1. Hiểu thế nào về ủy thác thương mại

Ủy thác là Việc giao cho cá nhân, pháp nhân – bên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.

Trong luật dân sự, ủy thác là hành vi pháp lý được thực hiện dưới hình thức văn bản – hợp đồng ủy thác, theo đó bên được ủy thác, còn gọi bên nhận làm đại lý được nhân danh và được bên ủy thác, bên giao làm đại lý trả tiền chi phí hoặc được trích trả một số tỷ lệ % tiền thu được để làm một số việc hoặc mua, bán một số hàng hóa nhất định. Bên được ủy thác chỉ được làm và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy thác. Nếu bên được ủy thác hoạt động vượt khỏi phạm vi ủy thác thì phải tự chịu trách nhiệm. Hợp đồng ủy thác phải ghi rõ đầy đủ họ, tên, địa chỉ, trụ sở, tài khoản nếu là pháp nhân, phạm vi, nội dung ủy thác, quyền, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên và do các người có đủ thẩm quyền ký kết vào hợp đồng.

Như vậy ủy thác thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác

Ủy thác thương mại là hoạt động trung gian thương mại, bên nhận ủy thác trực tiếp giao kết và thực hiện hợp đồng; là hoạt động thương mại theo sự ủy nhiệm và vì lợi ích của người khác để được hưởng thù lao;Bên được ủy thác nhân danh chính mình trong hợp đồng thương mại.

2. Hợp đồng ủy thác thương mại là gì?

Hợp đồng ủy thác thương mại được quy định ở mục 3 chương V Bộ luật thương mại 2005. Nó là một hợp đồng trong đó, một người gọi là người được ủy thác tiếp nhận một ủy nhiệm của một người khác người định ủy thác. Người này yêu cầu người được ủy thác thực hiện giao dịch thương mại dưới danh nghĩa của chính mình.
Vai trò của người được ủy thác cũng gần giống vại trò người môi giới, và trong thực tiễn, một người chuyên làm nghề ấy thường làm cả hai chức năng nói trên khi thì làm vai trò của một người môi giới, khi thì làm vai trò của một người được ủy thác.
Giống như người môi giới, người được ủy thác là một thương nhân, đứng ra mua nhưng không phải cho chính mình. .Họ hành động theo một hợp đồng ủy thác.Người môi giới chỉ đơn giản làm nhiệm vụ tạo ra cơ hội cho các bên sắp tham gia hợp đồng gặp gỡ, tiếp xúc với nhau, còn bản thân mình không tham gia vào ký kết hợp đồng.Khác với người môi giới, người được ủy thác, bằng chính tên mình đứng ra ký kết một hợp đồng mua hàng, nhưng thực ra là mua cho người đã ủy thác cho mình…
Sau khi đã tìm ra hàng hóa đúng với sở thích của khách hàng đã ủy thác, người được ủy thác tự mình giao dịch với người cung, cấp hàng. Còn người môi giới thì không chính mình đứng tên tham gia hợp đồng giữa người mua và người bán.

Hợp đồng uỷ thác phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có gá trị pháp lí tương đương và nội dung hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật. Về bản chất, hợp đồng uỷ thác là một hợp đồng dịch vụ mà trong đó đối tượng của hợp đồng là công việc mua bán hàng hoá. Việc xác lập hợp đồng uỷ thác trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận nhằm đề cao tinh thần thiện chí hợp tác trong việc thực hiện cũng như bảo vệ quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Tuy nhiên, Luật Thương mại quy định: “Bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau”. Rõ ràng, quy định này đã trở thành rào cản cho các hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa, bên uỷ thác có thể mất ưu tiên khi bên nhận uỷ thác nhận uỷ thác từ một bên thứ ba khác để mua bán hàng hoá cùng chủng loại, dẫn đến khả năng vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc gây áp lực tăng phí uỷ thác. Vì vậy, để phòng ngừa thiệt hại phát sinh, các bên khi soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa nên có điều khoản ràng buộc trách nhiệm của bên nhận ủy thác trong trường hợp bên này nhận ủy thác mua bán hàng hóa của nhiều bên ủy thác khác nhau đối với cùng một loại hàng hóa.

3. Nội dung của hợp đồng ủy thác thương mại

Nội dung của hợp đồng thương mại gồm có

– Thông tin của bên ủy thác và bên nhận ủy thác;

– Nội dung công việc ủy thác: hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá…

– Thù lao ủy thác: mức thù lao, phương thức thanh toán, trách nhiệm do chậm thanh toán…

-Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác: Yêu cầu bên nhận ủy thác thông tin đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng ủy thác thương mại.Không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luậtCung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa như thông tin về hàng hóa cần ủy thác mua bán.Trả thù lao ủy thác mua bán hàng hóa và các chi phí hợp lý cho việc ủy thác mua bán hàng hóa.Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuậnNếu bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật do bên ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái quy định pháp luật thì phải liên đới chịu trách nhiệm.

– Quyền và nghĩa vụ của bên  ủy thác:  Yêu cầu bên ủy thác cung cấp thông tin và tài liệu cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa; Nhận thù lao ủy thác mua bán hàng hóa và các chi phí hợp lý khác liên quan đến hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa; Không chịu trách nhiệm về những hàng hóa của mình đã bàn giao đúng thỏa thuận cho bên ủy thác; Thực hiện việc mua bán hàng hóa đã được ủy thác theo đúng thỏa thuận ;Thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa; Thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác theo đúng thỏa thuận của hai bên; Bảo quản các tài liệu, tài sản mà bên ủy thác giao để thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa; Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.; Giao tiền, giao hàng hóa theo đúng như hai bên đã thỏa thuận; Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác nếu có một phần lỗi của mình gây ra

– Chấm dứt và thanh lý hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;

– Giải quyết tranh chấp;

– Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;

– Điều khoản thỏa thuận về phạt vi phạm;

– Các điều khoản khác do các bên thỏa thuận và không trái với quy định của pháp luật.

Những người thứ ba chỉ biết người được ủy thác nên không có quyền tố tụng đối với người đứng ra ủy thác hoặc để đổi giao những hàng hóa mà họ đã mua, hoặc để được chí trả những hàng hóa mà họ đã bán.
Nhưng họ có thể đứng kiện bằng thủ tục tố tụng chéo được qui định Bộ luật dân sự khi họ đã quen biết đều đặn, thường xuyên ten tuổi của người đứng ủy thác. :
Trái lại, về phía người đứng ủy thác, họ có quyền truy cứu trách nhiệm trực tiếp bên cùng ký hợp đồng với người được ủy thác khi người đứng ủy thác phát hiện ra họ có ý đồ gian lận.

4. Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực

4.1. Điều kiện về chủ thể

– Chủ thể của hợp đồng ủy thác thương mại là Cá nhân với pháp nhân; Pháp nhân với pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp;

Trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa thì bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và nhân danh chính mình để mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. Bên ủy thác không nhất thiết phải là thương nhân giao cho bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao.

Thương nhân theo quy định của  Luật Thương mại bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

4.2. Giao kết hợp đồng trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, không lừa dối

– Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, không lừa dối.

Nguyên tắc tự do, tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động là sự cụ thể hóa nguyên tắc đảm bảo sự tự lựa chọn việc làm, nơi làm việc của công dân. Có nghĩa rằng khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể hoàn toàn tự do về mặt ý chí trong việc tham gia giao kết về hợp đồng lao động, bất kể hành vi lừa gạt, cưỡng bức đều có thể làm cho hợp đồng bị vô hiệu.

Xuất phát từ năng lực chủ thể của quan hệ hợp đồng lao động nên nguyên tắc tự do, tự nguyện vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối. Các chủ thể hoàn toàn được tự do, tự nguyện tự mình giao kết hợp đồng lao động không phụ thuộc vào ý chí của người khác. Tuy nhiên đối với các chủ thể như người lao động dưới 15 tuổi khi giao kết hợp đồng lao động với một số công việc bao giờ cũng phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Như vậy, trong trường hợp trên, chủ thể trong quan hệ lao động còn bị chi phối bởi người thứ ba. Quan hệ lao động này chỉ được xác lập khi có sự thống nhất ý chí của người thứ ba. Do đó, nguyên tắc tự do, tự nguyện trong quan hệ hợp đồng vừa
Nguyên tắc bình đẳng khẳng định vị trí ngang hàng của người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng. Tức là không có sự phân biệt đối xử giữa bên người lao động và người sử dụng lao động. Hành vi tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể luôn bị coi là vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động
 
Nguyên tắc này nghiêng về việc bảo vệ người lao động trước người sử dụng lao động. Trong quan hệ lao động, người lao động thường ở vị thế “lép vế” vì họ tham gia quan hệ lao động bằng sức lao động và phụ thuộc vào người sử dụng lao động bởi tiền lương, việc làm. Vì vậy nguyên tắc này ra đời để tạo lập sự bình đẳng giữa hai bên.
 
Tuy nhiên trên thực tế, không thể tránh khỏi việc khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể không hoàn toàn bình đẳng với nhau. Vì vậy, ở nguyên tắc này sự bình đẳng nhấn mạnh ở khía cạnh pháp lý.

4.3. Điều kiện mục đích và nội dung 

Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

– Thế nào là điều cấm của pháp luật?

Về nguyên tắc, một giao dịch trái pháp luật được hiểu là giao dịch vi phạm một quy phạm pháp luật bắt buộc, được soạn thảo thông thường dưới dạng khắt khe nhất là cấm làm một việc gì đó, hoặc dưới dạng nhẹ hơn là không được làm hoặc phải làm một việc nào đó. Điều 128 BLDS định nghĩa điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện hành vi nhất định. Như vậy, liệu có thể nói, các quy phạm mệnh lệnh soạn dưới dạng phải làm một việc không bị xem là điều cấm của pháp luật và vì vậy vi phạm các điều khoản này không dẫn tới hợp đồng vô hiệu? Trên thực tế, trong nhiều văn bản luật, các giao dịch vi phạm các quy phạm bắt buộc phải làm một việc vẫn bị coi là vô hiệu. Hơn nữa, còn có một cách hiểu khác, điều luật quy định phải làm một việc, vậy vế ngầm của điều luật này là không được phép làm trái với quy định của điều luật đó, nếu như vậy, điều luật này vẫn có thể bị xem là điều cấm.

– Mục đích hợp đồng trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội

Điều 123 BLDS đưa ra định nghĩa khá mơ hồ về mục đích của hợp đồng. Có nên xem mục đích của hợp đồng chính là động cơ cá nhân thúc đẩy các bên giao kết hợp đồng? Chẳng hạn, mục đích của bên thuê nhà là để ở hoặc kinh doanh, mục đích của bên cho thuê là để khai thác hóa lợi tài sản của mình? Hơn nữa, mục đích hợp đồng không phải là một điều khoản bắt buộc của hợp đồng trừ phi luật pháp quy định hoặc các bên thỏa thuận. Điều đó có nghĩa là các bên không có nghĩa vụ phải tiết lộ mục đích ký kết hợp đồng nếu pháp luật không buộc phải tiết lộ.

Một vấn đề khác đặt ra, hợp đồng vô hiệu do có mục đích trái pháp luật khi cả hai bên đều theo đuổi hoặc biết mục đích trái pháp luật hay chỉ cần một bên theo đuổi mục đích đó? Tham khảo án lệ của các nước thì thấy trước đây vấn đề này cũng gợi lên rất nhiều quan điểm khác nhau. Một số luật gia cho rằng, động cơ trái pháp luật đều phải được hai bên biết. Một số khác lại cho rằng, điều kiện này chỉ nên đòi hỏi trong các hợp đồng có đền bù. Một số người lại đưa ra giải pháp tùy thuộc vào sự ngay tình hay không ngay tình của bên yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu: bên không biết về tính chất trái pháp luật của hợp đồng không thể bị tước đi quyền lợi phát sinh từ giao dịch đó. Tuy nhiên, kể từ khi Tòa án Pháp đưa ra một phán quyết mới, hợp đồng bị coi là vô hiệu tuyệt đối khi một bên có mục đích trái pháp luật.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật  trực tuyến qua tổng đài.

Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!