1. Khái niệm của vận đơn

Trong hoạt động xuất khuẩ và nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa là khâu tạo ra giá chị gia tăng cho hàng hóa, nó không làm thay đổi bản chất, tính chất, thành phần cấu tạo chính của hàng hóa. Theo đó vận tải cũng góp phần làm đảm bảo hoặc tăng thêm chất lượng của hàng hóa trong suốt quá trình của nó. Trong hoạt động vận tải, thì vận chuyển góp một phần không nhỏ về tính quyết định thời gian, chất lượng, và giá thành… Vận đơn là một chứng từ rất qun trọng mà ta không thể không kể đến trong quá trình vận chuyển.

Vận đơn (Bill of Lading – viết tắt là B/L) là chứng từ vận chuyển đuờng biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng. Trong thực tiễn hàng hải, người ký vận đơn thường là thuyền trưởng hoặc là đại lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng ủy quyền cho họ thực hiện.

Vận tải đơn (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…) đây là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu để vận chuyển.

Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trên vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa, có thể dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Theo đó, quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định gồm 3 quyền: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

 

Theo điều 148 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định như sau:

“Điều 148. Chứng từ vận chuyển

1. Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác. Mẫu vận đơn, vận đơn suốt đường biển do doanh nghiệp phát hành và phải được gửi, lưu tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.

2. Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

3. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện…”

Vậy luật hàng hải Việt Nam cũng đã quy định về khái niệm vận đơn, theo đó Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Vận đơn còn có vận đơn suốt đường biển, đây là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện nên.

Vận đơn được ký phát theo bộ gồm các bản gổc (original) và các bản sao (copy). Trọn bộ vận đơn gốc (full set) thường có ba bản gốc giống nhau. Khi thanh toán tiền hàng theo phương thức tín dụng chứng từ, người bán thường phải xuất trình trọn bộ vận đơn gốc mói được thanh toán tiền hàng.

Để được nhận hàng, người nhận hàng phải xuất trình một bản vận đơn gốc cho người vận chuyển. Khi đã có một bản vận đơn gốc được xuất trình thì các bản gốc còn lại sẽ không còn giá tri để nhận hàng.

 

2. Chức năng của vận đơn

Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Theo đó, vận đơn có ba chức năng quan trọng sau:

– Là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại và tình trạng như ghi trên vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng;

– Là bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt và nhận hàng. Do có tính chất sở hữu nên vận đơn là một chứng từ lưu thông được. Người ta có thể mua bán hàng hóa ghi trên vận đơn bằng cách chuyển nhượng vận đơn;

– Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển. Mặc dù bản thân vận đơn không phải là một hợp đồng vì nó chỉ có cho ký của một bên, nhưng vận đơn có giá trị như một hợp đồng vận chuyển điều chỉnh mối quan hệ pháp luật giữa người vận chuyển và người nhận hàng hoặc người nắm giữ vận đơn (B/L holder). Các điều khoản và điều kiện vận chuyển ở mặt sau vận đơn bị chỉ phối bởi luật hàng hải của quốc gia, cũng như các Công ước quốc tế về vận đơn và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Với ba chức năng như trên, vận đơn là một chứng từ không thể thiếu được trong buôn bán quốc tế. Nó là chứng từ quan trọng trong thanh toán quốc tế, bảo hiểm và khiếu nại đòi bồi thường tổn thất, mất mát của hàng hóa.

 

3. Vận đơn có những tác dụng nào?

Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. theo đó, vận đơn có những tác dụng sau:

– Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa

– Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng,

– Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa.

Theo đó:

  • Cầm cố hàng hóa là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  • Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (Luật thương mại năm 2005)
  • Chuyển nhượng hàng hóa có thể hiểu là việc chuyển quyền sở hữu hoặc sở hữu hàng hóa hợp pháp theo thỏa thuận của các bên.

– Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

 

4. Có thể dùng vận đơn làm căn cứ để định đoạt hàng hóa không?

– Thứ nhất, khía niệm vận đơn như sau:

Điều 148. Chứng từ vận chuyển

1. Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác. Mẫu vận đơn, vận đơn suốt đường biển do doanh nghiệp phát hành và phải được gửi, lưu tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.

2. Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

3. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.

Vậy vận đơn là chứng từ vận chuyển đuờng biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng. Trong thực tiễn hàng hải, người ký vận đơn thường là thuyền trưởng hoặc là đại lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng ủy quyền cho họ thực hiện.

Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Theo như khái niệm ở trên, vận đơn sẽ được dùng là bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Vậy quyền định đoạt là gì?

Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về khái niệm quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Theo đó để một người có quyền định đoạt tài sản (hàng hóa) thì cần có những điều kiện nhất định để thực hiện quyền định đoạt này, như:

– Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.

– Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

Khi người là chủ sở hữu thì họ có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Ngược lại nếu người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, vận đơn có thể là bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Trân trọng!

 

5. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn được quy định như thế nào?

Vận đơn đường biển, (Viết tắt là B/L – Bill Of Lading) Là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.

Là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó như là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.

– Theo điều khoản 3 điều 148 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định:Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.”

Vậy vận đơn suốt đường biển theo quy định phải đạt đủ điều kiện là: Ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.

Theo đó, người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trường hợp này phải có ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.

Trân trọng!