1. Học thuyết pháp luật
Học thuyết pháp luật chủ yếu được thể hiện trong các dự án văn bản quy phạm pháp luật, trong các quan niệm, quan điểm, trong các tài liệu học thuyết, trong thẩm định khoa học, trong tầm nhìn thấy trước sự phát triển của các tình huống phấp lý…(theo Võ Khánh Vinh: Học thuyết pháp luật – hình thức thực hiện chính sách pháp luật, Tlđd).
Học thuyết là sản phẩm của khoa học, là sản phẩm trí tuệ, do vậy, cần phải đánh giá đúng vai trò của khoa học trong xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc các quy luật của sự phát triển xã hội, về các khả năng và cách thức dự báo sự phát triển đó, về các mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau của pháp luật với các quá trình, hiện tượng hiện thực của đời sống xã hội, với quá trình đổi mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế của nước ta và với các hệ thống điều chỉnh quy phạm khác. Việc nhận thức các quy luật, các mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau đó đòi hỏi phải có sự hợp tác, liên kết rộng rãi, chặt chẽ của khoa học pháp lý với các khoa học xã hội khác và các khoa học tự nhiên và công nghệ. Ở đây, chính khi dựa vào việc phân tích khách quan, khoa học pháp lý mới có thể xác định được mức độ sử dụng các số liệu, dữ liệu của các ngành khoa học khác để giải quyết những vấn đề liên quan đến chính sách pháp luật, đến hoàn thiện hệ thống pháp luật, đến các hình thức khác của thực hiện chính sách pháp luật.
Khoa học pháp lý và các khoa học xã hội khác nghiên cứu các quy luật chung của sự phát triển xã hội, các quy luật tác động chung của pháp luật đối với sự phát triển các quan hệ xã hội, các quy luật về sự tương quan của pháp luật với các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh, các quy luật phát triêh của chính pháp luật, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn (theo Võ Khánh Vinh: Vai trò của khoa học pháp lý đôĩ với xây dựng pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1/2003). Những hiểu biết đó có ý nghĩa mang tính nền tảng đối với việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật.
2. Khoa học pháp lý
Khoa học (science) được định nghĩa bởi Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 là “hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy”.
Như vậy, có thể nói, khoa học là hệ thống tri thức (hiểu biết) của con người về hiện thực khách quan. Khoa học chính là sự phản ánh của con người về hiện thực khách quan. Hiện thực ấy có thể là các hiện tượng thuộc về tự nhiên (mưa, bão, sấm, chớp, lũ, lụt, nóng ấm toàn cầu, biến đổi khí hậu, lở đất, sóng thần v.v.) hoặc hiện tượng xã hội (tội phạm, bạo lực gia đình, hoạt động kinh doanh, tổ chức sự kiện, vui chơi, giải trí, bạo loạn, cách mạng v.v.) hoặc các hiện tượng gắn bởi bản thân mỗi con người.
Khoa học pháp lý là định hướng tiên phong, quan trọng nhất, là hình thức đầu tiên của thực hiện chính sách pháp luật, bởi vì, chính khoa học pháp lý soạn thảo ra hệ tư tưởng pháp luật với tư cách một chế định xã hội, các mục tiêu, các chức năng, các nguyên tắc, tinh thần và tư tưởng của pháp luật, hình thành nên các ngành luật, các chế định pháp luật, các quy phạm pháp luật mới, các cấu trúc, các khái niệm, các công cụ pháp lý mới, dự báo sự tiến triển của các kỹ thuật pháp lý và của đời sống pháp luật. Các quan điểm và các quan niệm thế giới quan pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành mô hình điều chỉnh pháp luật, đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đối với việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, đối với việc làm tối ưu hóa phương pháp luận giải thích các quy phạm pháp luật, đối với quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, đối với giáo dục và đào tạo pháp luật, đối vói pháp luật nói chung.
3. Hình thức thực hiện chính sách pháp luật
Hình thức học thuyết, theo bản chất, là hình thức đầu tiên của thực hiện chính sách pháp luật, bởi vì, các tư tưởng xây dựng chính sách pháp luật, thông thường, được bắt đầu từ trình độ học thuyết (từ các công trình của các nhà khoa học), tiếp đến các tư tưởng đó “rơi vào” các trình độ xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, giải thích pháp luật hoặc trình độ giáo dục và đào tạo pháp luật. Trong điều kiện hiện nay, khi mà xã hội ngày càng trở nên phức tạp hơn, thì về nguyên tắc, điều đó cần phải diễn ra, cần phải có như vậy. Do đó, trong chính sách pháp luật, khi dựa vào tầm nhìn đã đoán định được trước các sự kiện này hay các sự kiện khác, cấu phần học thuyết cần phải đi trước các hình thức khác của thực hiện chính sách pháp luật.
Bởi vậy, cần khẳng định rằng, “trong thời đại ngày nay, nếu thiếu khoa học thì không thể bảo đảm được chất lượng của các quyết định của các cơ quan nhà nước – chất lượng bảo đảm cho dân cư các tiêu chuẩn của cuộc sống” (theo v.v. Lapaeva: Chính sách Liên bang Nga trong lĩnh vực khoa học và công nghệ: những vấn đê bảo đảm pháp luật, Pháp luật và Kinh tế, số 2/2004). “Học thuyết khoa học của chính sách pháp luật đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu sắc về các khả năng và sức mạnh của pháp luật, về tiềm năng của nó, nói cách khác, cần phải có những hiểu biết sâu sắc rằng, có thể và có thể cho phép làm được điều gì với sự hỗ trợ của pháp luật, và không nên làm, không có thể hoặc không hợp lý làm cái gì với sự hỗ trợ của pháp luật” (theo s.s. Alekseev: Giáo trình những luận điểm cơ bản của chính sách pháp luật ở Nga, Mátxcơva, 1995, tr.62 (bản tiếng Nga).
4. Yếu tố của chính sách pháp luật có thể được hệ thống hóa
Những luận điểm (cơ sở) khoa học của chính sách pháp luật do các chủ thể nhất định (các cơ quan, tổ chức, cá nhân) xây dựng nên. Đó là: (i) Các nhà khoa học (các nhà luật học, các nhà chính sách học, các nhà chính trị học, các nhà xã hội học, các nhà kinh tế học, các nhà quản lý, các nhà tâm lý học, v.v.) và các tổ chức khoa học tương ứng của họ; (ii) Các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học độc lập; (iii) Các cơ quan nghiên cứu khoa học trong hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Thuật giải của việc xây dựng những luận điểm khoa học của chính sách pháp luật bao gồm các tiêu chuẩn nhất định, theo đó, các yếu tố cần thiết của chính sách pháp luật có thể được hệ thống hóa. Trong số các yếu tố đó cần phân tích các yếu tố sau đây:
– Lĩnh vực xã hội của việc áp dụng các hiểu biết khoa học liên quan đến hiệu quả của hệ thống pháp luật (lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, dân tộc, tôn giáo, dân số, thông tin, giao thông, V.V.);
– Tính chất của tình huống vẩh đề trong lĩnh vực chính sách pháp luật đòi hỏi phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (khắc phục các hậu quả do hệ thống pháp luật không có hiệu quả mang lại; giải quyết công việc hàng ngày của thực tiễn xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật; dự báo những biến đổi trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội có khả năng tác động cơ bản đến hệ thống pháp luật; kế hoạch hóa việc ban hành các quyết định pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, V.V.;
– Các giai đoạn thực hiện chính sách pháp luật: các cơ sở khoa học của xây dựng pháp luật; các cơ sở khoa học bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả các phương tiện pháp luật; các cơ sở khoa học của việc xác định các điều kiện để xã hội hóa pháp luật có hiệu quả của cả các quyết định mang tính chất pháp luật – xã hội hóa đối tượng đã được thông qua, lẫn của những người tham gia các quan hệ xã hội – xã hội hóa chủ thể;
– Độ dài và các thời hạn thực hiện chính sách pháp luật (các cơ sở khoa học của việc thông qua các quyết định mang tính nghiệp vụ; các cơ sở khoa học của việc thông qua các quyết định mang tính chất chiến lược) (theo Võ Khánh Vinh: Học thuyết pháp luật – hình thức thực hiện chính sách pháp luật, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 6/2006).
Hơn nữa, trong tương lai cần phải thường xuyên nâng cao trình độ khoa học của điều chỉnh pháp luật, bởi vì, chính sách pháp luật có hiệu quả không thể thiếu cơ sở, nền tảng khoa học vũng chắc, thiếu lý luận chính trị – pháp lý có giá trị đầy đủ. Cơ sở, nền tảng khoa học và lý luận đó làm sáng tỏ một cách có hệ thống và nhất quán những phương diện vấn đề quan trọng nhất của hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động áp dụng pháp luật, hoạt động giải thích pháp luật, hoạt động giáo dục và đào tạo pháp luật ở Việt Nam và của việc tổ chức tối ưu đời sống pháp luật của xã hội Việt Nam. Từ đây cho thấy rằng, sự phát triển của khoa học pháp lý là tiền đề, điều kiện quan trọng nhất của sự hình thành chính sách pháp luật với tư cách là một hệ thống chỉnh thể.
5. Tính lập luận khoa học
Tính được lập luận khoa học là phẩm chất cần thiết, quan trọng nhất của chính sách pháp luật có hiệu quả. Nếu hoạt động xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới không được luận chứng về mặt khoa học, thì các chủ thê’ của đời sống pháp luật sẽ tiến hành công việc chỉ vói sự kết hợp ngẫu nhiên, mang tính kinh nghiệm các biện pháp trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, v.v. không được liên kết vào trong một hệ thống, và do đó, ít có khả năng đem đến những kết quả tích cực. Chính sách pháp luật, khi sử dụng phân lớn các kết luận mang tính mục đích luận, cần phải chứng minh một cách rõ ràng và thuyết phục rằng, hình thức tác động này hay hình thức tác động khác của pháp luật sẽ trở nên chính xác hơn để đạt được mục tiêu xã hội nhất định, hoặc là, phương tiện pháp luật đang được sử dụng sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Thiếu cấu phần khoa học của chính sách pháp luật thì không thể tiến hành được phân tích như vậy.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).