1. Khái niệm khiếu nại trong hợp đồng thương mại

Theo Điều 1 của CISG quy định về trụ sở kinh doanh của các bên tham gia hợp đồng như là tiêu chí để xác định một hợp đồng là hợp đồng thương mại quốc tế. Nếu các bên tham gia ký kết hợp đồng có trụ sở kinh doanh tại các nước khác nhau, khi mà các nước này là thành viên của CISG, hoặc khi quy phạm tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một nước thành viên CISG.

Hợp đồng mua thương mại quốc tế; còn được gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu, là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài, có nhân tố nước ngoài). Tính quốc tế của một hợp đồng thương mại quốc tế được hiểu không giống nhau tùy theo quan điểm của từng quốc gia trên thế giới.

Khiếu nại trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là Yêu cầu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên bị thiệt hại đối với bên gây thiệt hại trong thương mại quốc tế.

Theo quy định của pháp luật hầu hết các nước, khiếu nại được xem là bước đầu tiên bắt buộc trong một số lĩnh vực tranh chấp như tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương, tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa

Để khiếu nại thành công, bên đi khiếu nại phải tuân thủ một thể thức chặt chẽ sau:

– Người đi khiếu nại phải viết đơn khiếu nại bao gồm 2 vấn đề chính: Lý do đi khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. 

– Gửi đơn khiếu nại kèm với các tài liệu chứng minh: Biên bản giám định, chứng từ hàng hóa, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận tải,…Tài liệu chứng minh, tính toán mức độ tổn thất.

2. Hình thức khiếu nại và thời hạn phát đơn khiếu nại

Khiếu nại phải làm bằng văn bản gồm những số liệu và nội dung về: Tên hàng, số lượng và xuất xứ, địa điểm để hàng, cơ sở khiếu nại, chứng từ vận tải, yêu cầu cụ thể của người mua về việc giải quyết khiếu nại.

Tất cả những chứng từ này đều phải dẫn chiếu đến số hiệu của hợp đồng và số hiệu của chứng từ vận tải có liên quan. Ngày đóng dấu bưu điện tại địa điểm gửi đi được xem là ngày phát đơn khiếu nại.

Trước hết phụ thuộc vào tính chất hành hóa cũng như tương quan của các bên mua bán. Nếu người mua có ưu thế trong quan hệ với người bán, thì thời hạn phát đơn khiếu nại càng dài.

3. Bảo hiểm hàng hóa là gì?

Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết bồi thường trong đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm). Để được bảo hiểm, bạn phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm.

Không ai có thể đoán được trước những rủi ro, bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp bảo vệ và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro mang lại như hàng hóa bị hư hỏng, cháy nổ, bão lụt, gió lốc, hàng hóa bị đâm vào vật thể khác… Việc mua bảo hiểm hàng hóa phải được thực hiện trước khi có những rủi ro xảy ra, có thể là trước khi hàng hóa được vận chuyển. Trên thực tế, bảo hiểm không thể ngăn chặn xảy ra các rủi ro mà chỉ có thể giảm thiểu các tổn thất khi có sự cố xảy ra.

4. Cơ sở khiếu nại người bảo hiểm

Khác với việc khiếu nại người bán hàng và người chuyên chở, việc khiếu nại người bảo hiểm (công ty bảo hiểm, hãng bảo hiểm) không phụ thuộc vào lỗi của người đó. Người được bảo hiểm (chủ hàng) sẽ tiến hành khiếu nại người bảo hiểm khi có mất mát, đổ vỡ hư hỏng hàng hóa xảy ra do những rủi ro đã được quy định trong hợp đồng bao hiểm hàng hóa gây ra. Do đó căn cứ để khiếu nại người bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm. ỵ Nhưng thông thường trong hợp đồng bảo hiểm chỉ quy định hàng lĩdã- được bảo hiểm theo điều kiện nào, còn điều kiện bảo hiểm đó như thế nào, tổn thất thiệt hại nào được bảo hiểm, quyển và nghĩa vụ của người được bảo hiểm và người bảo hiểm lại được quy định một cách cụ thể trong quy tắc bảo hiểm của người bảo hiểm. Hơn nữa quyền lợi của người được bảo hiểm cũng còn được quy định trong luật bảo hiếm của nước người bảo hiểm. Vì vậy, ngoài việc căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm, còn phải dựa vào quy tắc bảo hiểm của người bảo hiểm và luật bảo hiểm của nưốc người bảo hiểm.

5. Hồ sơ khiếu nại người bảo hiểm

Người khiếu nại phải làm đầy đủ và chính xác hồ sơ khiếu nại người bảo hiểm. Hồ sơ khiếu nại bao gồm đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo làm bằng chứng.

Đơn khiếu nại phải làm bằng văn bản, có nội dung cụ thể rõ ràng. Nội dung của đơn khiếu nại bao gồm: tên địa chỉ của bên khiếu nại và bên bị khiếu nại, số hợp đồng bảo hiểm, tên hàng, tên tàu, ngày tàu cập bến ở cảng dỡ hàng, trị giá tổn thất, chi phí giám định và các chi phí khác, tổng số tiền yêu cầu bồi thường. Khi khiếu nại Bảo Việt thì số tiền đồi bồi thường phải quy ra tiền Việt Nam.

Các chứng từ theo đơn khiếu nại thường bao gồm:

–        Hợp đồng bảo hiểm (đơn bảo hiểm – Policy hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm – Certificate of Insurance): chứng minh điều kiện bảo hiểm đã được mua cho hàng hóa: trị giá bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.

–        Hóa đơn mua hàng và phiếu đóng gói (invoice): chứng minh quyển lợi của người được bảo hiểm đốì với lô hàng bị tổn that.

–        Vận đơn đường biển: xác nhận thực tế lô hàng đã được chuyên chở trên một con tàu như đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

–        Biên bản kết toán (ROROC): xác nhận thực tế số lượng hàng mà tàu đã giao cho người nhận hàng.

–        Giấy chứng nhận hàng thiếu (CSC): chứng minh số hàng thiếu hụt, mất mát.

–        Biên bản hàng đổ võ hư hỏng (COR): chứng minh việc đòi bồi thường tổn thất do hàng bị đổ vỡ hư hỏng.

Thư dự kháng (L/R): xác nhận đã có thông báo tổn thất không rõ rệt cho người chuyên chở.

–        Biên bản giám định tổn thất của người bảo hiểm hoặc đại lý của họ: chứng minh việc đòi bồi thường tổn thất.

–        Báo cáo sự cố do máy trưỏng hoặc thuyền trưởng lập khi tàu gặp tai nạn.

–        Kháng nghị hàng hải (sea protest) do thuyền trưởng lập sau khi tàu gặp tai nạn.

–        Bẳn tuyên bố tổn thất chung của thuyền trưởng.

–        Các hóa đơn chứng từ thanh toán chi phí đóng góp tổn thất chung, chi phí nhằm hạn chế tổn thất hàng hóa, chi phí giám định, v.v…

–        Bản tính toán tổng số tiền đòi bồi thường.

Theo quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Bảo Việt, chứng từ kèm theo đơn khiếu nại còn có thêm đơn

khiếu nại người chuyên chở, cảng và thư trả lời khiếu nại của họ nếu có.

Không phải bất kỳ trường hợp khiếu nại nào cũng phải có tất cả các chứng từ nêu trên. Tùy theo từng trường hợp khiếu nại cụ thể mà thu thập những chứng từ cần thiết để nộp trong hồ sơ khiếu nại.

Thời hạn khiếu nại người bảo hiểm

“Luật bảo hiểm hàng hóa của các nước không quy định thời hạn khiếu nại người bảo hiểm mà chỉ quy định thời hiệu khỗi kiện. Do đó thời hạn khiếu nại người bảo hiểm chỉ có thể được quy định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc trong quy tắc bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Vì vậy muốn biết phải khiếu nại người bảo hiểm trong thời gian bao lâu thì phải nghiên cứu đơn bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm của công ty bảo hiểm đã lập đơn bảo hiểm đó. Khi trong các văn bản này không có quy định gì về thời hạn khiếu nại thì chủ hàng phải tiến hành khiếu nại người bảo hiểm trong thời gian hợp lý để còn kịp đi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài nếu như khiếu nại không được thỏa mãn.

6. Những điểm người được bảo hiểm cần chú ý trước khi khiếu nại người bảo hiểm

Để bước đầu bảo đảm cho việc khiếu nại có thế thành công, khi có tổn thất hàng hóa xảy ra do những rủi ro đã được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm (chủ hàng) phải thực hiện những nghĩa vụ sau:

– Thông báo cho người bảo hiểm biết về rủi ro (tai nạn) gây nên tổn thất cho hàng hóa. Nội dung thông báo gồm thời gian, địa điểm xảy ra rủi ro, tính chất rủi ro, sơ bộ tổn thất hàng hóa. Mục đích của việc thông báo là để người bảo hiểm biết được tình hình, có thể cùng bàn bạc với chủ hàng lo toan đến hàng hóa, và làm cơ sở cho việc khiếu nại sau này.

– Ngoài những tổn thất đối với hàng hóa và yêu cầu giám định tổn thất. Khi hàng bị tai nạn, sự cố chủ hàng phải làm hết sức mình để bảo vệ hàng ngăn ngừa tổn thất lây lan. Mặt khác chủ hàng phải yêu cầu làm thẩm định tổn thất để có biên bản giám định làm bằng chứng cho việc khiếu nại sau này. Thông thường theo quy định của hợp đồng bảo hiểm chủ hàng phải mời công ty bảo hiểm đã cấp đơn bảo hiểm đến làm giám định tổn thất hàng hóa, hoặc mời đại lý giám định đã được chỉ ra trong đơn bảo hiểm.

– Phải bảo lưu quyền đòi bổi thường của người bảo hiểm đối với người thứ ba. Muốn được người bảo hiểm chấp nhận khiếu nại, bồi thường tổn thất, người được bảo hiểm phải bảo lưu đầy đủ quyển khiếu nại của người bảo hiểm đối với người thứ ba (người chuyên chở, cảng v.v…). Cụ thể chủ hàng phải làm biên bản đối tịch với tàu (ROROC, COR), thư dự kháng, biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng do cảng gây ra…

Theo Điều 20 quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển năm 1990 của Bảo Việt, nếu người được bảo hiểm không thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại của người bảo hiểm đối với người thứ ba thì người bảo hiểm có quyền từ chối những khiếu nại thuộc trách nhiệm của người thứ ba đó.

Ngoài những nghĩa vụ nêu trên, người được bảo hiểm có thể làm thủ tục từ bỏ hàng để đòi người bảo hiểm bồi thường tẩn thất toàn bộ.

Từ bỏ từng là hành vi pháp lý của người được bảo hiểm chuyển quyền sở hữu lô hàng đã mụa bảo hiểm cho người bảo hiểm để đòi bồi thường tổn thất hàng hóa.

Có thể từ bỏ hàng khi hàng bị tổn thất coi như toàn bộ, khi tàu và hàng mất tích.

Từ bỏ hàng phải được làm bằng văn bản và gửi cho người bảo hiểm. Nếu người bảo hiểm từ chôì chấp nhận thông báo từ bỏ hàng thì quyền khiếu nại của chủ hàng đòi bồi thường tổn thất bộ phận không hề bị phương hại. Khi người bảo hiểm chấp nhận thông báo từ bỏ hàng thì việc từ bỏ đó không thể thay đổi khác được, lúc đó chủ hàng hết trách nhiệm đối với hàng, hàng thuộc về người bảo hiểm.