Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 22/2013/TT-BYT
– Thông tư 26/2020/TT-BYT
1. Đào tạo liên tục cho cán bộ y tế là gì?
Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục (Continuing Medical Education – CME); phát triển nghề nghiệp liên tục (Continuing Professional Development – CPD); đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân.
2. Quy trình xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo liên tục cho cán bộ y tế
Quy trình xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục:
Bước 1. Xác định nhu cầu, nội dung đào tạo: Cơ sở đào tạo tiến hành khảo sát, xác định nhu cầu của người học và nội dung đào tạo để xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo;
Bước 2. Thành lập Ban soạn thảo chương trình và tài liệu đào tạo liên tục: Thủ trưởng cơ sở đào tạo liên tục quyết định thành lập Ban soạn thảo chương trình và tài liệu đào tạo liên tục. Số lượng và tiêu chuẩn thành viên Ban soạn thảo do Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn thành viên tham gia Ban soạn thảo có trình độ không được thấp hơn trình độ của chương trình đào tạo xây dựng;
Bước 3. Tổ chức xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục: Ban soạn thảo chương trình và tài liệu đào tạo liên tục xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo liên tục theo quy định.
Bước 4. Thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục: Thủ trưởng cơ sở đào tạo liên tục thành lập Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục. Hội đồng thẩm định có tối thiểu 05 thành viên gồm Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, 01 ủy viên kiêm thư ký và các ủy viên khác. Trong đó, thành viên Hội đồng thẩm định không được là thành viên Ban soạn thảo chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và có trình độ không được thấp hơn trình độ của chương trình đào tạo xây dựng;
Bước 5. Ban hành chương trình và tài liệu đào tạo liên tục: Thủ trưởng cơ sở đào tạo liên tục ký quyết định ban hành chương trình và tài liệu đào tạo liên tục sau khi được Hội đồng thẩm định quy định tại điểm d Khoản này đánh giá đạt yêu cầu; công bố công khai chương trình và tài liệu đào tạo liên tục trên Trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
Cơ sở đào tạo liên tục được sử dụng các chương trình, tài liệu đào tạo liên tục của cơ sở đào tạo liên tục khác đã ban hành sau khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản
3. Hướng dẫn xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục cho cán bộ y tế
3.1. Hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo liên tục
Chương trình đào tạo liên tục do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành phải có các nội dung sau:
1. Tên khóa học và giới thiệu chung về khóa học:
-Tên khóa học cần ngắn gọn, cụ thể và giới hạn được nội dung khóa học.
-Giới thiệu sơ lược ngắn gọn về khóa học để người học chủ động lựa chọn tham gia khi thấy phù hợp. Giới thiệu thường sẽ có 4 đoạn gồm: 1) Sự cần thiết; 2) Cơ sở pháp lý (về chuyên môn và về quản lý đào tạo); 3) Đối tượng dự lớp và 4) Thời lượng (gồm bao nhiêu bài học, tiết học).
2. Mục tiêu khóa học:
Đây chủ yếu là các khóa ngắn hạn nên chỉ có 2 cấp mục tiêu là Mục tiêu khóa học và Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu của khóa học thường là 1 đoạn văn nêu rõ năng lực cần đạt của người học đạt được sau khóa học (Đầu ra khóa học)
Mục tiêu cụ thể của khóa học cần xây dựng đủ 3 lĩnh vực mục tiêu là: Kiến thức, Kỹ năng và thái độ (KAS) đánh số thứ tự từ 1 đến hết. (Những khóa ngắn hạn thường có dưới 10 Mục tiêu)
3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên:
Nêu rõ các yêu cầu cụ thể đầu vào để học viên có thể tham gia học được như về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, nơi làm việc,...
4. Chương trình chi tiết (mỗi tiết học 50 phút)
Số TT |
Tên bài |
Mục tiêu bài học |
Số tiết học |
|||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thực hành |
||||
Lab |
BV |
|||||
1 |
Bài 1. |
1.. 2. 3. |
|
|
|
|
2 |
Bài 2. |
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
Ôn tập, kiểm tra đánh giá |
|
|
|
|
|
|
Khai giảng/bế giảng |
|
|
|
|
|
|
Tổng số tiết học |
|
|
|
|
5. Tên tài liệu dạy – học
-Tên tài liệu chính thức: Thông thường do đơn vị tự biên soạn. Cũng có thể sử dụng tài liệu có sẵn. Nếu là tài liệu có sẵn thì cần ghi rõ tên tài liệu, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản,…?
– Tài liệu đọc thêm cho học viên: Vì khóa học ngắn nên chỉ lựa chọn một số lượng hạn chế để học viên đọc trong thời gian học tập (Lưu ý đây không phải là tài liệu tham khảo cho thầy để biên soạn tài liệu).
6. Phương pháp dạy – học:
Nêu các phương pháp chủ yếu để thực hiện trong chương trình như: các phương pháp dạy lý thuyết, phương pháp thực hành, dạy lâm sàng, dạy ở cộng đồng, dạy trong Labo. Yêu cầu kể rõ tên gọi của phương pháp.
ví dụ như:
– Dạy học bằng thuyết trình ngắn tích cực hóa học viên
– Dạy học bằng thảo luận nhóm
– Dạy thao tác mẫu, thực hành lại bằng bảng kiểm
– Dạy học bằng kỹ thuật động não
– Dạy học bên giường bệnh
– Dạy học phương pháp bằng cầm tay chỉ việc trong lâm sàng
7. Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng:
Ghi rõ tiêu chuẩn của giảng viên và trợ giảng về chuyên môn, nếu dạy lâm sàng thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề thuộc lĩnh vực chuyên môn đó, kinh nghiệm nghề nghiệp; Yêu cầu về nghiệp vụ dạy-học (chứng chỉ sư phạm y học theo chương trình của Bộ Y tế) và các yêu cầu khác nếu có…
-Chỉ rõ số lượng giảng viên và trợ giảng cần cho khóa học. Cần ghi rõ: Dạy lý thuyết cần mấy thầy (giảng viên và Trợ giảng), Dạy thực hành theo nhóm nhỏ, (mỗi nhóm có 1 giảng viên hoặc trợ giảng hướng dẫn).
8. Thiết bị, học liệu cho khóa học
Liệt kê yêu cầu về phòng học và các trang thiết bị, mô hình, dụng cụ, hóa chất, súc vật thí nghiệm, hóa chất phục vụ cho việc dạy-học của khóa học (kể cả các điều kiện để thực hành lâm sàng ở bệnh viện).
Yêu cầu ghi rõ tên/ số lượng, chủng loại để tạo thuận lợi cho cơ sở chuẩn bị cho buổi dạy học. Nếu dạy học ở trong bệnh viện cần ghi rõ phòng bệnh nào? bao nhiêu bệnh nhân,….
9. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình:
Hướng dẫn cách tổ chức khóa học như: Đơn vị chủ trì, kinh phí, tuyển sinh, địa điểm, điều kiện mở lớp, số lượng học viên; hình thức học liên tục hay linh hoạt, Tổ chức khai giảng, bế giảng, đánh giá trước, sau khóa học, …
Đối với khóa đào tạo thực hiện theo hình thức trực tuyến qua mạng Internet (E- learning) cần nêu rõ cách thức như thế nào? Thiết bị cần có kể cả phần mềm học trực tuyến. Cách quản lý học tập, cách tổ chức thi kiểm tra lý thuyết và thực hành kỹ năng để đảm bảo chất lượng. Riêng chỉ tiêu thực hành kỹ năng lâm sàng, hoặc kỹ thuật chính xác thì phải tổ chức thi thật chặt chẽ tại cơ sở đào tạo để đảm bảo chất lượng.
10. Đánh giá và cấp giấy chứng nhận/chứng chỉ đào tạo liên tục:
– Nêu rõ cách đánh giá như: Đánh giá sự chuyên cần tham dự lớp, điểm đánh giá thường xuyên trong quá trình học và đánh giá kết thúc để đảm bảo chất lượng. Học lý thuyết cho phép vắng mặt không quá 10%; Học thực hành không được vắng mặt, nếu bất khả kháng thì phải học bù
– Các điều kiện học viên cần đạt để được cấp chứng chỉ. Lưu ý với ngành Y điểm 5 không phải lúc nào cũng là điểm đạt, đặc biệt điểm thực hành lâm sàng và các kỹ thuật chính xác cao điểm phải từ khá giỏi trở lên.
– Tên của chứng chỉ : Ghi rõ theo tên khóa học.
– Giá trị của chứng chỉ theo Thông tư 22/2013/TT-BYT để duy trì chứng chỉ hành nghề;
11. Chỉ tiêu tay nghề (kỹ năng cần đạt sau khóa học).
Cần ghi theo bảng sau:
TT KN |
Tên Bài |
Số tiết TH |
Kỹ năng/thủ thuật |
Chỉ tiêu tay nghề Số lần tối thiểu/ 1 hv |
|||
Labo/ tại lớp học |
BV (bệnh nhân) |
||||||
K.tập |
Phụ |
Tự làm |
|||||
1 |
Bài 4. Tiêm an toàn |
6 |
Tiêm bắp nông |
3 |
5 |
2 |
1 |
2 |
Truyền tĩnh mạch |
3- |
2 |
2 |
3 |
||
3 |
… |
|
|
|
|
||
4 |
Bài 5… |
|
|
|
|
|
|
3.2. Hướng dẫn xây dựng tài liệu đào tạo liên tục cho cán bộ y tế
Căn cứ vào chương trình đào tạo đã được xây dựng và ban hành, cơ sở đào tạo xây dựng hoặc lựa chọn tài liệu dạy – học cho phù hợp.
I. Yêu cầu chung của tài liệu
1/Cấu trúc chung của tài liệu gồm các nội dung sau
– Bìa sách/ Bìa lót
– Tên tác giả ( chủ biên và những người biên soạn)
– Lời nói đầu hoặc lời giới thiệu
– Mục lục
– Tên từng bài học
– Cuối sách là tài liệu tham khảo (chung cho các bài)
– Chữ viết tắt/ hoặc index
2) Khối lượng kiến thức:
Để đảm bảo cho học viên có tài liệu và sử dụng theo phương pháp học tập tích cực, yêu cầu khối lượng kiến thức cho mỗi tiết học khoảng từ 3-4 trang khổ A4 (cho 1 tiết lý thuyết). Khuyến khích dùng hình ảnh, sơ đồ minh họa.
Thực hành tuỳ theo điều kiện, khoảng 1 trang cho 1 tiết thực hành bao gồm bảng kiểm/ thang điểm/ tình huống Thực hành lâm sàng cần có bảng theo dõi chỉ tiêu thực hành. Nếu có nhiều tiết thực hành cho 1 kỹ năng thì số trang có thể ít hơn
3) Trình bày tài liệu:
-Trình bày: lưu ý các kênh thông tin như: Kênh chữ: viết cô đọng, dễ hiểu, trong sáng, Kênh hình ảnh: lựa chọn kỹ càng, phù hợp, rõ ràng. Có Sơ đồ, bảng, biểu, đồ thị minh họa.
– Phần cuối của tài liệu đào tạo có các mục sau: Tài liệu tham khảo dùng trong quá trình biên soạn. Trích dẫn nguồn nội dung khoa học và Giải thích thuật ngữ (nếu có)
4) Tác giả:
Mỗi tài liệu đào tạo y khoa liên tục nên là một tập thể tác giả, khuyến khích những người có kinh nghiệm thực tiễn trong chuyên môn biên soạn và chuẩn bị tài liệu cho các khóa đào tạo y khoa liên tục.
II. Một số hướng dẫn cụ thể
– Tên sách: Như tên chương trình.
– Lời nói đầu: Trong lời nói đầu (hoặc lời giới thiệu) có các nội dung: Mục tiêu tài liệu, tài liệu được biên soạn dựa trên chương trình nào, cấu trúc, đối tượng sử dụng và hướng dẫn cách sử dụng tài liệu.
– Mục lục: Sau tên bài, Ghi mục chính và kế tiếp.
– Tên từng bài học ( theo đúng chương trình)
Số bài trong tài liệu phải tương ứng với số bài đã ghi trong chương trình đào tạo y khoa liên tục. Mỗi bài có các mục: Tên bài &người biên soạn/ mục tiêu/ nội dung/ lượng giá:
1) Tên bài: Như tên trong chương trình đào tạo y khoa liên tục
Tên người biên soạn ( ghi ngay dưới tên bài)
2) Mục tiêu bài học: Như mục tiêu trong chương trình
3) Nội dung: Trong đào tạo y khoa liên tục nên chú trọng dạy kỹ năng vì vậy phần thực hành rất quan trọng. Với mỗi bài cần ghi rõ cả 2 phần lý thuyết và thực hành. Nội dung của từng bài cụ thể như sau:
Phần lý thuyết
– Nội dung cần đảm bảo 4 yêu cầu sau:
– Kiến thức cơ bản, hệ thống (đã được thừa nhận, được khẳng định).
– Chính xác và khoa học (nội dung khoa học chính xác, có chứng cứ).
– Cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội.
– Thực tiễn (đặc biệt đối với thực tiễn Việt Nam).
– Cần chú ý tập trung đưa vào nội dung những kiến thức cốt lõi (phải biết), sau đó mới đến kiến thức liên quan nhiều (cần biết), hạn chế đưa những kiến thức, kỹ thuật thủ thuật mới và hội nhập quốc tế.
Phần thực hành có nội dung
a) Tên buổi thực hành (hoặc nội dung thực hành)
Nêu rõ tên kỹ năng sẽ thực hành nếu có nhiều kỹ năng thi cần ghi đủ
b) Chuẩn bị cho buổi thực hành:
– Liệt kê tên và số lượng: dụng cụ, thiết bị, phương tiện, vật tư. súc vật, hóa chất thí nghiệm, buồng bệnh, bệnh nhân.
– Nhân lực: Số lượng giảng viên/ trợ giảng. Số học viên/ số nhóm học viên
– Bảng kiểm/ tình huống, quy trình kỹ thuật ( bảng kiểm, quy trình và tình huống thì vào phụ lục)
c) Tổ chức thực hành;
– Thầy làm mẫu tỷ mỉ, giải thích kỹ càng, làm theo quy trình (nếu có).
– Thầy giao nhiệm vụ, phương tiện, địa điểm, thời gian, chỉ tiêu thực hành. Phân công giảng viên, trợ giảng hướng dẫn, chỉnh sửa các thao tác cho người học.
– Thảo luận, giải đáp thắc mắc trong quá trình thực hành và đánh giá nhận xét buổi thực hành
d) Chỉ tiêu tay nghề:
– Làm được mấy lần trên labo (hay tại lớp học). Trên bệnh nhân (kiến tập/ trợ giúp thầy và tự làm có thầy hỗ trợ) – Cần đối chiếu với chỉ tiêu ghi trong chương trình.
– Đánh giá chất lượng: đúng, đủ theo yêu cầu chưa.
e) Phần phụ lục: Bảng kiểm, quy trình và các tình huống để dạy lâm sàng
4) Lượng giá (hay tự lượng giá)
– Câu hỏi viết ở dạng test cải tiến như: câu hỏi ngắn (SA), lựa chọn (MCQ), đúng sai (Đ/S), điền chỗ trống,tự luận cải tiến và bảng kiểm, thang điểm, bài tập tình huống.
– Câu hỏi tự lượng giá cho học viên tự học: cần bao phủ toàn bộ nội dung bài học. Sử dụng chủ yếu câu hỏi (test) trắc nghiệm khách quan, số lượng khoảng từ 10 test cho 1 tiết học lý thuyết và ít nhất 3 dạng test). Riêng số lượng test MCQ chiếm 50-60% số test.
– Mỗi tiết thực hành cần tối thiểu 1 bảng kiểm/ thang điểm hoặc tình huống (trừ bài thực hành 1 kỹ năng mà có nhiều tiết học).
– Các câu hỏi tự lượng giá để ở cuối mỗi bài học. Những câu hỏi này không nhất thiết dùng để làm đề thi hay kiểm tra đánh giá.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group