Việc Tòa án quyết định thụ lý vụ án dân sự hay trả lại đơn khởi kiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Để làm rõ hơn vấn đề trên, chúng tôi xin có bài viết tìm hiểu về vấn đề: “Các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về thụ lý vụ án dân sự
1. Khái niệm thụ lý vụ án dân sự
Theo quy định tại điều 167 Bộ luật tố tụng dân sự, sau khi nhận được đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo thì Tòa án phải vào sổ nhận đơn và xem xét. Trong trường hợp thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án phải báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án quyết định nhận giải quyết và vào sổ thụ lý vụ án dân sự
Thụ lý là hoạt động của Tòa án có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận các vụ việc để tiến hành xem xét và giải quyết các yêu cầu, tranh chấp của các chủ thể có yêu cầu trong lĩnh vực Dân sự.
Còn trong lĩnh vực hình sự, thụ lý là hoạt động của Tòa án tiếp nhận thụ lý vụ án khi Viện kiểm sát có quyết định truy tố bị can và chuyển hồ sơ sang cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Trong dân sự thì thụ lý vụ án được coi là cơ sở đầu tiên để Tòa án có thẩm quyền bắt đầu thực hiện quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến Tòa án để xác minh và hòa giải đối với những việc pháp luật quy định không được hòa giải thì phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa.
2. Các điều kiện để thụ lý vụ án dân sự
1. Chủ thể khởi kiện
Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự bao gồm các cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định. Chủ thể khởi kiện phải là người được tham gia vào các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và họ phải là những chủ thể có quyền khởi kiện được quy định tại Điều 161 và Điều 162 BLTTDS.
2. Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Để vụ án đươc thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử. Trước hết, phải xác định tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền chung về dân sự của Tòa án theo quy định tại các điều 25, 27, 29 BLTTDS hay không? Ngoài ra, đơn khởi kiện còn phải được gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền theo cấp xét xử theo Điều 33, 34 BLTTDS và phải đúng thẩm quyền theo lãnh thổ theo Điều 35, 36 BLTTDS. Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 36 BLTTDS thì đương sự phải cam kết không khởi kiện tại các Tòa khác, nếu do các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận.
3. Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Một vụ án đã được Tòa án Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa. Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết những việc trước đó chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ những trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 168 BLTTDS.
4. Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện được hiểu là bên có nghĩa vụ được miễn trừ nghĩa vụ khi đã hết thời hạn mà họ phải thực hiện các nghĩa vụ của mình. Còn quyền khởi kiện là quyền cơ bản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và Tòa án luôn có trách nhiệm phải thụ lý vụ án mà không được lấy lý do thời hiệu khởi kiện đã hết để từ chối thụ lý đơn khởi kiện khi có yêu cầu. Như vậy, tùy thuộc vào thời điểm nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án sẽ xem xét xem điều kiện về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có được coi là một trong những điều kiện để chấp nhận việc thụ lý vụ án dân sự đó hay không.
5. Các điều kiện khác
Thứ nhất, Người khởi kiện phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho Tòa án: kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (Điều 165 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004).
Thứ hai, Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí: ngoài việc thỏa mãn các điều kiện khởi kiện về nộp các tài liệu chứng cứ cho Tòa án thì để tòa án thụ lý vụ án dân sự, đương sự còn phải nộp tiền tạm ứng án phí trừ các trường hợp được miễn.
Thứ ba, Đơn khởi kiện phải thỏa mãn các nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 164 BTTDS .
3. Quy trình thụ lý vụ án dân sự
Để được Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu thì sẽ trải qua các nội dung cơ bản sau đây:
– Nộp đơn khởi kiện
Chủ thể có yêu cầu sẽ nộp đơn khởi kiện gồm những nội dung cơ bản được quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015
Sau đó thì tiến hành nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền xét xử được xác định trên thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.
– Tòa án sẽ tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện
Trong thời hạn tối đa là 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn khởi kiện thì Chánh án tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn.
Thẩm phán được phân công sẽ có 5 ngày làm việc để xem xét và sau đó phải đưa ra một trong các quyết định:
+ Đủ điều kiện và tiến hành thụ lý;
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung lại đơn khởi kiện;
+ Chuyển đơn khởi kiện đến Tòa án đúng thẩm quyền;
+ Trả lại đơn khởi kiện.
– Trường hợp đơn khởi kiện đủ điều kiện thì thẩm phán được phân công sẽ tiến hành thụ lý vụ án sau khi chủ thể khởi kiện hoàn tất việc nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa.
– Trong vòng 7 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phán sẽ phải ban hành ra thông báo bằng văn bản về việc chính thức thụ lý cho các đương sự có liên quan về việc giải quyết vụ án, đồng thời gửi thông báo đến Viện kiểm sát cùng cấp về quyết định thụ lý vụ án.
4. Tiếp nhận và xử lý đơn khởi khởi kiện
Sau khi Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện thông qua Bộ phân tiếp nhận đơn, thì tùy theo từng phương thức người khởi kiện nộp đơn mà xử lý như sau:
4.1. Trường hợp nộp đơn trực tiếp tại Tòa án
Khi nhận được đơn, Bộ phận tiếp nhận đơn phải ghi vào sổ nhận đơn. Sau đó, Tòa án có trách nhiệm phải cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
4.2. Trường hợp nộp đơn thông qua dịch vụ bưu chính
Khi nhận được đơn, Bộ phận tiếp nhận đơn phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện
4.3. Trường hợp nộp đơn thông qua hình thức điện tử
- Khi nhận được đơn, Bộ phận tiếp nhận đơn phải in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn.
- Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
5. Thủ tục thụ lý vụ án dân sự
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
- Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí;
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
- Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện;
- Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn;
- Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
- Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có);
- Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện.
Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp.
Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty Luật LVN Group