1. Khái niệm chính sách pháp luật

Chính sách pháp luật – trước hết là hoạt động của các chủ thể tương ứng trong lĩnh vực pháp luật. Các tư tưởng, quan điểm, mục tiêu, chiến lược, sách lược, định hướng, chương trình, kế hoạch, dự báo… chỉ là cơ sở, nền tảng của chính sách pháp luật, là yếu tố của hệ tư tưởng pháp luật.

Theo Từ điển tiếng nước ngoài, “Chính sách là hoạt động của các giai cấp xã hội, của các đảng phái, của các nhóm xã hội được xác định bởi các lọi ích và các mục đích của họ, cũng như hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước thể hiện bản chất kinh tế – xã hội của xã hội đó. Theo Từ điển tiếng Nga, “Chính sách là hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước phản ánh chế độ xã hội và cơ cấu kinh tế của đất nước, cũng như hoạt động của các đảng phái và của các tổ chức khác, của các nhóm xã hội được xác định bởi các lợi ích và các mục đích của chúng”.

Mặt khác, khi nói về chính sách pháp luật với tư cách là một loại hoạt động nhất định, cũng không được quy nó về nhận thức chính trị chỉ gắn liền vói việc giành và giữ quyền lực mà thực chất là đấu tranh vì quyền lực. Nhận thức như vậy về chính sách rất phô’ biến trong sách báo chính trị học.

Chính sách pháp luật không hẳn chỉ là lĩnh vực đấu tranh vì quyền lực mà chủ yếu là hoạt động gắn liền với việc soạn thảo chiến lược điều chỉnh pháp luật và với việc thực hiện chiến lược đó. Zd. Karbone, về vấn đề này, cho rằng, “phân biệt cái pháp lý với cái chính sách là rất khó khăn, bởi vì chính sách, ít nhất có hai sự giải thích. Chính sách có thê’ được hiểu là mọi hoạt động nhằm đạt được mục tiêu nhất định và ở phương diện này có thể nói về chính sách pháp lý (chính sách xây dựng pháp luật, chính sách đấu tranh với tình hình tội phạm – chính sách tội phạm học)”.

Ở nghĩa hẹp, chính sách được hiểu là hoạt động thực tiễn của nhà nước và của các chủ thể khác của hệ thống chính trị để giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội, cũng như các định hướng cơ bản của hoạt động đó. Trong ngữ cảnh này người ta nói về chính sách kinh tế, chính sách dân số, chính sách khoa học và các chính sách khác.

Chính sách pháp luật ở nghĩa rộng lớn về nó là một hiện tượng tập hợp hơn là một hiện tượng thống nhất, trong phạm vi của nó có hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Mối tương quan của các hoạt động đó cần phải được làm sáng tỏ.

Tất nhiên, chính sách pháp luật là hoạt động buộc phải dựa vào những tư tưởng, quan điểm, dự định nào đó và đó là hoạt động có tính hướng đích. Không thể nói về hoạt động mà thiếu các tư tưởng, quan điểm, các mục tiêu. Điều đó có nghĩa rằng, hoạt động tự nó đã có tư tưởng, quan điểm, đã có định hướng, đã có mục tiêu. Do vậy, chính sách pháp luật là hoạt động, nhưng đó là hoạt động được định hướng về tư tưởng, quan điểm, về mục tiêu nhất định.

Nội dung của chính sách pháp luật là xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật có hiệu quả, sử dụng văn minh các phương tiện pháp luật để đạt được các mục tiêu đã được đề ra. Điều này nói lên rằng, chính sách pháp luật bao trùm toàn bộ cơ chế điều chỉnh pháp luật, và các bộ phận cấu thành cơ chế đó, bao quát toàn bộ đời sống pháp luật của xã hội và các lĩnh vực cụ thể của đời sống pháp luật (lĩnh vực xây dựng pháp luật, lĩnh vực áp dụng pháp luật, lĩnh vực giáo dục và đào tạo pháp luật, lĩnh vực ý thức pháp luật, lĩnh vực học thuật pháp luật, lĩnh vực họp tác quốc tế và hội nhập về pháp luật và các lĩnh vực khác của đời sống pháp luật). Chính sách pháp luật sử dụng một cách văn minh, có trí tuệ các phương tiện pháp luật, tức là phát huy tối đa các tiềm năng, khả năng, vai trò, sứ mệnh, chức năng của các công cụ pháp luật để thực hiện các mục tiêu đã được đề ra.

Chính sách pháp luật bao giờ cũng có các mục tiêu nhất định và hướng đến để đạt được đầy đủ nhất các mục tiêu đó.

Các mục tiêu khái quát nhất của chính sách pháp luật là: công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ đầy đủ nhất các quyền và tự do của con người và của công dân; xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; hình thành và xây dựng xã hội pháp quyền; xây dựng và phát triển văn hóa pháp quyền và đời sống pháp luật của xã hội và của cá nhân. Các mục tiêu đó, thực chất, là các giá trị xã hội.

2. Thực hiện chính sách pháp luật

Về lý thuyết, dân chủ và sự tham gia của người dân đã được Amartya Sen nghiên cứu và nêu thành quan điểm về sự phát triển trên cơ sở thừa nhận và nâng cao năng lực thực hiện các quyền tự do cơ bản của con người. Theo ông Amartya Sen, dân chủ và sự tham gia của người dân không mang tính chất địa phương mà có giá trị toàn cầu.

Tại Việt Nam, nguyên lý xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu thành lập nước. Chính sách của Nhà nước về quyền lực nhân dân cũng là nhất quán.

Tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa I (6/01/1946) đầu tiên, Nguyên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: ”Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” và “Đảng ta là Đảng cách mạng, ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.
Với Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc XII tháng 1/2016 xác định: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến”. Thể chế hóa đường lối của Đảng, trong mọi chính sách phát triển, Nhà nước ta luôn đặt con người ở vị trí trung tâm.
Về mặt pháp lý, Hiến pháp 2013 ghi nhận công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý”.

Chính sách pháp luật trở thành chính sách pháp luật “sống” chỉ khi chính sách đó được thể hiện trong hiện thực, được thực hiện, được hiện thực hóa trong các hoạt động có ý thức, có ý chí của mọi người.

Thực hiện chính sách pháp luật là gì và nó được thể hiện thông qua những hình thức như thế nào? Sách báo về chính sách công và sách báo về chính sách pháp luật ở nước ta mới chỉ nêu vấn đề thực hiện chính sách công và thực hiện chính sách pháp luật mà chưa đưa ra quan niệm về nó. Hơn thế nữa, việc thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách pháp luật nói riêng mới chỉ được nhận thức ở nghĩa hẹp. Đây là vấn đề cần được khoa học chính sách công nói chung và khoa học chính sách pháp luật nói riêng quan tâm nghiên cứu.

Vì vậy, cần phải tiếp cận thực hiện chính sách pháp luật cả với tư cách một quá trình, lẫn với tư cách là kết quả cuối cùng của quá trình đó.

3. Thực hiện chính sách pháp luật với tư cách là một quá trình

Với tư cách là một quá trình, thực hiện chính sách pháp luật có thể được hiểu là quá trình nhất định, được quy định chặt chẽ của việc hình thành chính sách, thực thi các quy định của chính sách pháp luật, của việc thể hiện các quy định đó trong hành vi của mọi người. Quá trình đó được bắt đầu, được khởi động từ khí xuất hiện nhu cầu điều chỉnh pháp luật, nhu cầu cần phải có chính sách pháp luật, tiếp đến nhu cầu đó được các chủ thể nhận thức. Theo quá trình đó, thực hiện chính sách pháp luật được thể hiện với tư cách là hoạt động, hành vi mà ở đó các quy định của chính sách pháp luật (hành vi hợp pháp), hoạt động thực tiễn của mọi người trong việc thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp lý được thể hiện. Nói cách khác, thực hiện chính sách pháp luật được xem xét cả với tư cách là sự thể hiện trong hành động của mọi người các đòi hỏi được thê’ hiện dưới dạng chung nhất trong các quy phạm của chính sách pháp luật, lẫn với tư cách là sự thể hiện cụ thể của quá trình điều chỉnh chính sách pháp luật.

4. Thực hiện chính sách pháp luật với tư cách là kết quả cuối cùng

Với tư cách là kết quả cuối cùng của một quá trình, thực hiện chính sách pháp luật được hiểu là việc đạt được sự phù hợp đầy đủ giữa các đòi hỏi của chính sách pháp luật về việc thực hiện những hành vi của mọi người. Theo đó, thực hiện chính sách pháp luật được thể hiện với tư cách là hoạt động, hành vi mà ở đó các quy định của chính sách pháp luật (hành vi hợp pháp), hoạt động thực tiễn của mọi người trong việc thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp lý được thê’ hiện. Nói cách khác, thực hiện chính sách pháp luật được xem xét cả với tư cách là sự thê’ hiện trong hành động của mọi người các đòi hỏi được thê’ hiện dưới dạng chung nhất trong các quy phạm của chính sách pháp luật, lẫn vói tư cách là sự thể hiện cụ thê’ của quá trình điều chỉnh chính sách pháp luật.

Như vậy, với tư cách là kết quả cuõì cùng của một quá trình, thực hiện chính sách pháp luật được hiểu là việc đạt được sự phù hợp đầy đủ giữa các đòi hỏi của chính sách pháp luật về việc thực hiện những hành vi nhất định và tổng thể các hoạt động chính sách đã được thực hiện kế tiếp nhau trên thực tế.

Chính sách pháp luật “đi ra” và “đi vào” đời sống xã hội, đời sống pháp luật với sự hỗ trợ của các hình thức khác nhau, và do vậy, có thê’ gọi đó là các hình thức thực hiện chính sách pháp luật. Các hình thức thực hiện chính sách pháp luật là các phương thức hình thành và đưa chính sách pháp luật vào đời sống pháp luật. Mỗi hình thức là một loại hoạt động có kết quả nhất định trong cấu thành của chính sách pháp luật. Có thể có nhiều cách phân loại khác nhau các hình thức thực hiện chính sách pháp luật. Nhưng cách phân loại phổ biến và có ý nghĩa thực tiễn lón nhất là cách phân loại dựa vào tính chất của các hoạt động chính sách của các chủ thể của chính sách pháp luật.

5. Hình thức thực hiện chính sách pháp luật Việt Nam

Theo tiêu chuẩn này, chính sách pháp luật Việt Nam được thực hiện bằng hoặc thông qua các hình thức cơ bản sau đây:

– Hình thức học thuyết pháp luật;

– Hình thức xây dựng pháp luật;

– Hình thức áp dụng pháp luật;

– Hình thức giải thích pháp luật;

– Hình thức giáo dục và đào tạo pháp luật.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).