ra đời để Nhà nước có thông tin nhằm thuận tiện trong việc quản lý công dân.

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

2, Những ai được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ?

Căn cứ Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:

-Trách nhiệm đăng ký khai sinh:

“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động”

Như vậy, đăng ký khai sinh là trách nhiệm của cha, mẹ, ông, bà, người thân hoặc tổ chức đang nuôi dưỡng đứa bé.

Trong tình huống trên bác là bà ngoài của cháu bé, bác phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho bé trong khoảng thời gian quy định là 60 ngày.

Ngoài ra, Nếu cha của đứa trẻ thừa nhận bé là con của mình thì người ấy cũng có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký khai sinh cho bé, vì:

Việc con gái bác sinh con là bà mẹ đơn thân. Do vậy, đứa trẻ là con ngoài giá thú. Tuy nhiên khi làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú cũng như đăng ký cho con trong giá thú, nếu cả hai cha mẹ thừa nhận đứa con thì đương nhiên trong giấy khai sinh của con có ghi tên cả cha và mẹ.

3, Thủ tục đăng ký khai sinh tiến hành như thế nào?

Trả lời:

Để làm đúng quy trình thủ tục để đăng ký khai sinh, bác cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ hoặc cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Nộp bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp).

Trường hợp sinh nở taị nhà và không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh.

Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp trẻ em sinh ra do mang thai hộ).

– Người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân; giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn); sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).

– Hoàn thành và nộp tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu

Bước 2: Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước)

Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch, UBND xã phường được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn.

– Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.

– Nếu cha, mẹ không có HKTT thì UBND cấp xã nơi cha, mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.

– Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.

– Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam (VN) còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài… thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh

– Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch

– Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

– Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc.

4. Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

* * *

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Kính gửi(l): …………………………………………………………………………………………………..

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …………………………………………………………………………

Giấy tờ tùy thân(2): ………………………………………………………………………………………..

Nơi cư trú(3): ……………………………………………………………………………………………….

Quan hệ với người được khai sinh: ………………………………………………………………………

Đế nghị cơ quan đăng ký khai sinh cho người dưới đây: ………………………………………………….

Họ, chữ đệm, tên: …………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: …………………….. ghi bằng chữ: …………………………………….

Nơi sinh(4): …………………………. Dân tộc: ………………………. Quốc tịch: …………………

Quê quán: ………………………………………………………………………………………………….

Họ, chữ đệm, tên cha: …………………………………………………………. …………….

Năm sinh: ……………………… Dân tộc: ……………………… Quốc tịch: …………………….

Nơi cư trú(3): ………………………………………………………………………….

Họ, chữ đệm, tên mẹ: ……………………………………………………………………………….

Năm sinh: ……………………………. Dân tộc: ………………………… Quốc tịch: ………………..

Nơi cư trú(3): ……………………………………………………………………….

Tôi cam đoan nội dung để nghị đăng ký khai sinh trên đây là đúng sự thật, được sự thỏa thuận nhất trí của các bên liên quan theo quy định pháp luật.

Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật vể nội dung cam đoan của mình.

Làm tại:…………………………… ngày….. tháng…..năm………..

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

5. Hướng dẫn đăng ký khai sinh theo mẫu

Bạn khai tờ khai theo cách sau:

– Tại mục (1): Bạn ghi rõ tên cơ quan đăng ký khai sinh tại Bước 2 bên dưới. Nội dung phải đẩy đủ như ví dụ bên dưới.

Ví dụ:

+ ủy ban nhân dân phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội

+ ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hổ Chí Minh

– Tại mục (2): Bạn ghi thông tin vế giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế. Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an Thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014.

– Tại mục (3): Bạn ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đáng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo địa chỉ đang sinh sống.

– Tại mục (4): Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì bạn ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính.

Ví dụ:

+ Bệnh viện Phụ sản, Hà Nội

+ Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì bạn ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra.

Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

6, Thẩm quyền cấp giấy khai sinh là của ai?

Căn cứ Điều 15 Luật hộ tịch 2014, người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh tại Ủy Ban Nhân Dân (UBND) cấp xã khi:

Trong trường hợp trên: Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Đối với trường hợp trẻ em sinh ra bị bỏ rơi thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi.

UBND cấp huyện có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ căn cứ Điều 35 về thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

“1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:

a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.”

Như vây, trong tình huống trên, bà ngoại cũng có trách nhiệm thủ tục xin cấp giấy khai sinh cho cháu trong thời hạn 60 ngày, tại UBND cấp xã nơi cư trú của mẹ.

Việc đăng ký khai sinh có ý nghĩa rất lớn với công dân. Vì vây, thông qua baì tư vấn này, bác sẽ có được những thông tin cần thiết và hữu ích để đảm bảo quyền lợi sau này cho cháu bé.

7, Vì sao cần thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh đúng thời hạn?

Trong khoảng thời gian 60 ngày, người có trách nhiệm phải thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ, các cán bộ về hộ tịch trên địa bàn cũng có trách nhiệm đôn đốc về thực hiện thủ tục này.

Đăng ký khai sinh cho trẻ em không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm. Những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Nhà nước đảm bảo quyền được đăng ký khai sinh cho trẻ em; cá nhân, tổ chức làm tròn nghĩa vụ đăng ký khai sinh của mình sẽ góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thứ nhất: Đăng ký khai sinh theo đúng pháp luật đảm bảo việc quản lý hộ tịch của nhà nước. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con đều được thể hiện trên giấy khai sinh.

Thứ hai: Đăng ký khai sinh theo đúng pháp luật đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Một người có nhân thân không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến việc tham gia vào các giao dịch dân sự.