1. Khái quát về văn phòng Tổng công tố Thái Lan

Vụ Công tố thuộc Bộ Tư pháp Thái Lan – Tiền thân của Văn phòng Tổng công tố ngày nay, đến năm 1992 Vụ Công tố được chuyển sang trực thuộc Bộ Nội vụ Thái Lan. Năm 1991 Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với cơ quan Công tố. Sau đó Vụ Công tố được tách khỏi Bộ Nội vụ trở thành cơ quan độc lập trực thuộc Thủ tướng và được gọi là Văn phòng Tổng công tố.

Văn phòng Tổng công tố Thái Lan thuộc nhánh quyền lực hành pháp và là một trong ba cơ quan chính của Chính phủ (Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và Văn phòng Tổng công tố). Văn phòng Tổng công tố trực thuộc Thủ tướng. Tuy vậy, Văn phòng Tổng công tố là cơ quan tố tụng, do đó Tổng công tố cũng như các Công tố viên có vị trí pháp lý tương đối độc lập, khác với công chức khác trong Chính phủ. Thủ tướng không có quyền can thiệp vào quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Công tố viên.

Chức năng quan trọng nhất của Văn phòng Tổng công tố trong việc thi hành pháp luật về tư pháp hình sự là duy trì quyền công tố và thực hiện các hoạt động tố tụng trong vụ án hình sự. Bên cạnh đó còn đóng vai trò là đầu mối trung tâm trong hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm và tương trợ tư pháp quốc tế các vấn đề hình sự.

Vụ Công tố thuộc Bộ Tư pháp Thái Lan – tiền thân của Văn phòng Tổng Công tố ngày nay – được thành lập từ ngày 1/4/1893. Đến năm 1922, Vụ Công tố được chuyển sang trực thuộc Bộ Nội vụ Thái Lan. Cho đến trước năm 1991, Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với cơ quan Công tố. Từ năm 1991, Vụ Công tố (hay là Cục Công tố) được tách khỏi Bộ Nội vụ trở thành cơ quan độc lập trực thuộc Thủ tướng và được gọi là “Văn phòng Tổng công tố”.

2. Vị trí của Văn phòng Tổng công tố

Văn phòng Tổng công tố Thái Lan thuộc nhánh quyền lực hành pháp và là một trong ba cơ quan chính của Chính phủ (Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và Văn phòng Tổng công tố). Văn Phòng Tổng công tố trực thuộc Thủ tướng và chịu sự giám sát của Thủ tướng Chính phủ mang tính hình thức cơ cấu tổ chức hơn là theo nghĩa quyền hạn kiểm tra. Tuy nhiên, Văn phòng Tổng công tố là cơ quan tố tụng, do đó, Tổng Công tố cũng như các Công tố viên có vị trí pháp lý tương đối độc lập, khác với công chức khác trong Chính phủ. Thủ tướng không có quyền can thiệp vào quá trình Công tố viên thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Chức năng của Văn phòng Tổng công tố

3.1. Trong lĩnh vực tư pháp hình sự

Chức năng quan trọng nhất của Công tố viên trong việc thi hành pháp luật về tư pháp hình sự là duy trì quyền công tố và thực hiện các hoạt động tố tụng trong vụ án hình sự. Bên cạnh đó, Văn phòng Tổng Công tố còn đóng vai trò “đầu mối trung tâm” trong hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm và tương trợ tư pháp quốc tế về các vấn đề hình sự.

Ở Thái Lan, trong hoạt động điều tra tội phạm, Công tố viên có vai trò thụ động và rất hạn chế. Chức năng điều tra tội phạm và chức năng công tố hầu như được tách bạch, hoạt động điều tra được coi là lĩnh vực độc lập với công tố và chủ yếu được tiến hành bởi cơ quan Cảnh sát. Cảnh sát có thẩm quyền điều tra đối với tội phạm thuộc tất cả các lĩnh vực.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng khác như  Hải quan và các viên chức hành chính cao cấp thuộc Bộ Nội vụ cũng có thẩm quyền điều tra đối với một số nhóm tội phạm cụ thể và trong phạm vi chức năng quản lý đặc thù của họ.

Công tố viên Thái Lan không được quyền tiến hành điều tra. Nhiệm vụ của Công tố viên chỉ thực sự bắt đầu sau khi nhận được hồ sơ vụ án từ Điều tra viên. Khi nhận được hồ sơ vụ án của Cảnh sát, Công tố viên cân nhắc kỹ lưỡng, căn cứ vào tất cả các chứng cứ để quyết định có truy tố hay không. Cách thức duy nhất mà Công tố viên có thể tham gia vào quá trình điều tra vụ án là gửi lời yêu cầu cho Cảnh sát đề nghị điều tra bổ sung hoặc cho triệu tập nhân chứng để thẩm vấn khi Công tố viên cho rằng các tình tiết hoặc chứng cứ trong hồ sơ vụ án là không đầy đủ, rõ ràng.

Công tố viên có toàn quyền quyết định việc truy tố hay không truy tố kẻ phạm tội. Để bảo đảm tính độc lập và đề cao vai trò của Công tố viên, pháp luật không hạn chế quyền tùy quyết của Công tố viên trong việc quyết định truy tố hoặc không truy tố. Công tố viên có thể ra quyết định không truy tố vì lý do lợi ích công, đạo đức hay chính sách xã hội hay các lý do khác. Vì những lý do này, Công tố viên có thể từ chối việc truy tố hoặc nếu việc truy tố đã được tiến hành thì Công tố viên có thể rút vụ án ra khỏi danh sách các vụ án chờ đưa ra Tòa án xét xử.

Khi quyết định truy tố tội phạm ra Tòa, Công tố viên phải chuẩn bị đầy đủ các chứng cứ thu thập được trong vụ án để làm căn cứ bảo vệ quan điểm truy tố của mình và phục vụ cho việc tranh tụng với Luật sư của LVN Group bào chữa tại Tòa án.

Công tố viên đóng vai trò tích cực trong việc xuất trình chứng cứ tại Tòa án trong khi Thẩm phán rất thụ động trong quá trình xác minh tình tiết của vụ việc và đứng ở vị trí trung lập khi xét xử vụ án. Trách nhiệm chứng minh thuộc về Công tố viên và phải chứng minh bị cáo đã thực sự đã phạm tội và “không còn cơ sở để nghi ngờ điều đó”. Thẩm phán sẽ căn cứ vào chứng cứ do Công tố viên cung cấp và lời khai nhận của bị can có thể đồng ý với việc truy tố của Công tố viên hoặc bác bỏ tất cả các lời buộc tội của Công tố viên nếu nhận định thấy không đủ căn cứ. Thẩm phán cũng có quyền yêu cầu Công tố viên chuyển toàn bộ hồ sơ xét hỏi cho mình để xem xét trước khi tuyên án.

3.2. Trên lĩnh vực thực hiện vai trò bảo vệ lợi ích cho Chính phủ

Công tố viên của Văn phòng Tổng công tố có thể đóng vai trò là Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật cho các cơ quan của Chính phủ hay Luật sư của LVN Group bào chữa của Nhà nước để bảo vệ các lợi ích công cộng hoặc cung cấp dịch vụ pháp lý cho các chính quyền địa phương và các cơ quan Nhà nước. Công tố viên còn có trách nhiệm đại diện cho Chính phủ trong các vụ việc dân sự khi Chính phủ là một bên đương sự trong vụ việc đó.

Mặt khác, thông qua Văn phòng bảo vệ quyền dân sự và trợ giúp pháp lý, cơ quan Công tố thực hiện các hoạt động bảo vệ lợi ích công cộng, làm dịch vụ tư vấn pháp luật và đại diện cho người nghèo và những đối tượng cần trợ giúp.

4. Tổ chức bộ máy, cán bộ của Văn phòng Tổng công tố

Tổng Công tố (trước năm 1991 gọi là Tổng Giám đốc Viện Công tố) là người đứng đầu hệ thống cơ quan Công tố ở Thái Lan. Tổng Công tố được giao nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo công tố viên trong toàn quốc. Tổng Công tố được bổ nhiệm theo năng lực và trình độ. Việc bổ nhiệm Tổng Công tố là do Hội đồng Công tố viên quyết định và trình quyết định của mình với Thủ tướng để phê chuẩn chính thức; song, Thủ tướng không thể thay đổi quyết định mà không có sự nhất trí của Hội đồng Công tố viên. Thông thường, các Công tố viên cao cấp khi đạt đến mức độ cao trong nghề nghiệp thì được chỉ định làm Tổng Công tố sau khi đã có quá trình công tác trên 25 năm và nhiệm kỳ của Tổng Công tố hiện nay pháp luật Thái Lan không có quy định về nhiệm kỳ đảm nhận vị trí Tổng Công tố. Tổng Công tố và Công tố viên có vị trí độc lập khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Mặc dù Văn phòng Tổng Công tố trực thuộc Thủ tướng nhưng Thủ tướng không được hướng dẫn hoặc ra lệnh cho Công tố viên thực hiện nhiệm vụ của mình. Để bảo đảm tính độc lập của Công tố viên, việc quản lý nhân sự trong cơ quan Công tố được tiến hành riêng rẽ và khác với các cơ quan dân sự thông thường. Tất cả các vấn đề như bổ nhiệm, đề bạt, thăng chức, thuyên chuyển công tác, kỷ luật, kiểm tra đạo đức nghề nghiệp… đối với Công tố viên đều thuộc trách nhiệm của Hội đồng Công tố viên (hay còn gọi là Ủy ban công tố)  và chỉ có Hội đồng Công tố viên có thẩm quyền duy nhất trong vấn đề này, chứ không phải trách nhiệm của Hội đồng công chức như đối với các công chức bình thường khác.

Theo quy định tại Điều 33 của Luật về công tố viên năm 1978 thì để được đăng ký tham gia kỳ thi tuyển chọn Công tố viên tập sự, người dự thi phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau: Có bằng tốt nghiệp đại học luật hoặc có bằng luật hoặc chứng chỉ của nước ngoài, không thấp hơn trình độ đại học; đã vượt qua kỳ kiểm tra của Viện đào tạo pháp luật thuộc Hiệp hội Luật sư của LVN Group Thái Lan; có không ít hơn hai năm kinh nghiệm làm cán bộ tư pháp hoặc các lĩnh vực trong nghề Luật sư của LVN Group do Hội đồng Công tố viên quy định; là công dân Thái Lan; không dưới 25 tuổi; tuân thủ cơ chế dân chủ theo quy định của Hiến pháp; là thành viên của Hiệp hội Luật sư của LVN Group Thái Lan; không có các hành vi không đúng đắn hoặc phi đạo đức; không đang trong tình trạng phá sản; không đang trong tình trạng bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của Luật về công tố viên và các luật khác; không đang trong tình trạng bị bãi nhiệm hay bị buộc thôi việc ở các cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp nhà nước; không bị phạt tù bằng một bản án có hiệu lực, ngoại trừ vì một tội phạm thực hiện do lỗi vô ý hoặc hậu quả của một vi phạm nhỏ; không phải là người bị mất năng lực hoặc người có trí tuệ không bình thường hay có rối loạn về tâm thần, hay có các điều kiện về thể chất hay tâm thần không phù hợp để làm một Công tố viên, hay mắc một bệnh được quy định bởi các văn bản của cấp bộ; vượt qua cuộc kiểm tra y tế do một nhóm ít nhất là ba bác sĩ tiến hành. Báo cáo của nhóm bác sĩ này phải được Hội đồng Công tố viên chấp thuận.

Theo quy định pháp luật Thái Lan, mặc dù một Công tố viên có đầy đủ các tiêu chuẩn tương tự tiêu chuẩn đối với Thẩm phán, song, họ không được phép chuyển đổi giữa hai nghề này.

Khi ứng cử viên đã vượt qua kỳ thi kiểm tra đối với Công tố viên tập sự, thì sẽ được tham gia một khóa đào tạo do Văn phòng Tổng Công tố tổ chức trong thời gian ít nhất một năm và phải được Hội đồng Công tố viên đánh giá để quyết định việc Công tố viên tập sự đó đã có đủ những kiến thức, khả năng và cách ứng xử phù hợp để được bổ nhiệm là trợ lý Công tố viên cấp quận hay chưa và thực hiện việc bổ nhiệm. Sau một năm đào tạo và được thử thách ở vai trò là một trợ lý Công tố viên, một Công tố viên tập sự có thể sẽ được bổ nhiệm làm Công tố viên.

Theo quy định tại Điều 36 Luật về công tố viên năm 1978 thì chức danh Công tố viên sẽ mất khi Công tố viên đó: Đã chết; nghỉ làm việc theo quy định của Luật về quỹ lương hưu chính phủ; từ nhiệm; thuyên chuyển sang một cơ quan khác của Chính phủ; nghỉ việc để tham gia nghĩa vụ quân sự; bị yêu cầu từ nhiệm; bị sa thải khỏi cơ quan.

Việc bổ nhiệm, nâng bậc, thuyên chuyển, thay đổi Công tố viên và xem xét vấn đề kỷ luật đối với Công tố viên thuộc trách nhiệm của Hội đồng Công tố viên. Theo quy định tại Điều 15 Luật về công tố viên năm 1978 thì Hội đồng Công tố viên có 15 thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng Công tố viên; Tổng Công tố đương nhiệm; Thành viên chính thức; các thành viên khác của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng Công tố viên là một Công tố viên đã nghỉ hưu, người trước đây giữ cương vị không thấp hơn Phó Tổng Công tố hoặc phải là người có đủ tiêu chuẩn trong một lĩnh vực pháp luật; hoặc là công chức khác đã nghỉ hưu và đã giữ cương vị không thấp hơn chức Giám đốc hoặc chức vụ tương đương. Chủ tịch Hội đồng phải được các Công tố viên trong toàn quốc bầu ra. Ứng cử viên sẽ được bầu là Chủ tịch phải là người không tham gia bất kỳ đảng phái chính trị nào trong thời gian 10 năm trở lại, không phải là quan chức chính trị hay là thành viên của Hạ viện hay Thượng viện. Tổng Công tố đương nhiệm tham gia Hội đồng công tố viên với tư cách là Phó Chủ tịch Hội đồng. Thành viên chính thức gồm có bốn Phó Tổng công tố và ba Công tố viên cao cấp khác, đó là một Công tố viên cao cấp thuộc bộ phận tham mưu, một Công tố viên cao cấp thuộc bộ phận kiện tụng và một Công tố viên cao cấp thuộc bộ phận các vấn đề pháp lý; ba Công tố viên này tham gia với tư cách là các thành viên chính thức của Hội đồng Công tố viên. Các thành viên khác của Hội đồng gồm sáu thành viên được chọn bởi các Công tố viên, là cán bộ ở cấp thứ hai hay cấp khác, do các Công tố viên bầu ra từ các Công tố viên lâu năm đang đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu.

Từ những tham khảo về vị trí, chức năng, tổ chức, bộ máy của Văn phòng Tổng công tố Thái Lan, nhất là việc bổ nhiệm Công tố viên ở Thái Lan cho thấy, ở Thái Lan, các Công tố viên khi được bổ nhiệm đều phải trải qua kỳ thi công khai tuyển chọn Công tố viên tập sự, sau đó sẽ tham gia một khóa đào tạo do Văn phòng Tổng Công tố tổ chức ít nhất một năm và phải được Hội đồng Công tố viên là những người có kinh nghiệm thực tiễn, là những chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đánh giá để quyết định việc Công tố viên tập sự đó đã có đủ những kiến thức, khả năng và cách ứng xử phù hợp để được bổ nhiệm là trợ lý Công tố viên cấp quận hay chưa và thực hiện việc bổ nhiệm. Sau một năm đào tạo và được thử thách ở vai trò là một trợ lý Công tố viên, một Công tố viên tập sự có thể sẽ được Hội đồng Công tố viên bổ nhiệm làm Công tố viên. Đây là kinh nghiệm mà Việt Nam cần nghiên cứu tham khảo để vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, đổi mới việc bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

5. Công tố viên của Văn phòng Tổng Công tố Thái Lan

Ở Thái Lan, Công tố viên không được quyền tiến hành điều tra. Nhiệm vụ của Công tố viên chỉ bắt đầu sau khi Cảnh sát kết thúc việc điều tra và chuyển hồ sơ cho Công tố viên. Cách thức duy nhất mà Công tố viên có thể tham gia vào quá trình điều tra vụ án là gửi yêu cầu cho Cảnh sát đề nghị điều tra bổ sung hoặc triệu tập nhân chứng để thẩm vấn khi Công tố viên cho rằng các tình tiết hoặc chứng cứ trong hồ sơ vụ án là không đầy đủ, rõ ràng. Công tố viên có toàn quyền quyết định việc truy tố hay không truy tố kẻ phạm tội. Để bảo đảm tính độc lập và đề cao vai trò của Công tố viên, pháp luật không hạn chế quyền tùy quyết của Công tố viên trong việc quyết định truy tố hay không truy tố. Thông thường các quyết định không truy tố của Công tố viên trên cơ sở vì lợi ích công, đạo đức hay chính sách xã hội hay các lý do khác. Khi quyết định truy tố tội phạm ra Toà, Công tố viên phải chuẩn bị đầy đủ các chứng cứ thu thập được trong vụ án để làm căn cứ bảo vệ quan điểm truy tố của mình và phục vụ cho việc tranh tụng với Luật sư bào chữa tại phiên tòa; nếu thấy không đủ cơ sở thì Công tố viên có thể đình chỉ vụ án. Công tố viên đóng vai trò tích cực trong việc xuất trình chứng cứ tại Tòa án trong khi Thẩm phán ở Thái Lan rất thụ động trong quá trình xác minh tình tiết của vụ việc và đứng ở vị trí trung lập khi xét xử vụ án. Thẩm phán  sẽ căn cứ vào chứng cứ Công tố viên cung cấp và lời nhận tội của bị can theo truy tố của Công tố viên hoặc bác bỏ tất cả lời buộc tội của Công tố viên nếu nhận định thấy không đủ căn cứ.

Công tố viên của Văn phòng Tổng Công tố có thể thực hiện vai trò là Luật sư tư vấn pháp luật cho các cơ quan của Chính phủ hay Luật sư bào chữa của Nhà nước để bảo vệ các lợi ích công cộng hoặc cung cấp dịch vụ pháp lý cho các chính quyền địa phương và các cơ quan Nhà nước. Công tố viên còn có trách nhiệm đại diện cho Chính phủ trong các vụ việc dân sự khi Chính phủ là một bên đương sự trong vụ việc đó. Mặt khác, thông qua văn phòng bảo vệ quyền dân sự và trợ giúp pháp lý, cơ quan Công tố thực hiện các hoạt động bảo vệ lợi ích công cộng, làm dịch vụ tư vấn pháp luật và đại diện cho người nghèo và những đối tượng cần trợ giúp.