Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Luật sư hãy cho biết khái niệm và những dấu hiệu của chính sách xây dựng pháp luật là gì?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Mở đầu vấn đề
Chính sách xây dựng pháp luật là một hình thức, một loại của chính sách pháp luật, là một trong những vâh đề cơ bản, quan trọng của chính sách pháp luật, có ý nghĩa phương pháp luận, lý luận và thực tiễn quan trọng.
Thiết lập chính sách xây dựng pháp luật chất lượng, hiệu quả là một trong những yếu tố mang tính quyết định đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam, bảo đảm và thực hiện quyền con người và quyền công dân được Hiến pháp quy định, xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có khả năng cạnh tranh và ổn định, hình thành xã hội pháp quyền Việt Nam.
Trong hệ thống các hình thức thực hiện chính sách pháp luật trong giai đoạn hiện nay, chính sách xây dựng pháp luật ngày càng trở nên cấp bách, có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về xây dựng pháp luật và chính sách xây dựng pháp luật.
2. Khái niệm chính sách xây dựng pháp luật
Với khái niệm “chính sách xây dựng pháp luật”, trong đó có khái niệm chính sách xây dựng luật chưa được nghiên cứu một cách tích cực, đúng tầm trong khoa học pháp lý và chưa được sử dụng với đầy đủ ý nghĩa của nó trong thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta.
Chính khái niệm chính sách xây dựng pháp luật nói chung, trong đó có chính sách lập pháp không chỉ được sử dụng tích cực trong khoa học pháp lý mà còn được các cơ quan lập pháp thường xuyên sử dụng.
Bởi lẽ, chính sách xây dựng pháp luật được ban hành để bảo đảm cho việc thực hiện các định hướng cơ bản của chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của nhà nước. Cũng cần phải lưu ý rằng, không thể nâng cao trách nhiệm của nhà nước về chất lượng của đạo luật và hiệu quả thực hiện của nó, nếu về mặt pháp luật chưa xác định được một trật tự xem xét và thông qua đạo luật mang tính khoa học, bảo đảm sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của các chủ thê’ khác nhau trong xã hội vào quá trình đó. Thực hiện tốt những điều nói trên sẽ bảo đảm cho kết quả xây dựng pháp luật có hiệu quả và nâng chính sách xây dựng pháp luật của nhà nước lên trình độ chất lượng mói.
Xây dựng pháp luật là đối tượng mà chính sách xây dựng pháp luật hướng đến. Xây dựng pháp luật là giai đoạn kết thúc của sự hình thành pháp luật được thể hiện ở hoạt động xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.
=> “Chính sách xây dựng pháp luật là một loại chính sách pháp luật đặc biệt, là hoạt động được lập luận khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế phỉ nhà nước để xác định chiến lược và sách lược xây dựng pháp luật, xây dựng các điêu kiện cân thiết cho tổ chức và hoạt động xây dựng pháp luật có hiệu quả.”
3. Bàn luận về khái niệm chính sách xây dựng pháp luật
Chính sách xây dựng pháp luật là phương thức, cách thức hoàn thiện hoạt động xây dựng pháp luật, làm tối ưu hóa hoạt động xây dựng pháp luật. Loại chính sách này được hình thành để xây dựng nên quá trình xây dựng pháp luật không có mâu thuẫn, bảo đảm sự thống nhất bên trong, mang tính nhất quán, để đưa tính hệ thống, tính chính xác pháp lý, tính văn hóa, tính văn minh, tính pháp quyền vào quá trình đó. Chính sách xây dựng pháp luật là loại hoạt động gắn liền vói việc trợ giúp cho quá trình xây dựng pháp luật, với việc xây dựng các điều kiện cho việc thực hiện có kết quả quá trình đó, với việc hình thành nên hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, khối lượng các quy phạm pháp luật có sự hài hòa bên trong.
Ngoài ra, chính sách xây dựng pháp luật tác động cả đến văn hóa xây dựng pháp luật của những chủ thể tưoưg ứng, có nhiệm vụ nâng cao trình độ văn hóa xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng của nó.
Chính sách xây dựng pháp luật được thể hiện phần lớn trong việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản quy phạm, các nghị định thư mởi. Vấn đề chính không phải thể hiện ở SỐ lượng các văn bản quy phạm và các nghị định thư được ban hành mà là ở chỗ các văn bản đó phải được gắn kết với nhau trong một hệ thống thống nhất. Để làm được điều đó cần phải biết kết hợp một cách hài hòa các văn bản quy phạm pháp luật mới và các văn bản pháp luật đã được ban hành, những người xây dựng pháp luật phải có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, làm việc tận tâm, có trách nhiệm cao.
4. Dấu hiệu của chính sách pháp luật
Chính sách xây dựng pháp luật là một hình thức, một loại chính sách pháp luật độc lập được thể hiện ở các dấu hiệu phân biệt nó với các hình thức, các loại chính sách pháp luật khác.
– Chính sách xây dựng pháp luật là hình thức đặc biệt của thực hiện chính sách pháp luật, được thể hiện phần lớn ở việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật và các hiệp định (nghị định thư) quy phạm;
– Chính sách xây dựng pháp luật là hình thức mà ở đó chiến lược và sách lược của hoạt động xây dựng pháp luật được hình thành để xây dựng nên hệ thống pháp luật hoàn thiện;
– Các chủ thể của loại chính sách này là các cơ quan đại diện (lập pháp), các cơ quan hành pháp và các cơ quan, tổ chức khác, các công dân;
– Mục tiêu của chính sách này là làm tối ưu hóa quá trình xây dựng pháp luật, hỗ trợ cho hoạt động áp dụng pháp luật và các hoạt động pháp luật khác;
Các phương tiện của chính sách này là các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng, các quan niệm, các quan điểm, các chương trình, sự giám sát (theo dõi) các văn bản quy phạm pháp luật, kỹ thuật xây dựng pháp luật (trong đó có kỹ thuật làm luật), hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, chuyên môn hóa và thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật…
Chính sách xây dựng pháp luật được thể hiện trong lĩnh vực xây dựng pháp luật ở quy mô (mức độ) quốc tế, khu vực, quốc gia, địa phương.
Trong giai đoạn hiện nay, chính sách xây dựng pháp luật ở trung ương với tư cách là một hình thức của thực hiện chính sách pháp luật có ý nghĩa thời sự nhất.
Bộ phận quan trọng nhất của chính sách xây dựng pháp luật là chính sách làm luật, bởi lẽ, chính sách làm luật gắn liền chặt chẽ với việc làm tối ưu hóa hoạt động lập pháp của Quốc hội.
Bản chất của chính sách xây dựng pháp luật thể hiện ở hoạt động được lập luận về khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội để xây dựng và thực hiện chỉêh lược và sách lược xây dựng pháp luật.
Định nghĩa nói trên về bản chất của chính sách xây dựng pháp luật phản ánh mô hình lý tưởng của chính sách xây dựng pháp luật bao gồm bộ phận tĩnh (các tư tưởng) và bộ phận động (hoạt động) của chính sách xây dựng pháp luật, và dồng thời không cho phép lãng quên nhiều vâh đề của chính sách xây dựng pháp luật nảy sinh trong quá trình thực hiện nó trong thực tiễn. Đến lượt mình, định nghĩa đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực tưong ling từ phía các nhà khoa học trong việc tiếp tục nghiên cứu lý luận về những vấn đề của chính sách xây dựng pháp luật.
5. Nội dung chính sách xây dựng pháp luật
Nội dung cơ bản của chính sách xây dựng pháp luật là xác định nội dung của các quy phạm pháp luật. Các nền tảng mang tính quan niệm, các quan điểm về sự phát triển các văn bản pháp luật, chiến lược phát triêh quy phạm pháp luật của xã hội được thể hiện trong chính sách xây dựng pháp luật. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, việc xây dựng một quan niệm chung (mô hình tổng thể) về chính sách phát triển pháp luật Việt Nam trở nên rất cấp bách. Quan niệm đó bao gồm các phương thức hoàn thiện pháp luật nói chung, hoạt động xây dựng pháp luật nói riêng.
Như vậy, trong điều kiện hiện nay vâh đề hoàn thiện chính sách xây dựng pháp luật trở nên cấp thiết. Đến lượt mình, việc hoàn thiện loại chính sách này đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu ở quy mô rộng lớn và tổng thể chế định này: nghiên cứu các quy luật phát triêh về mặt lịch sử của nó và các nền tảng mang tính quan niệm của sự hình thành, cũng như của việc soạn thảo các khuyến nghị được lập luận về mặt khoa học của việc sử dụng trên thực tiễn những hiểu biết đã được tích lũy nhằm mục đích hiện đại hóa xây dựng pháp luật ở nước ta.
6. Khái niệm quan niệm tổng thể về chính sách xây dựng pháp luật
Quan niệm tổng thể về chính sách xây dựng pháp luật là một hệ thôhg các luận điểm lý luận phản ánh các quan điểm về bản chất, nội dung, các mục tiêu, các nguyên tắc, các ưu tiên, các cơ chế và các phương thức làm tối ưu hóa chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam. (theo Võ Khánh Vinh: Chính sách xây dựng pháp luật – một loại chỉnh sách pháp luật và một hình thức thực hiện chính sách pháp luật, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 7/2006).
Quan niệm tổng thể về chính sách xây dựng pháp luật là tài liệu học thuyết (lý luận) mang tính lý luận ứng dụng, là cái định hướng cho các chủ thể của chính sách xây dựng pháp luật và của quá trình xây dựng pháp luật. Quan niệm đó, về thực chất, có thê’ được thể hiện với tư cách là mô hình tổng thể về phát triển chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam, là cơ sở cho các sáng tạo xây dựng pháp luật.
7. Nội dung quan niệm
Nội dung của quan niệm hay mô hình tổng thể đó phải là sản phẩm của việc nghiên cứu tổng hợp những luận điểm lý luận khái quát nhất và những kiến nghị thực tiễn liên quan đến những khía cạnh khác nhau của sự hình thành và tổ chức thực hiện chính sách xây dựng pháp luật ở nước ta. Lý luận pháp luật và các kết quả của những nghiên cứu khoa học mói nhất trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, pháp luật hiện hành, thực tiễn xây dựng pháp luật và kinh nghiệm thế giới trong lĩnh vực này cần phải được phản ánh trong quan niệm tổng thể đó.
Quan niệm tổng thể có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi sau đây: Hiện nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng pháp luật ở Việt Nam đang ở trạng thái như thế nào? Các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam đang được phát triển theo xu hướng như thế nào? Các triển vọng và các mục tiêu hình thành chính sách xây dựng pháp luật Việt Nam là như thế nào? Có thể thực hiện các triển vọng và các mục tiêu đó vói sự hỗ trợ của những phương tiện như thế nào?
8. Mục tiêu quan niệm tổng thể về chính sách xây dựng pháp luật
Các mục tiêu của quan niệm tổng thể về chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam là:
– Bảo đảm sự thống nhất của điều chỉnh pháp luật quy phạm bằng các phương tiện của chính sách xây dựng pháp luật ở nước ta, xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chỉnh thể, không có mâu thuẫn, phù hợp với các nhu cầu phát triêh tiến bộ của xã hội Việt Nam hiện nay;
– Nâng cao chất lượng của điều chỉnh pháp luật quy phạm, bảo đảm sự phù hợp đầy đủ nhất của điều chỉnh pháp luật quy phạm với các nhu cầu của người dân và cân nhắc dư luận xã hội trong tiến trình hoạt động xây dựng pháp luật;
– Tạo lập các điều kiện cần thiết để khắc phục những mâu thuẫn và chỗ hổng trong các văn bản quy phạm pháp luật ở mọi cấp độ;
– Lập luận về những tru tiên hàng đầu của chính sách xây dựng pháp luật hiện nay ở Việt Nam;
Phản ánh các quá trình liên kết pháp luật trong chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam, tạo lập các điều kiện cần thiết cho việc thi hành các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế trong pháp luật Việt Nam với việc bắt buộc cân nhắc các lợi ích quốc gia.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).