1. Khái niệm Viện trợ nhà nước trong Hiệp định Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA)

Theo Điều 61 của Hiệp định Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) là một ví dụ tốt về cách định nghĩa viện trợ Nhà nước trong bối cảnh quốc tế: “bất cứ khoản viện trợ nào được phê chuẩn bởi các Nhà nước Thành viên EC, các Nhà nước EFTA hoặc thông qua nguồn lực Nhà nước dưới bất cứ hình thức nào làm biến dạng, hay đe doạ cạnh tranh bằng cách ưu đãi những doanh nghiệp nhất định hoặc sản xuất những hàng hoá nhất định.”

 

2. Đôi nét về Hiệp định Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA)

Hiệp định về Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) cuối cùng được ký kết tại Porto ngày 2.5.1992. Sau một thời gian chậm trễ trong quá trình phê chuẩn, do Thuy sĩ từ chối tham gia hiệp định này trong một cuộc trưng cầu dân ý tháng 12.1992, Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01.01.1994. Bao gồm 15 Nhà nước Thành viên của EU và 3 của EFTA (Iceland, Liechtenstein và Na Uy), EEA ngày nay tạo nên một thị trường thống nhất với dân số 370 triệu người và là một khu vực kinh tế hội nhập sâu rộng nhất thế giới.

– Các lĩnh vực ngoài 4 quyền tự do trên (ví dụ ngiên cứu và phát triển (R&D), dịch vụ thông tin, du lịch).

– Dựa trên các nguyên tắc đối.xử bình đẳng, không phân biệt và các điều kiện bình đẳng trong cạnh tranh.

Khu vực kinh tế Châu Âu (EEA ) được thành lập ngày 1.1.1994 tiếp theo một thỏa ước giữa các nước hội viên của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association, EFTA), Cộng đồng châu Âu (EC), và mọi nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Nó cho phép các nước hội viên của Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu tham gia vào thị trường chung châu Âu mà không gia nhập Liên minh châu Âu.

EEA liên kết các quốc gia thành viên EU và ba quốc gia EFTA (Iceland, Liechtenstein và Na Uy) thành một nội bộ trường thị được điều chỉnh bởi các cơ bản quy tắc giống nhau. Vương quốc Anh được hưởng lợi từ mối quan hệ này trong giai đoạn chuyển đổi / thực hiện theo kế hoạch của các hiệp ước. Những quy tắc này nhằm mục đích cho phép sự chuyển đổi của người dùng , hàng hóa, dịch vụ và vốn trong Thị trường chung Châu Âu , bao gồm các quyền tự chọn. Nơi cư trú ở bất kỳ quốc gia nào trong khu vực này. EEA được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1994 khi hiệp định EEA có hiệu lực. Các ký kết bên là EU, các quốc gia thành viên và Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Vương quốc Anh.

=> Kết luận: Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu trong tiếng Anh là European Economic Area Agreement – EEA Agreement.

Hiệp định Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) là một thỏa thuận được đưa ra vào năm 1992, nhằm đưa các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) và ba trong số các quốc gia của Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) là Iceland, Liechtenstein và Na Uy vào một thị trường duy nhất.

Mục đích của thỏa thuận này là để tăng cường mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia bằng cách xóa bỏ các rào cản thương mại và áp dụng các điều kiện cạnh tranh bình đẳng và tuân thủ các qui tắc tương tự.

EEA có hệ thống luật pháp và thể chế riêng dựa trên quan điểm hai trụ cột chính: EU và EFTA, mỗi trụ cột vẫn duy trì quyết định tự trị của mình, về nội dung, EEA bao hàm việc chuyển dịch tự do của hàng hoá, dịch vụ, vốn và nhân lực (4 quyền tự do), các biện pháp liên quan ngang và cấc chính sách hỗ trợ (kể cả nghiên cứu và phát triển, giáo dục, chính sách người tiêu dùng, chính sách môi trường và xã hội). Mặc dù vượt ra ngoài một hiệp định thưong mại truyền thống nhưng EEA không phải là một liên minh thuế quan và các Bên Ký kết vẫn duy trì chính sách thương maị riêng EEA cũng không bao gồm chính sách nông nghiệp hay chính sách thuỷ sản chung, hoặc các điều khoản về việc làm hài hoà thuế.

Theo EEA, các Nhà nước EFTA/EEA đã kế tục pháp luật hiện hành của EC, được gọi là “Cộng đồng đã có” trong các lĩnh vực của hiệp định. Trong lĩnh vực hàng hoá, phần lớn văn bản pháp lý bao gồm các quy định kỹ thuật đã làm hài hoà rộng rãi trong EEA. Việc mọi thành viên chấp nhận rằng các sản phẩm đã được kiểm nghiệm và phê chuẩn tại một Nhà nước Thành viên khác theo luật lệ của nước họ (nguyên tắc Cassis-de-Dijon) thì cũng được thiết kế mà không vướng những rào cản kỹ thuật đói vói thương mại.

Thương mại hàng hoá cũng được thuận lợi hơn thông qua các quy tắc xuất xứ giản lược và việc giảm bớt các thủ tục biên giới. Tự do hoá thương mại trong lĩnh vực nông sản và thuỷ sản đang được thực hiện trên cơ sở song phương, nhưng EEA bổ sung thêm một số quy tắc nữa. Những quy tắc về mua sắm công vốn không thành một bộ phận của hiệp định thương mại tự do giữa các nước thành viên riêng biệt của EFTA và EEC cũng được nêu ra, các nước EFTA/EEA đã kế tục các quy tắc và thủ tục EU về cạnh tranh và viện trợ Nhà nước. 

 

3. Phân tích khái niệm viện trợ nhà nước trong EEA

Thứ nhất, khái niệm viện trợ thông thường được diễn giải rộng nghĩa, vì vậy những khoản trợ cấp cũng ở dạng khác với trực tiếp thanh toán từ ngân sách công cho người thụ hưởng. Cho nên những biện pháp như lợi tức thuế (hoặc những dạng khác của thu nhập công đã từ bỏ), việc rót vốn từ các tổ chức công, bảo lãnh các khoản vay, trợ cấp lãi suất hoặc các giá khác biệt do các doanh nghiệp và các cơ quan đưa ra, cũng có thể tạo thành viện trợ.

Thứ hai, các biện pháp kinh tế mạng tính chất phổ thông áp dụng cho mọi nhà hoạt động kinh tế theo cách không phân biệt đối xử và không thể hiện rõ quyền lực của cơ quan, thông thường không được coi là viện trợ Nhà nước.

Tuy nhiên, nếu một chương trình phổ thông đối xử với với hàng hoá nội địa ưu đãi hơn là hàng nhập khẩu (chẳng hạn tiêu thụ sản phẩm nội địa nhận được tỷ lệ trợ cấp cao hơn tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu), thì biện pháp ấy bị coi là viện trợ Nhà nước.

Thứ ba, viện trợ Nhà nước không nhất thiết liên kết với lợi ích được chính phủ trung trơng phê chuẩn, cho nên, các biện pháp ở cấp khu vực hay địa phương cũng có thể cấu thành viện trợ Nhà nước. Điều không quan trọng là tổ chức nào phê chuẩn viện trợ ở giai đoạn cuối cùng. Chẳng hạn, bảo lãnh khoản vay ở một số nước hay các khoản vay ưu đãi được chuyển qua các tổ chức tư nhân hay bán tư nhân. Tuy nhiên, nếu nguồn gốc của tài trợ là nguồn công, thì có nghĩa là các biện pháp liên quan bị coi là viện trợ Nhà nước.

Cuối cùng, xét theo cơ sở pháp lý của biện pháp, tức là đó có phải là điều luật, Sắc lệnh, quyết định của cấp bộ trưởng hoặc cấp khác. Hơn nữa các qui tắc viện trợ Nhà nước bao trùm viện trợ phê chuẩn cho tất cả doanh nghiệp, dù là công ty tư nhân hay doanh nghiệp công.  

 

4. Tầm quan trọng của các quy tắc viện trợ nhà nước

Các hiệp định thương mại quốc tế chính là nhằm vào việc tháo gỡ những rào cản thuế quan và những hạn chế theo định lượng. Điều đó dẫn đến việc thu được phúc lợi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bắt nguồn từ hợp lý hóa, chuyên môn hoá và khai thác nền kinh tế theo qui mô lớn.

Các qui tắc viện trợ Nhà nước, một bộ phận trong các qui tắc cạnh tranh theo nghĩa rộng, là một yếu tố chủ yếu trong các hiệp định thương mại quốc tế để đảm bảo rằng cạnh tranh không bị biến dạng, và những lợi ích sinh ra từ tự do hoá thương mại không phải né tránh bởi những biện pháp viện trợ do chính phủ hoặc cơ quan tiến hành. Theo quan điểm của các nhà điều hành kinh tế cá lẻ, thì những qui tắc này được thiết lập nhằm đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho tất cả doanh nghiệp.

Trong những năm 1990, nhiều nền kinh tế châu Âu trải qua cuộc suy thoái nghiêm trọng và kéo dài khác thường. Tình hình ấy làm cho tăng trưởng chậm lại và thất nghiệp tăng lên. Nhất là những khó khăn thể hiện trầm trọng trong những ngành nhạy cảm hơn đến biến động kinh tế. Nhiều nước dự định làm giảm nhẹ tình hình bằng cách tăng thêm viện trợ Nhà nước. Đó là điều dễ hiểu, nhất là nhìn từ góc độ xã hội. Tuy nhiên quan điểm này lại làm ngăn cản nhiều thay đổi cần thiết về cấu trúc, dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế và làm cạn kiệt nguồn ngân sách công.

Cũng theo cách như vậy, nhiều nền kinh tế chuyển đổi ở Trung và Đông Âu cung cấp sự hỗ trợ cho các công ty, tuỳ thuộc vào giới hạn ngân sách, cho phép các công ty này đối phó với sự cạnh tranh của nước ngoài. Sự hỗ trợ đó có thể cần thiết giúp cho các công ty tồn tại, nhưng nó cũng làm xói mòn sự vận hành của thị trường và làm chậm quá trình tái cơ cấu nhằm đạt tới những lợi ích bền vững trong cạnh tranh.

Điều đó quan trọng, không phải chỉ nhìn theo góc độ chính sách thương mại, mà cũng còn vì những lý do liên quan đến những đánh giá kinh tế trong nước, thấy rằng sự kiểm soát trợ cấp theo những hiệp định thương mại quốc tế vận hành là thích hợp.

  

5. Kết thúc vấn đề 

Như vậy, mặc dù thực tế viện trợ Nhà nước có thể là một trong những cách gây tổn hại nhất cho biến dạng thương mại, nhất là ở những thị trường mở và hợp nhất hơn, song không phải tất cả viện trợ đều bị coi là biến dạng.

Nếu sử dụng đúng sự viện trợ đó, viện trợ Nhà nước có thể có những tác động tích cực, chẳng hạn giảm bớt sự cách biệt kinh tế giữa các miền, tăng tính cạnh tranh bằng những hoạt động tăng cường nghiên cứu, phát triển hoặc đào tạo và cải thiện môi trường. Hơn nữa viện trợ có mức độ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể có ý nghĩa quan trọng cho người tiếp nhận, đóng góp vào tăng việc làm và ít có ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại.

 

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).