1. Hiểu thế nào về bảo hiểm con người

Theo điều 567 Bộ luật dân sự và điều 12 luật Kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.nhằm thiết lập một quan hệ bảo hiểm mà ở đó người mua bảo hiểm phải đóng phí cho doanh nghiệp bảo hiểm, còn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Bảo hiểm con người là loại bảo hiểm có mục đích tri trả những khoản tiền đã thỏa thuận trước cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản thân người được bảo hiểm hoặc người được thụ hưởng bảo hiểm. Những rủi ro này là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, tử vong, tuổi già và những bấp bênh khác về tuổi thọ con người. Khi những sự kiện này xảy ra tác động đến người được bảo hiểm, người được bảo hiểm không tham gia một cách trực tiếp và việc khắc phụ hậu quả của chúng. Sự can thiệp của người bảo hiểm chính là việc thanh toán một số tiền, một khoản tiền trợ cấp được ấn định trong hợp đồng bảo hiểm. Khoản trợ cấp này có thể thanh toán cho người được bảo hiểm hoặc người khác – người thụ hưởng, tùy vào từng loại bảo hiểm và muc đích ký kết hợp đồng.

Như vậy, chỉ những thiệt hại về con người mới là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người. Tuy nhiên, có những rủi ro khi xảy ra không gây thiệt hại cho con người cũng vẫn là đối tượng của bảo hiểm con người. Chẳng hạn, trong trường hợp người ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đến một lứa tuổi nhất định sẽ nhận số tiền bảo hiểm.

Bảo hiểm con người có những đặc trưng sau:
–   Đối tượng của bảo hiểm con người là tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động và tuổi thọ con người. Đây là một phạm trù phi giá trị hóa. Thật vậy, cuộc sống và sinh mạng con người, có thể nói cách điệu, là vô giá. Không có một môn khoa học chân chính nào có thể cho phép chúng ta đánh giá giá trị con người bằng tiền hoặc bằng bất kỳ phương tiện tài chính nào khác, trừ trường hợp đó là một xác người được sử dụng vào một mục đích nghiên cứu nào đó, hoặc trong những hoạt động kinh tế bất hợp pháp.Đặc trưng này của bảo hiểm con người chi phối một vấn đề kỹ thuật trong các nghiệp vụ của nó. Đó là trong các hợp đồng bảo hiểm con người không tồn tại điều khoản về giá trị bảo hiểm. Như vậy, để xác định trách nhiệm của người bảo hiểm và tính phí bảo hiểm, người bảo hiểm phải dựa vào cơ sở nào? Trên lý thuyết và trong thực tế điều này được giải quyết dựa trên số tiền bảo hiểm. Thông thường, khi giao kết các hợp đồng bảo hiểm con người, các bên trong hợp đồng sẽ có sự thỏa thuận để ấn định số tiền bảo hiểm, hoặc cũng có thể do người bảo hiểm đơn phương đưa ra, tùy theo loại bảo hiểm và hình thức của hợp đồng bảo hiểm.
– Bảo hiểm con người tuân thủ nguyên tắc khoán: Đối với bảo hiểm thiệt hại người ta áp dụng nguyên tắc bồi thường. Nhưng trong nghiệp vụ bảo hiểm con người người ta áp dụng nguyên tắc khoán.

Bên cạnh đó chúng ta hiểu rằng Tính mạng cũng là  của con người có khái niệm về bảo hiệm tính mạng như sau:

Tính mạng một người có thể được bảo hiểm bởi chính người đó hoặc bởi một người thứ ba, nhưng nếu người thứ ba bảo hiểm cho một người khác thì phải có sự đồng ý của người này bằng văn bản có ghi rõ số tiền bảo hiểm. Nếu không có văn bản này thì việc bảo hiểm không có hiệu lực.
Nếu người được bảo hiểm tự tử thì người bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường. Người bảo hiểm phải chứng minh việc tự tử.
Khi người được bảo hiểm chết thì vốn hoặc tô tức được bảo hiểm có thể được trả cho một hoặc nhiều người được hưởng.
Nếu trong hợp đồng bảo hiểm không chỉ định người được hưởng, hoặc người này không nhận thì người ký hợp đồng bảo hiểm có quyền chỉ định một người được hưởng hoặc thay thế người được hưởng này bằng người được hưởng khác.
Khi người được hưởng đã nhận một cách cụ thể, đã mặc nhiên nhận thì điều khoản đó trong hợp đồng bảo hiểm không thay đổi được nữa.Nếu trong hợp đồng bảo hiểm không chỉ rõ người được hưởng thì tiền nhận được của bảo hiểm được đưa vào tài sản được thừa kế của người chết,Trong một số trường hợp, những tiền nộp về bảo hiểm tính mạng có thể được rút ra từ tiền lãi khai để đánh thuế.

2. Bảo hiểm con người chia làm mấy loại?

2.1. Theo thời hạn bảo hiểm con người 

Theo thời hạn bảo hiểm bảo hiểm con người chia thành hai loại:

+ Bảo hiểm con người ngắn hạn: là loại hợp đồng bảo hiểm mà trong đó người tham gia bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm trong một thời gian ngắn thường là một năm trở xuống. Người bảo hiểm cam kết thanh toán trợ cấp khi có rủi ro bảo hiểm xảy ra đối với người được bảo hiểm.

+ Bảo hiểm con dài hạn: là hợp đồng mà trong đó người tham gia bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm trong một thời gian dài thường là trên một năm đến hết đời.

2.2. Theo hình thức bảo hiểm

Bảo hiểm ccon người được chia thành: Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm sức khỏe ( Bảo hiểm con người phi nhân thọ).

+ Bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa công ty bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm mà trong đó công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả số tiền bảo hiểm (số tiền bảo hiểm) cho người tham gia khi người tham gia có bị xảy ra những sự kiện đã định trước ( chẳng hạn như: chết, thương tật toàn bộ, vĩnh viễn, hết hạn hợp đồng, sống đến một thời hạn nhất định…) Còn người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn.

Bản chất của bảo hiểm nhân thọ là cách thức dự phòng tài chính an toàn cho tương lai với mục đích thay thế nguồn thu nhập khi người tham gia gặp rủi ro bất trắc (quyền lợi bảo hiểm nhân thọ).

Chính vì thế bảo hiểm nhân thọ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người, nó không chỉ giúp ổn định cuộc sống khi rủi ro bất ngờ xảy ra mà còn là cách thức chia sẻ rủi ro trong cộng đồng bằng cách lấy số đông bù số ít.

+ Bảo hiểm con người phi nhân thọ là bất kỳ loại bảo hiểm nào không phải là bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm nhân thọ gắn với tuổi thọ con người và có thể được chia thành bảo hiểm có thời hạn và bảo hiểm trọn đời. Trái lại, bảo hiểm phi nhân thọ được chia thành rất nhiều loại liên quan đến nhiều lĩnh vực và hoạt động của đời sống loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe và khả năng lao đông của con người.

3. Đối tượng của bảo hiểm con người

Điều 31, LKDBH quy định đối tượng của loại hợp đồng này là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người. Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho bản thân, vợ, chồng, bố, mẹ, con cái, anh chị em ruột và những người khác nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Không được giao kết hợp đồng đối với người đang mắc bệnh tâm thần, việc giao kết hợp đồng với người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ, người giám hộ.

Dựa vào đối tượng của bảo hiểm thì có những căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn sức khỏe con người như sau:

Căn cứ vào đối tượng có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người theo quy định tại Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm thì một cá nhân hoặc tổ chức có thể bảo hiểm để quyền lợi của mình tránh bị ảnh hưởng từ việc rủi ro của người khác có liên quan trực tiếp tới quyền lợi đó thông qua một nghiệp vụ bảo hiểm con người.

Rõ rãng Luật kinh doanh bảo hiểm không chỉ quy định chung chung là doanh nghiệp bảo hiểm phải trả một khoản tiền cho bên mua bảo hiểm như Bộ luật dân sự chỉ rõ doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi nghiên cứu các quy định của hợp đồng bảo hiểm con người.

Khi rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra đối với người này sẽ làm phát dinh trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là bên mua bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm không phải là bên mua bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với người được bảo hiểm. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mau bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, không nhất thiết phải quy định rõ người thụ hưởng, số tiền bảo hiểm được trả là tài sản của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm ( tùy quy định của từng doanh nghiệp bảo hiểm).

Số tiền bảo hiểm được lựa chọn dựa trên sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng đó không phải là sự biểu hiện bằng tiền của đối tượng bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm của hợp đồng thương chia thành nhiều mức khác nhau dựa trên các yếu tố như mức thu nhập bình quân của dân cư; mức phí y tế trung bình; tình hình cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm bảo hiểm cùng loại nghiệp vụ; ….

Để xác định trách nhiệm tối đa của người bảo hiểm trong việc chi trả tiền bảo hiểm và có cơ sở định phí cho các hợp đồng bảo hiểm con người phi nhân thọ, người bảo hiểm phải xác định được số tiền bảo hiểm của hợp đồng.

Bảo hiểm tai nạn con người thì:

+ Trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm trả toàn bộ số tiền bảo hiểm.

+ Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật than thể thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo “ Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật”.

Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

– Trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

– Trong bảo hiểm sức khỏe con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật  trực tuyến qua tổng đài.

Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!