1. Mở đầu vấn đề

Thuật ngữ các biện pháp tự vệ hoặc tự vệ được sử dụng để chỉ nhiều loại công cụ khác nhau của chính sách thương mại hoặc chính sách liên quan, do đó cần phải được giải thích rõ ràng.

2. Khái quát chung về biện pháp tự vệ

Các biện pháp tự vệ được đề cập đến trong bài là các biện pháp mà căn cứ vào các điều khoản tự vệ hay miễn trách, cho phép một bên trong hiệp định thương mại tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ đã được quy định trong hiệp định nhằm chống lại những diễn biến bất ngờ có hại cho nền kinh tế nước mình hoặc cho một ngành kinh tế và có những nguyên nhân góc rễ nêu trong hiệp định. Trong hầu hết các trường hợp, những diễn biến xấu này là sự gia tăng hàng nhập do các biện pháp mở cửa hoặc tự do hóa theo hiệp định, với số lượng tới mức mà ngành hàng tương ứng trong nước bị đe dọa thiệt hại nghiêm trọng. Các biện pháp tự vệ này có thể bao gồm việc tái áp dụng thuế quan hay các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác.

Vấn đề xem ra có vẻ nghịch lý các biện pháp tự vệ theo định nghĩa trên có tính chất phương tiện nhằm thực hiện mức độ tự do ngày càng cao trong việc xâm nhập thị trường và tự do hóa thương mại. Nếu không có các biện pháp tự vệ này, những người đi đàm phán có thể do dự khi thỏa thuận những bước tiếp theo trong xóa bỏ thuế quan và hạn ngạch, dỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan v.v… vì họ biết quá rõ ràng có những diễn biến mà khi xảy ra thì phạm vi và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với nước họ khó có thể tiên liệu trước và chúng có thể gây những ảnh hưởng có hại cho nền kinh tế trong nước vì sự tự vệ bằng thuế quan và những hạn chế về số lượng(QRs) v.v… sẽ không còn tồn tại.

Đây là nguyên nhân lý giải tại sao các hiệp định thương mại quốc tế lớn, bắt đầu từ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)/ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và bao gồm hầu như toàn bộ các thỏa thuận ưu đãi, đều dự phòng một mạng lưới an toàn để chống những biến cố như trên bằng cách đưa vào nội dung cơ hội áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Tuy nhiên, không phải là bất kỳ biện pháp nào cũng được các điều kiện căn cứ vào đó mà các biện pháp tự vệ được áp dụng và các thủ tục phải được tuân theo thường được quy định rõ ràng. Điều XIX, Hiệp định GATT được xem là khuôn mẫu chính cho điều khoản này.

Định nghĩa trên không bao gồm các biện pháp chống các tập quán kinh doanh không công bằng (như phá giá hay trợ giá) để bảo đảm an toàn và an ninh cho dân chúng, và đê thi hành các ngoại lệ khác được quy định trong các hiệp định.

3. Điều XIX của Hiệp định GATT

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT) là một hiệp ước được ký kết vào ngày 30 tháng 10 năm 1947, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết.

Về Điều XIX của Hiệp định GATT – Đây là điều phân tích về: Biện pháp khẩn cấp đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nhất định

– Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó.

– Nếu một bên ký kết đã chấp nhận một sự nhân nhượng liên quan tới một sự ưu đãi và sản phẩm là đối tượng ưu đãi được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết có tình huống như nêu tại điểm a) của khoản này tới mức mà nhập khẩu đó đã gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay trực tiếp cạnh tranh là các nhà sản xuất trên lãnh thổ của bên ký kết đang được hưởng hay đã được hưởng sự ưu dãi đó, bên ký kết này có thể đề nghị bên ký kết đang nhập khẩu và bên ký kết đang nhập khẩu có quyền tạm ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn ngừa và khắc phục tổn hại đó.

Trước khi một bên ký kết áp dụng những biện pháp phù hợp với các quy định của khoản đầu điều khoản này, bên đó sẽ thông báo trước bằng văn bản sớm nhất có thể cho Các Bên Ký Kết biết. Bên ký kết đó sẽ dành cho Các Bên Ký Kết cũng như các bên ký kết khác với tư cách là nước xuất khẩu các sản phẩm nói trên cơ hội cùng xem xét các biện pháp được dự kiến áp dụng. Nếu thông báo về một nhân nhượng liên quan tới một ưu đãi, trong thông báo sẽ nêu rõ tên bên ký kết đã đề nghị áp dụng biện pháp đó. Trong các hoàn cảnh khó khăn mà mọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến những hậu quả khó có thể khắc phục được, các biện pháp đã dự kiến tại khoản đầu tiên của điều khoản này có thể được tạm thời áp dụng mà không cần tham vấn trước, với điều kiện là tham vấn được tiến hành ngay sau khi các biện pháp được áp dụng.

– Nếu các bên ký kết liên quan không đi đến nhất trí, bên ký kết đề nghị áp dụng và duy trì biện pháp đó có quyền tiếp tục hành động. Nếu hành động đó được áp dụng hay tiếp tục được áp dụng, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày các biện pháp được áp dụng và sau 30 ngày kể từ khi Các Bên Ký Kết nhận được thông báo trước bằng văn bản, các bên ký kết chịu tác động của các biện pháp đó có quyền ngừng không cho thương mại của bên ký kết đang áp dụng các biện pháp đó hoặc trong trường hợp đã dự liệu tại điểm b) của khoản đầu tiên điều khoản này không cho thương mại của bên ký kết đã yêu cầu áp dụng các biện pháp đó hưởng các nhân nhượng hay ngừng các nghĩa vụ tương ứng đáng kể khác thuộc Hiệp định này và việc ngừng đó sẽ không bị Các Bên Ký Kết phản đối.

– Không làm tổn hại đến các quy định của điểm a) thuộc khoản này, nếu các biện pháp đã áp dụng theo tinh thần khoản 2 điều khoản này, không có tham vấn trước, gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước, trên lãnh thổ của một bên ký kết khác chịu tác động của các biện pháp đó, khi mỗi sự chậm trễ có thể gây ra những thiệt hại khó có thể khắc phục được, bên ký kết này có quyền ngừng cho hưởng các nhân nhượng hay ngừng các nghĩa vụ khác trong thời hạn cần thiết để ngăn ngừa hay khắc phục thiệt hại đó, có hiệu lực ngay từ khi các biện pháp nói trên được áp dụng hay trong suốt thời kỳ tham vấn.

4. Nguồn gốc của biện pháp tự vệ

Khái niệm các biện pháp tự vệ có nguồn gốc trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa. Tuy nhiên, sự cần thiết thiết lập một mạng lưới an toàn trong trường hợp có những diễn biến không thê lường trước cũng xuất hiện trong các khu vực kinh tế khấc (dịch vụ, di chuyên về người), nơi mà các biện pháp tự do hoá được áp dụng. Các giải pháp cho các lĩnh vực kinh tế này cũng được đề cập tóm tắt dưới đây.

Ngoài việc mô tả rõ những điều kiện để áp dụng các biện pháp tự vệ, các quy tắc thủ tục đơn giản và minh bạch, trong trường hợp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, về nguyên tắc, các biện pháp tự vệ không được thực hiện trước khi cơ quan trung ương của hiệp định liên quan được thông báo và các cuộc tham vấn được tiến hành. Trường hợp ngoại lệ duy nhất cho hành động đơn phương không cần phải được phép trước là nếu không làm như thế thì thiệt hại không thê khôi phục, thì sẽ xảy ra.

Thủ tục ủy quyền minh bạch như vậy là vì lợi ích của tất cả cảc bên. Bên bị ảnh hưởng của các biện pháp tự vệ như vậy bị đặt vào thế phải kiểm tra xem liệu các điều kiện để áp dụng chúng trên thực tế có được thực hiện đầy đủ không, và phải xác minh rằng không có khả năng khác để làm giảm nhẹ căn nguyên của vấn đề. Bên trông cậy vào biện pháp tự vệ đó có lợi ích vì những bên bị ảnh hưởng có thể đưa ra các biện pháp đối phó, và lợi ích của một ngành kinh tế có thể trở thành thêm chuyển gánh nặng cho ngành khấc hoặc cho người tiêu dùng.

5. Tự vệ là gì?

Tự vệ hay còn gọi là biện pháp tự vệ – nó là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ. Mỗi nước nhập khẩu là thành viên WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo các quy định của WTO (về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ).

Doanh nghiệp cần chú ý đến công cụ này để có thể yêu cầu Chính phủ sử dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình trước hàng hoá nhập khẩu nước ngoài khi cần thiết.

Biện pháp tự vệ phải được áp dụng theo cách không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hoá nhập khẩu liên quan. Như vậy khác với biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp (chỉ áp dụng đối với nhà xuất khẩu từ một hoặc một số nước xuất khẩu nhất định bị điều tra), biện pháp tự vệ áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất, xuất khất của tất cả các nước xuất khẩu đang xuất mặt hàng đó sang nước nhập khẩu.

Trường hợp biện pháp tự vệ là hạn ngạch, nước nhập khẩu cần tiến hành thoả thuận với các nước xuất khẩu, chủ yếu về việc phân định hạn ngạch. Nếu không đạt được thoả thuận, việc phân bổ sẽ được thực hiện theo thị phần tương ứng của từng nước xuất khẩu trong giai đoạn trước đó.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).