1. Về quản lý tài nguyên sinh thái và môi trường LB Nga

– Hệ thống quản lý tài nguyên, môi trường và sinh thái của Liên bang Nga, với các nội dung:

+ Lịch sử hệ thống bảo tàng thiên nhiên của Liên bang Nga;

+ Hệ thống bảo tồn thiên nhiên;

+ Cấu trúc cơ quan bảo tồn thiên nhiên;

+ Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý;

+ Phân bố quyền hạn giữa các cơ quan Liên bang trong vấn đề quản lý tài nguyên, thiên nhiên và môi trường;

+ Phân chia quyền hạn giữa các ban ngành (Chính phủ, cơ quan của Tổng thống);

+ Bảo tồn khôi phục nguồn tài nguyên cá;

+ Các địa bàn bảo tồn đặc biệt…
Hệ thống bảo tồn thiên nhiên của Nga (cơ quan bảo vệ môi trường) được hình thành từ thời Liên bang Xô viết, cơ quan chịu trách nhiệm là Bộ Sinh thái Tài nguyên và Môi trường, Bộ này đã bị giải tán khi Liên Xô tan rã. Cuối năm 1991 thành lập lại Bộ Sinh thái Tài nguyên và Môi trường sau đó chuyển thành Uỷ ban và đến tháng 5/2000 mới thành lập lại Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Sinh thái và giữ cho đến nay.

Cấu trúc cơ quan bảo toàn thiên nhiên Nga gồm: Bộ ngành trực thuộc Chính phủ, Ban ngành trực thuộc Tổng thống và các chủ thể bao gồm các nước Cộng hoà, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên và Sinh thái là đơn vị được giao trách nhiệm quản lý chính cùng với các Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế, Bộ Kinh tế thực hiện các chức năng quản lý, các nội dung có liên quan đến đất đai nông nghiệp, sức khoẻ con người…; Cơ quan trực thuộc Tổng thống có vai trò rất quan trọng trong quá trình tham gia thực hiện quản lý.

Hệ thống văn bản pháp luật: Cho đến nay riêng hệ thống văn bản pháp lý để phục vụ công tác quản lý tài nguyên đã có trên 1.500 văn bản các loại gồm: Luật, Nghị định và các loại văn bản khác; Hệ thống quản lý cũng được phân theo các cấp từ trên xuống là Liên bang và các Địa phương. Quyền hạn, trách nhiệm của từng đơn vị quản lý cũng được quy định rõ ràng trong các hệ thống văn bản pháp quy; Việc quản lý các khu vực bảo toàn các địa bàn đặc biệt như: Các khu vực vườn Quốc gia, công viên, vùng bảo tồn động vật, thắng cảnh… hiện có khoảng 300 địa điểm, hiện nay càng tăng chủ yếu trách nhiệm giao cho Bộ TNTN&MT quản lý.
Việc phân chia quyền hạn trách nhiệm giữa cơ quan của Liên Bang và địa phương quy định rõ ràng cụ thể phân chia cho 83 Chủ thể Liên bang có 49 tỉnh, 21 nước cộng hòa, 10 vùng tự trị, 2 thành phố lớn trực thuộc Trung ương (Matxcova, SaintPetecbua).

Tuy vậy, hiện nay việc quản lý tài nguyên, thiên nhiên và môi trường của Liên bang Nga cũng chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn, vấn đề kiểm soát ô nhiễm của Nga cũng gặp phải một số khó khăn mà chủ yếu do nền kinh tế còn chưa thoát khỏi những hậu quả cũ, một số nhà máy công nghệ còn lạc hậu, việc xả thải các chất ô nhiễm còn chưa kiểm soát được chặt chẽ, tiêu chuẩn của Nga còn có khoảng cách đối với các nước Châu Âu như tiêu chuẩn khí thải các xe cơ giới hiện nay mới chỉ áp dụng tiêu chuẩn EURO3, Việt Nam là  EURO2, Châu Âu là EURO4, một số nước đang tiến đến áp dụng tiêu chuẩn EURO5…
Hiện nay Nga cũng đang bị cộng đồng thế giới đánh giá cho rằng chưa thực sự quan tâm đến việc bảo tồn các khu vực sinh thái đặc biệt, tình trạng quản lý còn lỏng lẻo, chưa nghiêm ngặt.

2. Thẩm định sinh thái tài nguyên và môi trường:

Giai đoạn trước năm 1991 do Uỷ ban thuộc Liên bang Nga chịu trách nhiệm thẩm định toàn bộ, sau năm 1991 Cơ quan thẩm định Tài nguyên, môi trường được thành lập và chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường theo các Văn bản pháp lý đã quy định. Thẩm định được thực hiện dựa trên các nguyên tắc như độc lập, khách quan, công khai, mang tính hệ thống, các đối tượng bắt buộc thẩm định được các văn bản pháp luật quy định và tuân thủ theo một trình tự nhất định, năm 1993 đạo luật thẩm định sinh thái tài nguyên môi trường mới hoàn thiện trên cơ sở văn bản ban hành năm 1991. Việc thẩm định được phân chia thành hai cấp; Cấp Liên bang do cơ quan thẩm định sinh thái công nghệ, hạt nhân thực hiện; Cấp địa phương, khu vực do các cơ quan giám sát của các chủ thể thực hiện, đối tượng thẩm định được quy định tại các văn bản Pháp luật. Phương pháp thẩm định là phương pháp chuyên gia;

Quy trình thủ tục thẩm định của Nga hiện đang được Việt Nam áp dụng, khác biệt lớn nhất là Hội đồng thẩm định của Nga có mời các Chuyên gia tư vấn độc lập (số lượng tuỳ theo mức độ phức tạp của dự án), kinh phí các đối tượng cần phải nộp được quy định rất rõ ràng, trách nhiệm của Hội đồng được quy định cụ thể,…Tuy nhiên, hiện nay tình trạng chung ở Nga là chưa đáp ứng được yêu cầu chính vì cho rằng hiện nay tình trạng kiểm soát còn có phần dài hơn giai đoạn trước đây, một số khâu trong quá trình thẩm định còn trì trệ và còn mang định tính, thời gian thẩm định còn dài,…

3. Hệ thống quản lý an toàn sinh thái của Liên bang Nga:

+ Hệ thống quản lý an toàn sinh thái của Liên bang Nga được quy định chặt chẽ tại các văn bản quy phạm pháp luật ngay từ những năm 1961, theo nguyên tắc đặt quyền con người kết hợp với sinh thái môi trường, đảm bảo giữ vững tiềm năng, không xâm phạm ảnh hưởng xấu đến môi trường, do đó bắt buộc phải có công tác đánh giá tác động môi trường, tại Hiến pháp Nga có 02 điều quy định về sinh thái và môi trường bao gồm: Nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân, cho đến nay Nga đã ba lần sửa đổi Luật về tài nguyên sinh thái.

+ Cấu trúc cơ quan quản lý sinh thái môi trường: Bao gồm cơ quan Liên bang và Cơ quan của các chủ thể; Các cơ quan sinh thái môi trường thuộc Liên bang Nga, đứng đầu là Bộ Tài nguyên, Thiên nhiên Môi trường có trách nhiệm xây dựng các văn bản quy phạm, các đạo luật quản lý sinh thái của Liên bang Nga, xác định và đưa ra các nhóm tiêu trí thực hiện, kiểm soát các hoạt động của con người và thực hiện đánh giá, điều hành thông qua hệ thống các văn bản pháp lý đã được ban hành, thông tin về tình trạng sinh thái môi trường. Bộ có 03 cơ quan liên quan quản lý sinh thái là: Cơ quan giám sát sinh thái, công nghệ hạt nhân; cơ quan giám sát sử dụng tài nguyên, cơ quan khí tượng thuỷ văn ngoài ra còn có các cơ quan quản lý khoáng sản.

Quyền hạn của các cơ quan này được quy định rõ ràng đảm bảo các nhiệm vụ không bị chồng chéo giữa các đơn vị.

Các cơ quan quản lý sinh thái môi trường thuộc các chủ thể và các Bộ có trách nhiệm quản lý trong phạm vi trách nhiệm của mình, các đối tượng quản lý được Chính phủ quy định rõ ràng;

Hệ thống các đạo luật cơ bản của Nga liên quan đến quản lý sinh thái môi trường gồm: Hiến pháp (1993); Đạo luật bảo tồn tài nguyên và môi trường xung quanh; Đạo luật chất thải – tiêu dùng; Đạo luật bảo tồn khí quyển; Đạo luật thẩm định sinh thái; Đạo luật vệ sinh dịch tễ; Đạo luật kiểm soát pháp nhân, pháp thể…và hàng trăm các văn bản Nghị định, quy định về quản lý sinh thái môi trường. Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan Liên bang và các cơ quan thuộc chủ thể.

Cơ quan thuộc Liên bang ngoài trách nhiệm xây dựng hệ thống các Đạo luật, văn bản quản lý phải thực hiện trách nhiệm đảm bảo an toàn cho các vùng sinh thái, kiểm soát phóng xạ, báo cáo hàng năm về tình hình sinh thái cho Chính phủ, đưa ra các chuẩn mực an toàn sinh thái, thẩm định tài nguyên, xác định kinh phí cho thẩm định đánh giá tài nguyên môi trường, truy tố tội phạm, giáo dục về sinh thái môi trường, quản lý quỹ sinh thái, hợp tác quốc tế, cấp phép hoạt động…; Các cơ quan thuộc các chủ thể có trách nhiệm xác định hướng, kiểm tra kiểm soát các hoạt động liên quan đến sinh thái tại địa bàn được phân công, xây dựng các định mức tiêu chuẩn trên địa bàn…theo nguyên tắc định mức tiêu chuẩn không được thấp hơn đã được Liên bang quy định.

Hệ thống luật pháp của Nga đã tương đối hoàn chỉnh và liên tục được sửa đổi, điều chỉnh nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tế, việc thẩm định sinh thái có hẳn một đạo luật riêng, việc xử phạt được thực hiện như một công cụ có hiệu quả, kinh phí phạt có thể rất lớn…quy trình thẩm định thực hiện tại Nga giống như quy trình thẩm định thực hiện tại Việt Nam, các vấn đề như cơ sở dữ liệu quản lý sinh thái đã được hình thành duy trì nhiều năm nay, đây là điều mà Việt Nam cần nhanh chóng học tập để có thể quản lý một cách hệ thống sinh thái. Các đơn vị Báo chí cũng góp phần phanh phui một số vi phạm về môi trường tương tự trường hợp Vedan Việt Nam, trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp được hết sức coi trọng, hiện nay theo quy định cứ 5 năm bắt buộc người đứng đầu doanh nghiệp phải thực hiện đào tạo về kiến thức sinh thái, toàn Nga hiện có tới 135 cơ sở đào tạo loại hình này, các doanh nghiệp có trách nhiệm quan trắc số liệu về sinh thái gửi cơ quan quản lý; Việc quản lý vi phạm sinh thái ngoài việc do các cơ quan có trách nhiệm ở Nga cũng duy trì thực hiện kiểm soát thông qua cộng đồng, các vi phạm nặng có thể xem xét xử lý hình sự…. Nga thừa nhận việc quản lý hiện nay tuy có nhiều ưu điểm song có một vấn đề quản lý tài nguyên lại không chặt được như giai đoạn Liên bang Xô viết… cuối cùng bạn cũng cho rằng vấn đề sinh thái là vấn đề mang tính toàn cầu có sự hợp lực chung của các nước toàn thế giới mới có thể giải quyết được vấn đề thay đổi khí hậu trong những năm tới.

4. Quản trị an toàn sinh thái Liên bang Nga:

Vấn đề an toàn sinh thái ngày càng được coi trọng tại Liên bang Nga, hệ thống Luật pháp về an toàn sinh thái ngày càng được hoàn thiện nhằm mục tiêu quản lý chặt chẽ vấn đề an toàn sinh thái. Quản trị an toàn sinh thái nhằm đáp ứng các yêu cầu an toàn sinh thái thực tế, để có thể giúp các nhà quản lý xác định một cách chính xác những thiệt hại gây ảnh hưởng đến môi trường, trên cơ sở đó đưa ra những yêu cầu đền bù đối với các đối tượng gây hại.

Hiện nay, tại Nga phương pháp xác định ảnh hưởng vẫn thực hiện một cách gián tiếp thông qua các yếu tố như: Sức khoẻ, công trình, tài nguyên rừng, nguồn nước như huỷ hoại thuỷ sản…Việc tính toán được xác định thông qua các giai đoạn trên cơ sở các công thức toán học.

Hệ thống quản trị sinh thái được tiến hành theo 10 bước, bắt đầu từ hệ thống Lãnh đạo các doanh nghiệp, trên cơ sở các bước thực hiện sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có phương án xử lý hợp lý nhất đảm bảo các quy định về an toàn sinh thái theo hệ thống Pháp luật.

Điều khác biệt nhất hiện nay đối với hệ thống quản trị an toàn sinh thái ở Nga đó là hệ thống kiểm toán sinh thái thực hiện theo một quy trình bài bản gồm 09 bước, trên cơ sở kiểm toán sinh thái các doanh nghiệp xác định được mức ảnh hưởng tác động gây ra và qua đó cũng giúp cho doanh nghiệp xác định được phương án xử lý tình trạng ô nhiễm và cải thiện quan hệ với chính quyền và dân sở tại, ngoài ra hiện nay ở Nga hệ thống bảo hiểm sinh thái đã bắt đầu vận hành với hai đối tượng bắt buộc và tự nguyện, mức độ đóng góp của các doanh nghiệp là 1% doanh thu, việc cấp chứng chỉ sinh thái và thẩm định sinh thái duy trì hoạt động hiệu quả đặc biệt hơn đối với các doanh nghiệp bắt buộc phải có Pastport sinh thái, thông qua việc ghi chép thường xuyên sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nắm được tình trạng chung về sinh thái của đơn vị mình cũng như các phương án xử lý khắc phục nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn sinh thái theo Pháp luật.

5. Về kỹ thuật cơ bản liên quan đến xử lý làm sạch môi trường:

– Đối với công nghệ xử lý nước thải: Các phương pháp xử lý nước thải đang được áp dụng tại Nga hiện nay bao gồm 6 phương pháp chủ yếu là: Phương pháp cơ học, hoá học, lý – hoá, sử dụng nguồn điện, sinh học và phương pháp vi sinh; một số mô hình xử lý nước của các nhà máy, những nét khái quát nhất về tình trạng nhiễm bẩn của các sông hồ tại Matxcova.

– Đối với công nghệ xử lý nước thải: Nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí hiện nay chủ yếu do việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch gồm than, dầu… quá trình đốt cháy nhiên liệu tạo ra các loại khí thải gồm: CO2, NOx, SO2, CH4,… đây cũng chính là các loại khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính, một trong những vấn đề cả thế giới quan tâm, cũng chính vì vậy trong những năm gần đây các nhà khoa học các nước trên thế giới đang nghiên cứu sử dụng các loại năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, sóng biển…thay thế dần cho các loại năng lượng hoá thạch hiện nay.

Quá trình xử lý khí thải độc hại có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc làm sạch môi trường không khí, nguồn thải cố định bao gồm các các nhà máy công nghiệp, nguồn thải di động chủ yếu do các động cơ của các loại xe vận tải (Matxcova có đến 95% khí thải từ các xe ô tô). Các phương pháp xử lý khói, bụi chất thải độc hại đang được sử dụng bao gồm phương pháp khô và phương pháp ướt, trên thực tế cần lựa chọn các phương pháp cho phù hợp; các thiết bị lọc bụi hiện cũng rất đa dạng như kame-pa bụi, thiết bị lọc bụi dạng cyclome, thiết bị lọc bụi tay áo…; đối với phương pháp xử lý ướt bao gồm các phương pháp hoá học, phương pháp hấp thụ, phương pháp sử dụng màng mỏng…

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề xử lý khí thải của các doanh nghiệp ở Nga cũng đang gặp khó khăn vì kinh phí chi phí cho các hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn rất lớn mà các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ kinh phí để trang trải, nhiều năm qua mặc dù Chính phủ đưa ra mức phạt khá cao, bên cạnh đó có chính sách hỗ trợ từ Quỹ môi trường song tình trạng các nhà máy vẫn không đầu tư xử lý; tình trạng nhiên liệu cho các loại xe vận tải, ôtô vẫn chưa đạt tiêu chuẩn (xăng vẫn có hàm lượng chì,…) do đó khí thải là độc hại, tình trạng ôtô cũ có số lượng rất lớn cũng là những thách thức với thủ đô Matxcova, so với các nước tiên tiến khác như Nhật Bản, Mỹ thì hệ thống xử lý khí thải độc hại công nghiệp của Nga còn có khoảng cách khá xa.