Căn cú vào Điều 44 Bộ luật Lao động năm 2019, khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
Một là, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sồ đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
Hai là, phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
– Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian.
* Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu.
* Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.
* Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động.
* Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
Như vậy, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về phương án sử dụng lao động nhằm giải quyết vấn đề lao động liên quan đến các trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
So với Bộ luật Lao động năm 2012 (Điều 46), thì Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung nội dung quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động.
Việc bổ sung nội dung này thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong phương án sử dụng lao động nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động, tránh vướng mắc bất đồng về sau.
Luật LVN Group phân tích chi tiết, cụ thể vấn đề trên như sau:
1. Hiểu thế nào về phương án sử dụng người lao động?
Phương án sử dụng lao động là văn bản pháp lý quan trọng trong đơn vị sử dụng lao động khi xảy ra các sự kiện thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà làm ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì khi chấm dứt hợp đồng với người lao động công ty phải xây dựng phương án sử dụng người lao động.
2. Nội dung của phương án sử dụng người lao động
Theo quy định tại Điều 44, Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nội dung bắt buộc phải có trong phương án sử dụng người lao động:
– Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
– Số và danh sách người lao động nghỉ hưu;
– Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
– Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
3. Một số chú ý khi xây dựng phương án sử dụng lao động
Trước khi xây dựng phương án sử dụng lao động, bên công ty cần phải kiểm tra thật kỹ về quy định của pháp luật về các trường hợp phải lập phương án sử dụng lao động để xem trường hợp của công ty mình có thuộc đối tượng lập phương án lao động hay không, các trường hợp phải lập phương án sử dụng lao động bao gồm:
– Một là, người sử dụng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ mà phải chấm dứt hợp đồng với người lao động, như thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động, thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm, thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị gắn với ngành, nghề.
– Hai là, người sử dụng lao động vì lý do kinh tế mà phải chấm dứt hợp đồng với người lao động, ở điểm này lý do có thể từ việc suy thoái kinh tế, khủng hoảng; thưc hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc cam kết quốc tế; chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản. Ngoài ra, theo Thông tư 07/2018/TT – BLĐTBXH, doanh nghiệp Nhà nước và công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ khi cổ phần hoá cũng buộc phải có phương án sử dụng lao động.
Đối với phần này thì người sử dụng lao động cần phải lưu ý về kiểm tra các văn bản pháp lý, cơ sở để chấm dứt với người lao động, ví như trường hợp chấm dứt hợp đồng vì công ty thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động thì tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp để tiến hành ban hành các văn bản nội bộ cho phù hợp.
Ngoài ra, trong phần nội dung phương án sử dụng lao động người sử dụng lao động cần phải chú ý những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, khi xây dựng phần nội dung của phương án cần phải chi tiết, tỉ mỉ, chính xác các con số thống kê liên quan đến số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, danh sách lao động nghỉ hưu, đối với lao động nghỉ hưu người sử dụng lao động cần kiểm tra kỹ về độ tuổi về hưu của người lao động, các trường hợp được nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của pháp luật;
Thứ hai, khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc tham khảo, trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện công đoàn cần phải lập cuộc họp, ghi nhận lại nội dung cuộc họp, ý kiến của từng thành viên trong đoàn đại diện người lao động bằng văn bản; việc tổ chức đối thoại khi có vụ việc được diễn ra như sau:
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;
– Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao độngcó trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới người sử dụng lao động, trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;
– Căn cứ lấy ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về những nội dung người sử dụng lao động đưa ra;
– Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hau bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
– Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
Thứ ba, trong quá trình xây dựng phương án sử dụng người lao động cần phải phân loại lao động theo danh sách, danh sách được nhắc đến ở đây bao gồm những cá nhân tiếp tục sử dụng, đào tạo để sử dụng lại, nghỉ hưu, làm việc không trọn thời gian, chấm dứt hợp đồng lao động;
Thứ tư, người sử dụng lao động phải lên phương án, dự trù kinh phí để thực hiện phương án sử dụng người lao động, khi xây dựng phương án cần lưu ý về việc xây dựng chi tiết và xem xét kỹ về việc trình soạn thảo các phương án.
4. Các bước xây dựng phương án sử dụng lao động
Bước 1. Rà soát, lập danh sách người lao động
Bước 2. Phân loại lao động theo danh sách
Bước 3. Trên cơ sở danh sách người lao động đã phân loại, căn cứ quy định của pháp luật về lao động, dự kiến biện pháp về tính toán chế độ, tổng hợp nguồn kinh phí thực hiện phương án
Bước 4. Thực hiện công khai, minh bạch phương án sử dụng lao động, tổ chức lấy ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
Bước 5. Chốt danh sách, tổng hợp, hoàn thiện phương án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trên đây là tổng hợp của Luật LVN Group về về xây dựng phương án sử dụng người lao động, nếu quý Khách hàng có vướng mắc có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ, tư vấn. Rất mong được hợp tác với quý khách hàng. Trân trọng cảm ơn!
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Luật LVN Group trân trọng cảm ơn!