Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Thông tư 34/2013/TT-NHNN quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Luật chứng khoán 2006
2. Luật sư tư vấn:
Chúng tôi xin đưa ra một số đánh giá, nhận xét về vấn đề huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng
1. Ưu điểm
Thứ nhất, các văn bản pháp luật đã được ban hành một cách kịp thời để điều chỉnh vấn đề về huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD.
Phát hành giấy tờ có giá là loại hình giao dịch huy động vốn khá thông dụng của các TCTD và thường được quy định rõ rang, cụ thể trong pháp luật nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, giao dịch phát hành giấy tờ có giá của TCTD ( cụ thể hơn là trái phiếu ngân hàng ) được quy định lần đầu tiên tại Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
Thứ hai, các quy định trong văn bản mới ban hành đã có những sửa đổi rất đúng hướng, kịp thời điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này.
Các văn bản mới trên đây đã từng bước thiết lập sự đồng bộ giữa các quy định về phát hành giấy tờ có giá của TCTD với các quy định của Luật chứng khoán năm 2006 về phát hành chứng khoán ra công chúng. Đặc biệt đã quy định thêm một số vấn đề mới mà các văn bản bị thay thế chưa quy định hoặc quy định chưa rõ, ví dụ như: quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi và chứng quyền của TCTD cổ phần; việc áp dụng cơ chế phát hành thông qua phương thức đấu thầu, thông qua tổ chức làm đại lý hoặc tổ chức trung gian bảo lãnh phát hành chứng khoán.
2. Nhược điểm
Song song và luôn tồn tại với những ưu điểm trên còn rất nhiều hạn chế, bất cập .
Thứ nhât, về bản chất pháp lý của quan hệ phát hành giấy tờ có giá. Trên nguyên tắc, việc phát hành các giấy tờ có giá của TCTD chính là những thỏa thuận vay nợ giữa TCTD với khách hàng. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là bởi vì, thực chất các giấy tờ có giá được phát hành theo Quy chế này đều là những phiếu nợ do các TCTD phát hành để cam kết hoàn trả một số tiền nhất định ghi trên giấy tờ có giá đó cho người sở hữu vào một ngày nhất định trong tương lai. Điều này có nghĩa rằng: khi phát hành giấy tờ có giá cho người đầu tư là các tổ chức, cá nhân, TCTD không phải là người bán giấy tờ đó mà chỉ là người tiếp nhận vốn đầu tư, còn khách hàng là các tổ chức, cá nhân cũng không phải người mua giấy tờ có giá theo đúng nghĩa mà chỉ là người đầu tư gián tiếp vào TCTD bằng cách cho vay đối với chủ thể này để được nhận một khoản lãi cho vay theo thỏa thuận. Tuy nhiên, các quy định hiện hành trong TT 34/2013/TT-NHNN lại thể hiện quan điểm coi giao dịch phát hành giấy tờ có giá của TCTD như là một giao dịch “mua bán” giấy tờ có giá, chứ không khẳng định và thừa nhận bản chất là giao dịch cho vay của quan hệ phát hành giấy tờ có giá của TCTD.
Thứ hai , pháp luật quy định về giấy tờ có giá đã đặt nền móng cho việc nhất thể hóa các quy chế về phát hành các loại giấy tờ có giá của TCTD, nhưng nét nổi bật dễ nhận thấy trong văn bản pháp quy này là nhà làm luật vẫn chủ trương tách bạch giữa hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD với hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ chức khác không phải là TCTD. Điều này thể hiện ở chỗ, hiện tại việc phát hành giấy tờ có giá của chủ thể không phải là TCTD đang được thực hiện theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006, còn việc phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD để huy động vốn ( chủ là các trái phiếu ngân hàng ) thì vẫn được thực hiện theo quy định riêng tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này. Theo quan điểm cá nhân, quy định này như vậy là chưa hợp lý, bởi lẽ trái phiếu ngân hàng thực chất cũng là một loại chứng khoán dài hạn nền về nguyên tắc cần phải được phát hành và lưu thông trên thị trường chứng khoán, giống như cổ phiếu và trái phiếu công ty hay trái phiếu phiếu chính phủ. Đặc biệt việc phát hành Hối phiếu nhận nợ của các TCTD do khách hàng ( người cho vay ), với ý nghĩa là một loại giấy tờ có giá ngắn hạn để huy động vốn, đồng thời tạo thêm “”hàng hóa” cho thị trường tiền tệ, cũng chưa được đề cập đến trong Quy chế này, dù chỉ là một quy định mang tính dẫn chiếu đến Luật các công cụ chuyển nhượng. Ngày nay, để đáp ứng như cầu huy động vốn ngày càng đa dạng, các TCTD đã phát hành nhiều loại giấy tờ có giá trên thị trường với thời hạn, mệnh giá, lãi suất và khả năng chuyển nhượng khác nhau.
Thứ ba, Quy trình thực hiện phát hành giấy tờ có giá còn phức tạp, gây khó khăn cho các TCTD thực hiện hợp đồng vốn đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Chúng ta thấy rõ mặc dù pháp luật đã cho phép các TCTD được huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên, do quy trình thực hiện hoạt động này còn gặp một số vướng mắc nên trên thực tế hoạt động này của các TCTD không mang lại hiệu quả.
3. Khái niệm giấy tờ có giá
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.”
Và theo quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-NHNN thì giấy tờ có giá được phát hành bởi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, giấy tờ có giá vô danh và giấy tờ có giá ghi danh.
Tại khoản 1, 2, 3 Điều 2 Thông tư này cũng ghi rõ:
“Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu (sau đây gọi là giấy tờ có giá) là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu.
Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá”.
Thông tư số 34/2013/TT-NHNN Quy định chi tiết về Hoạt động phát hành giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành.
4. Đối tượng mua giấy tờ có giá
Các cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài. Đối tượng mua giấy giờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng là cổ đông hiện hữu của tổ chức tín dụng phát hành thì được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của tổ chức tín dụng đó trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, mua cổ phần.
5. Hình thức phát hành giấy tờ có giá
Theo Thông tư số 34/2013/TT-NHNN gồm có:
Phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh, giấy tờ có giá vô danh do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành. Trong đó: Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh..
Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
Về mệnh giá Thông tư quy định mệnh giá tổi thiểu của một giấy tờ có giá là 100.000 đồng. Mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.
Về lãi suất: Lãi suất do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành, và phải phù hợp với lãi suất thị trường, quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Lãi suất trong thời hạn phát hành giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động điều chỉnh sao cho phù hợp với quy định về điều chỉnh lãi suất của ngân hàng nhà nước trong thời kỳ.
Quá trình thực hiện phát hành giấy tờ có gi
a) Đối với các loại giấy tờ có giá là kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi thì việc phát hành các loại giấy tờ có giá này tuân theo quy định về tỉ lệ bảo đảm an toàn tại khoản 1 Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các quy định khác của Ngân hàng Nhà nước
Theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:
– Tỷ lệ khả năng chi trả
– Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng nhà nước qua các thời kỳ
– Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn
– Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có
– Tỉ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
– Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
b) Đối với việc phát hành trái phiếu
Thứ nhất, việc phát hành trái phiếu phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam
– Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group