1. Kiến trúc sư là gì?
Kiến trúc sư là người làm thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức và cấu trúc cũng như dự báo sự cách tân và phát triển của một công trình hay làm thiết kế quy hoạch của vùng, của khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị. Kiến trúc sư cung cấp các biện pháp về kiến trúc (công năng, thẩm mỹ cũng như giải pháp kĩ thuật) cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu xây dựng ở các lĩnh vực khác nhau.
Kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm lên ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình, nội thất, cảnh quan… trên cơ sở đưa ra những biện pháp về công năng, tính làm đẹp cũng giống như những biện pháp kỹ thuật cho các công trình, chắc chắn tạo nên một thiết kế tổng thể có kiến trúc mới lạ và đẹp mắt tại một vùng, khu dân cư, khu công nghiệp hay cảnh quan đô thị… được đề nghị – đồng thời trực tiếp giám sát và chịu trách nhiệm về quy trình xây dựng công trình thực tại theo đúng bản vẽ, bản có kế hoạch đã chốt.
– Về trình độ chuyên môn để làm chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư Căn cứ Mục a, khoản 3, Điều 16 Thông tư 17/2016/TT-BXD: Kiến trúc sư phải là cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế; chủ trì thẩm định; thẩm tra thiết kế kiến trúc công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc công trình.
2. Chứng chỉ hành nghề kiến trúc là gì?
Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư là văn bản chứng nhận được cấp bởi Bộ xây dựng hoặc Sở xây dựng đối với những người có đủ điều kiện để có thể thực hiện thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng các công trình.
Trên cơ sở luật Kiến trúc 2019, Bộ Xây dựng đã có thông tư quy định về mẫu chứng chỉ hành nghề dành cho kiến trúc sư.
Thông tư quy định về hồ sơ thiết kế kiến trúc và mẫu chứng chỉ hành nghề kiến trúc của Bộ Xây dựng áp dụng với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động kiến trức tại Việt Nam.
Theo đó, nội dung chủ yếu của Chứng chỉ hành nghề kiến trúc gồm: thông tin cơ bản của cá nhân được cấp chứng chỉ, ảnh, họ và tên, năm sinh, số CMND (hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu). Bên cạnh đó còn có tên cơ quan cấp, chữ ký và đóng dấu; lĩnh vực hành nghề và thời hạn hành nghề với từng lĩnh vực được cấp.
Cũng theo thông tư này, người được cấp chứng chỉ chỉ được nhận và thực hiện các công việc hoạt động kiến trúc trong phạm vi cho phép của chứng chỉ này. Cấm cho người khác thuê, mượn hoặc sử dụng chứng chỉ này để hành nghề; cấm tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ.
Luật Kiến trúc 2019 quy định điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc gồm nhiều nội dung. Trước hết là có trình độ ĐH trở lên về lĩnh vực kiến trúc. Bên cạnh đó là có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu 3 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân (cá nhân đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia hoặc quốc tế về kiến trúc sẽ được miễn điều kiện này).
Cá nhân có 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, được đào tạo đại học trở lên về kiến trúc và hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện này.
Cũng theo luật Kiến trúc, cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc UBND cấp tỉnh thành lập hội đồng xét cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Thành phần hội đồng gồm đại diện cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc UBND cấp tỉnh, tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc hoặc cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc, chuyên gia về kiến trúc.
Căn cứ Điều 27 Luật Kiến trúc 2019, chứng chỉ hành nghề kiến trúc có thời hạn 10 năm và được sử dụng trong phạm vi cả nước. Chứng chỉ này chỉ được cấp cho người đáp ứng đủ 03 điều kiện:
- Có trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;
- Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;
- Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
Sau khi hết thời hạn, người này phải bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục và không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được làm thủ tục gia hạn chứng chỉ.
3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư:
Căn cứ khoản 2, điều 48, điều 44, điều 45 của NĐ 59/2015/NĐ-CP Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
3.1. Đối Với Chứng Chỉ Hành Nghề Thiết Kế Kiến Trúc Công Trình
– Hạng 1: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên.
– Hạng 2: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Kiến Trúc Sư công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
– Hạng 3: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc công trình của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
3.2. Đối Với Chứng Chỉ Hành Nghề Thiết Kế Quy Hoạch Xây Dựng
Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch công trình đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
– Hạng 1: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
– Hạng 2: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
– Hạng 3: Đã tham gia thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất trong 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
4. Phạm vi hoạt động chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư:
Căn cứ Khoản 3, điều 48, NĐ 59/2015/NĐ-CP Quy định về Phạm vi hoạt động chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư như sau:
a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các cấp công trình cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập tất cả các nhóm dự án cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp II trở xuống cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, nhóm C cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế công trình cấp III, cấp IV cùng loại đối với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại dự án được cấp chứng chỉ hành nghề.
– Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề gồm:
Đối với chứng chỉ hành nghề hạng I sẽ do Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp;
Đối với chứng chỉ hành nghề hạng II, III sẽ do Sở Xây dựng cấp.
a) Đối với cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trong tổ chức có địa chỉ trụ sở chính tại địa phương;
b) Đối với cá nhân hoạt động xây dựng độc lập có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký cư trú tại địa phương.
5. Trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư
5.1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm các tài liệu sau:
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4x6cm có nền màu trắng
2. Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
3. Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản khai kinh nghiệm có xác nhận về nơi làm việc của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc là thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp) theo mẫu tại Phụ lục số 02 Thông tư này.
4. Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các hợp đồng hoạt động xây dựng mà cá nhân đã tham gia thực hiện các công việc hoặc văn bản phân công công việc (giao nhiệm vụ) của cơ quan, tổ chức cho cá nhân liên quan đến nội dung kê khai.
5. Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của chứng chỉ hành nghề phù hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
5.2. Trình tự thực hiện
Bước 1 : Nộp hồ sơ và lệ phí xin cấp chứng chỉ tại Sở Xây dựng
Bước 2 : Thời hạn giải quyết
– Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ; giao Hội đồng tư vấn nghiên cứu và xem xét hồ sơ.
– Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức xét cấp chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định.
– Giám đốc Sở Xây dựng quyết định cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định.
Bước 3 : Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Tổ Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ – Sở Xây dựng. Đơn vị phải có biên nhận khi đến nhận kết quả theo lịch hẹn.