Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Luật sư hãy giúp tôi phân tích và làm rõ về khái niệm chính sách giải thích pháp luật? Vai trò của giải thích pháp luật là gì?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Mở đầu vấn đề
Nghiên cứu sách báo pháp lý nước ta cho thấy, đến nay, so với xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật, giải thích pháp luật vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng. Những vấn đề cơ bản của giải thích pháp luật được các giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật luận giải một cách tổng quát cùng với những vấn đề về thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật (theo Võ Khánh Vinh (Chủ biên): Giáo trĩnh Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2016, tr.343-345; Lê Minh Tâm, Nguyễn Minh Đoan (Chủ biên): Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2014, tr.200-204; Hoàng Thị Kim Quế: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015).
2. Bàn luận về công trình nghiên cứu chuyên sâu về giải thích pháp luật
Bước đầu đã có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về giải thích pháp luật. Các công trình đó đã làm sáng tỏ những vấn đề như: vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của giải thích pháp luật; các loại giải thích pháp luật và những vẩn đề khác. Các nghiên cứu nói trên được tiếp cận từ cách nhìn thực chứng về giải thích pháp luật, còn cách tiếp cận chính sách đối với giải thích pháp luật nói chung chưa được bàn đến. Đến nay, ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về chính sách giải thích pháp luật.
Chính sách giải thích pháp luật là một trong những hình thức cơ bản của thực hiện chính sách pháp luật. Giải thích pháp luật là cần thiết, là tất yếu, có vai trò, ý nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau, cần phải được đặt ở tầm chính sách, chứ không chỉ ở tầm hoạt động nghiệp vụ đơn thuần.
3. Lý do (Vai trò) giải thích pháp luật
Xét trên phương diện thực tiễn, giải thích pháp luật có ý nghĩa to lớn và được thể hiện ở sự tác động trực tiếp của nó đến việc nhận thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, tăng cường pháp chế và bảo đảm trật tự pháp luật, củng cố niềm tin đối với pháp luật, bảo đảm việc thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật thống nhất, đúng với tinh thần, nội dung và lời văn của pháp luật.
Giải thích pháp luật là cần thiết, là tất yếu, bởi lẽ, đó là nhu cầu hiện hữu thường xuyên trong quá trình nhận thức về pháp luật, quá trình xây dựng pháp luật, quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật, quá trình nghiên cứu và giảng dạy pháp luật, đặc biệt trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật.
Giải thích pháp luật để bảo đảm cho việc có được nhận thức đúng đắn, đầy đủ, hệ thống, thống nhất tư tưởng, ý nghĩa, nội dung của các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp luật, từ đó đưa pháp luật vào cuộc sống đúng vói tư tưởng, ý nghĩa, nội dung của nó.
Giải thích pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, giáo dục và đào tạo pháp luật.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến, chứa đựng các nguyên tắc, khuôn mẫu và mô hình hành vi chung. Khi đưa các nguyên tắc, khuôn mẫu và hành vi đó vào từng trường hợp cá biệt cụ thê’ trong cuộc sống thì các nguyên tắc, khuôn mẫu và hành vi đó cần phải được giải thích, cụ thể hóa, chi tiết hóa thông qua hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền.
Giải thích pháp luật có ý nghĩa to lớn trên phương diện chính trị – tư tưởng, lý luận và thực tiễn.
Trên phương diện chính trị – tư tưởng, giải thích pháp luật bảo đảm để các chủ thể pháp luật nhận thức đúng đắn, đầy đủ, thống nhất các tư tưởng chính trị, các giá trị, các nguyên tắc pháp quyền làm nền tảng cho nội dung, các quy phạm pháp luật, hiểu được ý chí của nhà làm luật, nhận thức được các lợi ích chứa đựng trong pháp luật để từ đó các chủ thể pháp luật tự nguyện tuân thủ, sử dụng, chấp hành pháp luật.
Nhìn ở phương diện lý luận, giải thích pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận pháp luật, bao gồm nhiều nội dung lý luận cụ thể khác nhau cần được làm sáng tỏ. Đó là: khái niệm, mục đích, nhiệm vụ, các hình thức, các loại, các phương pháp, chủ thể, thẩm quyền, cơ chế, phạm vi, đối tượng, sản phẩm giải thích pháp luật và những vấn đề khác.
Xét trên phương diện thực tiễn, giải thích pháp luật có ý nghĩa to lớn và được thể hiện ở sự tác động trực tiếp của nó đến việc nhận thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, tăng cường pháp chế và bảo đảm trật tự pháp luật, củng cố niềm tin đối với pháp luật, bảo đảm việc thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật thống nhất, đúng với tinh thần, nội dung và lời văn của pháp luật.
Hơn nữa, giải thích pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện, khắc phục được những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy phạm pháp luật – những dạng thức khác nhau của tình trạng xung đột pháp luật cũng như góp phần phát hiện, xây dựng cách thức khắc phục những chỗ hổng pháp luật trong thực tiễn.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi mà Hiến pháp năm 2013 được ban hành, công cuộc hoàn thiện pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp theo hướng tăng cường thẩm quyền cho Tòa án, đề cao pháp quyền, các nguyên tắc pháp quyền trong quá trình đổi mới thì giải thích pháp luật càng trở nên cấp bách, có ý nghĩa to lớn trên nhiều phương diện.
Như vậy, giải thích pháp luật là một vấn đề mang tầm chính sách pháp luật, một hình thức thực hiện chính sách pháp luật, có mối quan hệ tương tác với các hình thức khác của thực hiện chính sách pháp luật.
4. Khái niệm giải thích pháp luật
Hiện nay các tài liệu nghiên cứu khoa học pháp lý ở nước ta đưa ra những khái niệm khác nhau về giải thích pháp luật.
Có quan điểm cho rằng, giải thích pháp luật là làm sáng tỏ về mặt tư tưởng và nội dung của các quy phạm pháp luật, bảo đảm cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất pháp luật (theo Võ Khánh Vinh (Chủ biên): Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Sđd, tr.373; Lê Minh Tâm, Nguyễn Minh Đoan (Chủ biên): Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật).
Quan điểm khác cho rằng, giải thích pháp luật theo quan điểm chung là hoạt động nhận thức để làm sáng tỏ bản chất, nội dung, ý nghĩa của các quy phạm pháp luật được giải thích, nhằm bảo đảm cho sự nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng đắn, thống nhất pháp luật (theo Hoàng Thị Kim Quế: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Sđd).
Tuy nhiên, những quan niệm nêu trên là những quan niệm về giải thích pháp luật chứ không phải về chính sách giải thích pháp luật.
Nghiên cứu khoa học pháp lý trên thế giới cũng có những quan niệm khác nhau về chính sách giải thích pháp luật.
Ví dụ, R.v. Puzikov cho rằng, chính sách giải thích pháp luật được hiểu là hoạt động trí tuệ – ý chí, có ý thức của chủ thể tương ứng nhằm làm sáng tỏ và giải nghĩa các mục tiêu và nhiệm vụ chân chính của nhà làm luật được thể hiện trong các quy phạm pháp luật, với mục đích áp dụng pháp luật chính xác nhất (theo R.v. Puzikov: “Chính sách giải thích pháp luật: trạng thái hiện nay và xu hướng phát triển”, Chính sách pháp luật và đời sống, Mátxcơva, số 3/2008).
Trên cơ sở phân tích định nghĩa đó có thể rút ra kết luận rằng, đó không phải là định nghĩa về chính sách giải thích pháp luật, mà là định nghĩa về quá trình giải thích pháp luật. Quá trình đó, về mặt truyền thống, được hiểu là hoạt động trí tuệ – ý chí để làm sáng tỏ và giải nghĩa ý nghĩa của các quy phạm pháp luật, trong đó có các mục tiêu và các nhiệm vụ, để thực hiện đúng đắn, hợp pháp nhất các quy phạm pháp luật.
Theo quan điểm của O.L. Soldatkina, chính sách giải thích pháp luật được hiểu là hoạt động của các chủ thể được nhà nước ủy quyền về mặt chuyên môn nhằm thống nhất hóa việc nhận thức ý nghĩa, tính định hướng và nội dung của các mục tiêu và các nhiệm vụ chân chính của nhà làm luật đã được thể hiện trong các quy phạm pháp luật. Trong trường hợp này, kết quả của các hoạt động đó là một hệ thống các văn bản giải thích chính thức được trật tự hóa, được xây dựng có thứ bậc dựa trên các đòi hỏi chung của pháp chế, của tính có căn cứ, của công bằng, của tính hợp lý và nhân đạo (theo O.L. Soldatkina: “Chính sách giải thích pháp luật: định nghĩa và những vấn đê hiện nay”, Tư tưởng pháp luật mới, số 4/2010, tr.7 (bản tiếng Nga). Trong định nghĩa nói trên đã có sự chuyên động chính xác đến chân lý và thống nhất hóa việc nhận thức ý nghĩa, tính định hướng và nội dung của các mục tiêu và các nhiệm vụ chân chính của nhà làm luật, tuy vậy, nó chưa bao quát hết toàn bộ bản chất của khái niệm chính sách giải thích pháp luật.
Chính sách giải thích pháp luật là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và có hệ thôhg của các cơ quan nhà nước và của các thiết chê’phi nhà nước để xác định chiên lược và sách lược giải thích các quy phạm pháp luật, xây dựng các đỉêu kiện cần thiết cho việc giải thích có hiệu quả các quy định pháp luật.
5. Kết thúc vấn đề
Như vậy, giải thích pháp luật với tư cách là một hình thức của thực hiện chính sách pháp luật được thể hiện trong hoạt động của các chủ thê’ được ủy quyền. Hoạt động đó gắn liền với việc giải thích chính thức các quy phạm pháp luật, với việc ban hành các văn bản – tài liệu giải thích pháp luật. Giải thích pháp luật cho phép mọi công dân, những người có chức vụ, quyền hạn, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế có được việc nhận thức thống nhất hay thống nhất hóa nhận thức về ý nghĩa, tính định hướng và nội dung của chính sách pháp luật. Chính sách giải thích pháp luật có nhiệm vụ tối ưu hóa quá trình giải thích các quy phạm pháp luật, làm cho quá trình đó có trật tự hơn, nâng cao chất lượng của nó.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).