Nguyên nhân là do giáo viên cấp 1 chỉnh sửa thông tin từ năm 1992 thành 1994 và Ủy ban nhân dân căn cứ vào đó mà chỉnh sửa trên giấy khai sinh của tôi. Tôi đi làm chứng minh nhân dân theo thông tin 1994 thì bị cơ quan công an nói khai man vì trong sổ quản lý la 1992. Họ bảo tôi bị xử phạt. Vậy tôi có bị xử phạt không?

Xin chân thành cảm ơn!

 

Luật sư tư vấn:

1. Chứng minh nhân dân

1.1. Chứng minh nhân dân là gì?

Theo Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP, Chứng minh nhân dân (một số người quen gọi là Chứng minh thư) là giấy tờ tùy thân do Công an có thẩm quyền cấp cho công dân Việt Nam. Trong CMND sẽ có ghi rõ thông tin về nhân thân cũng như đặc điểm nhận diện riêng của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam được thuận tiện nhất.

Nói ngắn gọn hơn: CMND là giấy tờ nhân thân cần thiết để “nhận diện” các công dân từ 14 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

 

1.2. Thông tin trên CMND gồm những gì?

Hiện tại, thẻ CMND của công dân Việt Nam có các đặc điểm sau:

– Hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm, 2 mặt in hoa văn xanh nhạt, được ép nhựa rong.

– Thời hạn sử dụng là 15 năm từ ngày cấp.

– Thông tin mặt trước:

Bên trái gồm hình Quốc huy đường kính 14 mm; ảnh cỡ 20 x 30 mm của người được cấp CMND; thời hạn của CMND (có giá trị đến…).

Bên phải: chữ “GIẤY CHỨNG MINH NHÂN DÂN” (in hoa, màu đỏ), số CMND, họ và tên khai sinh, ngày sinh, giới tính, nguyên quán, nơi thường trú… của người được cấp CMND.

– Thông tin mặt sau: 

Trên cùng là thông tin về dân tộc và tôn giáo.

Bên trái gồm 2 ô: ô trên, vay tay ngón trỏ trái; ô dưới, vay tay ngón trỏ phải.

Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.

Lưu ý: Hiện nay vẫn đang lưu hành song song giữa CMND 9 số (như nội dung bên trên) và CMND 12 số (phát hành thí điểm khoảng năm 2013 – 2014). Mẫu này sau đó đã được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân.

Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân 

Theo quy định, tất cả Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên đều có thể xin cấp CMND, trừ các trường hợp sau sẽ tạm thời chưa được cấp:

– Người trên 14 tuổi nhưng chưa có nhu cầu làm CMND

– Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.

 

2. Hành vi khai man

2.1 Khái niệm

Khai man là hành động cố tình không khai báo đúng sự thật nhằm mục đích lừa dối. Khai man trong từng lĩnh vực khác nhau thì có quy định về việc xử lý hành vi khai man đó khác nhau.

 

2.2 Một số quy định về xử lý hành vi khai man

2.2.1 Xử lý hành vi khai man trong đăng ký và quản lý cư trú.

Khoản 4 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: 

a) Cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trứ để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;

b) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;

c) Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;

d) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú trừ 09 người lưu trú trở lên;

đ) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật;

e) Cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường thú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Vậy khai man khi đăng ký và khai báo nơi cư trú có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

 

2.2.2 Xử lý hành vi khai trong quản lý và sử dụng chứng minh nhân dân

Quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cứ công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Vậy, hành vi khai man khi làm chứng minh nhân dân hoặc hành vi dùng chứng minh nhân dân giả để sử dụng, cung cấp cho việc khác cũng là hành vi khai man và sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng tới 4.000.000 đồng.

 

2.2.3 Xử lý hành vi khai man trong lĩnh vực y tế

Theo Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm;

b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật;

c) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền của bản thân, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: 

a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Vậy, hành vi khai man khi phát hiện người bệnh truyền nhiễm sẽ bị phạt từ 500.000 đồng tới 1.000.000 đồng; hành vi khai man nhằm che giấu bản thân mắc bệnh truyền nhiễm sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; hành vi khai man nhằm che giấu người mắc bệnh hoặc bản thân mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

 

2.2.4 Xử lý hành vi khai man để hưởng chính sách miễn, giảm phí, lệ phí

Khoản 2 Điều 8 Thông tư 186/2013/TT-BTC quy định

Đối với hành vi khai man, khai khống hồ sơ để được hưởng chênh lệch từ việc thực hiện chính sách miễn, giảm phí, lệ phí:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch đến dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền chênh lệch từ 300.000.000 đồng trở lên.

 

2.2.5 Xử lý hành vi khai man trong lĩnh vực kế toán

Khoản 4 Điều 11 NĐ 41/2018/NĐ-CP Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập trình và trình bày báo cáo tài chính

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khoản 3 Điều 19 NĐ 41/2018/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, giả mạo, khai man về bằng cấp, chứng chỉ và các tài liệu khác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi Chứng chỉ kế toán viên”

Khoản 3 Điều  22 NĐ 41/2018/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, khai man về các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán”

Khoản 3 Điều 36 NĐ 41/2018/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, giả mạo, khai man về bằng cấp, chứng chỉ và các tài liệu khác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên”

Khoản 3 Điều 39 NĐ 41/2018/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, khai man về các tài liệu trong hồ sơ để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán”

Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toàn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác theo Điều 359 Tội giả mạo trong công tác của Bộ luật Hình sự.

  • Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 đến 15 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng giấy tờ từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;

b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên; 

b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Vậy, hành vi khai man trong lĩnh vực kế toán có thể bị phạt hành chính hoặc thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất nghiêm trọng của hành vi.

 

2.2.6 Xử lý hành vi khai man trong lĩnh vực giáo dục

Khoản 5 Điều 9 NĐ 04/2021/NĐ-CP

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai man, sửa chữa giấy tờ trong hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”

Vậy, hành vi khai man trong công tác lập hồ sơ tuyển sinh sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

 

2.3 Khai man thông tin để được cấp chứng minh nhân dân bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-PP như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đới với một trong những hành vi sau đây

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Theo đó, nếu cá nhân có hành vi khai man thông tin để được cơ quan công an cấp chứng minh nhân dân thì đều bị coi là vi phạm và sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, trong trường hợp này, lỗi không phải là do bạn mà là do sự bất cẩn, thiếu trách nhiệm của giáo viên cấp 1 và Ủy ban nhân dân xã nên sẽ không bị coi là khai man và không bị xử phạt hành chính.

Trên đây là giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mặc hoặc cần trao đổi vui lòng liên hệ Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính, Gọi: 1900.0191 Trân trọng!