1. Khoản vay bắc cầu là gì ?

Khoản vay bắc cầu là tiền vay ngắn hạn tài trợ chi phí người mua nhà khi bán căn nhà này và mua căn nhà khác. Tiền vay cung cấp vốn để mua nhà mới, trước khi hoàn tất các thủ tục cho việc bán căn nhà cũ.

Trong tài trợ công ty, tạm thời chi trả do độ trễ thời gian giữa thu hồi một trái phiếu hay thương phiếu, và thay thế bằng một trái phiếu mới. Các khoản vay bắc cầu, thông thường thay thế nợ ngắn hạn bằng tài trợ dài hạn cho việc tái cấu trúc công ty, sáp nhập và mua bán nhờ đòn bẩy tài chính. Các ngân hàng và công ty bảo hiểm cung cấp vốn để thanh toán dứt nợ cũ trước, khi lập các thủ tục cho nợ mới hay phát hành cổ phiếu mới. Cũng được biết đến như tài trợ khoảng trống hay khoản cho vay linh hoạt.

Trong bất động sản, khoản vay bắc cầu được sử dụng khi người vay có ý định mua một ngôi nhà mới nhưng chưa bán ngôi nhà cũ. Do là một nguồn tài chính tạm thời, vì vậy, khoản vay này có tên là bắc cầu. Khoản vay này chỉ được áp dụng nếu người mua nhà đang sở hữu tài sản là nhà đất để làm vật thế chấp. Nó đóng vai trò là cầu nối giữa việc bán nhà cũ và mua nhà mới.

Cụ thể, trong trường hợp muốn chuyển đến một ngôi nhà mới, chắc chắn bạn sẽ phụ thuộc phần lớn vào khoản tiền thu được từ việc bán ngôi nhà cũ. Tuy nhiên, đôi khi quá trình bán nhà sẽ gặp khó khăn, khiến người mua  không đủ tài chính mua nhà mới. Từ đây, người mua có thể sử dụng khoản vay bắc cầu. Thông thường, đối với khoản vay bắc cầu, người mua có thể vay tới 80% tổng giá trị gộp giữa căn nhà hiện tại và căn nhà muốn mua. Tuy nhiên, tùy vào đơn vị cho vay mà điều kiện và điều khoản hợp đồng sẽ khác nhau. 

Theo đó, một khoản vay bắc cầu có thể giúp thanh toán các khoản chi phí thế chấp. Người mua nhà có thể sử dụng khoản vay này để đưa ra đề nghị mà không cần lo lắng về những khoản dự phòng tài chính. Đồng thời, khoản vay này cũng giúp người mua nhà có được lợi thế cạnh tranh khi thị trường nhà đất nóng lên. Hiểu một cách đơn giản, người mua nhà đang vay từ giá trị nhà cũ để có khoản trả trước cho ngôi nhà mới của mình. Theo đó, bảo hiểm cho một khoản vay bắc cầu trong lĩnh vực bất động sản được dựa trên vốn chủ sở hữu mà người mua nhà có.

Tín dụng đa quốc gia ngắn hạn được mở rộng cho quốc gia kém phát triển, thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, có dự kiến trước khoản tài trợ dài hạn cho các ngân hàng tư nhân.

2. Ưu – nhược điểm của khoản vay bắc cầu là gì?

Nếu đã nắm được khoản vay bắc cầu là gì, hãy cùng tìm hiểu khoản vay này có ưu – nhược điểm gì. 

2.1 Ưu điểm

– Thứ nhất, người mua nhà có thể có ngay một khoản vốn từ quyền sở hữu ngôi nhà hiện tại. Tất nhiên, người mua nhà sẽ không phải đợi cho đến khi căn nhà cũ của người mua nhà được bán.

– Thứ hai, khoản vay bắc cầu thường giúp người mua nhà tránh việc phải thanh toán tiền lãi vay thế chấp hàng tháng trong thời gian ngắn. Điều này mang lại sự linh hoạt về mặt tài chính cho người vay.

2.2 Nhược điểm

 – Thứ nhất, người mua nhà có thể phải trả lãi nhiều hơn so với khoản vay mua nhà thông thường. 

– Thứ hai, người mua nhà cũng có khả năng phải thực hiện thanh toán hai khoản thế chấp cùng một lúc khi đang tích lũy lãi suất cho khoản vay bắc cầu. Nếu quá trình bán nhà cũ diễn ra một cách khó khăn, điều này rất có thể dẫn đến một vài tình huống căng thẳng.

– Thứ ba, khoản vay bắc cầu sẽ cần cắt phí ban đầu, có thể lên tới 3% tổng giá trị khoản vay. Do khoản vay này phụ thuộc vào tài sản thế chấp, đôi khi người mua nhà sẽ cần có một nguồn vốn nhất định.

3. Về khoản tài trợ bắc cầu

Khoản tài trợ bắc cầu, tiếng Anh gọi là bridge financing.

Khoản tài trợ bắc cầu, thường thấy là khoản vay bắc cầu, là phương án cấp vốn tạm thời mà các công ty sử dụng nhằm xoay sở trong ngắn hạn trước khi tiếp cận được nguồn vốn dài hạn. Khoản tài trợ bắc cầu thường được cung cấp bởi các ngân hàng đầu tư hay các quĩ đầu tư mạo hiểm dưới hình thức cho vay hoặc một khoản đầu tư.

Đặc điểm của khoản tài trợ bắc cầu

Có nhiều cách khác nhau để thỏa thuận một khoản tài trợ bắc cầu. Tùy thuộc vào công ty mà sẽ có những loại tài trợ bắc cầu khác nhau. Một công ty có nền tảng vững chắc sẽ có nhiều sự lựa chọn trong khoản tài trợ bắc cầu hơn là một công ty đang gặp khó khăn trong hoạt động. Khoản tài trợ bắc cầu có thể là nợ, vốn cổ phần hay khoản hỗ trợ IPO.

Khoản tài trợ bắc cầu là nợ

Được gọi là khoản vay bắc cầu. Là một khoản vay ngắn hạn, lãi suất cao. Những công ty tiếp cận với phương án này nên cẩn trọng vì lãi suất của nó thường cao và có thể gây ra rắc rối sau này.

Khoản tài trợ bắc cầu là vốn cổ phần

Khi không muốn chọn những khoản vay lãi suất cao. Công ty có thể tìm đến các quĩ đầu tư mạo hiểm để được hỗ trợ khoản tài trợ bắc cầu đổi lại vốn cổ phần. Quĩ này sẽ hỗ trợ tài chính cho công ty cho đến vòng huy động vốn tiếp theo.

Trong phương án này, công ty sẽ chào một số lượng cổ phần để đổi lại sự hỗ trợ tài chính trong vòng vài tháng đến một năm. Những quĩ đầu tư mạo hiểm sẽ đồng ý với phương án này nếu họ nhìn thấy tiềm năng phát triển của công ty có thể đem lại lợi nhuận cho số cổ phần của họ.

Khoản tài trợ bắc cầu hỗ trợ IPO

Khoản tài trợ bắc cầu đối với những ngân hàng đầu tư là một khoản hỗ trợ tài chính cho các công ty trước khi tiến hành IPO. Loại hình này sẽ chi trả cho khoản chi phí liên quan đến việc IPO trong ngắn hạn. Khi quá trình IPO hoàn tất, khoản tiền huy động được sẽ ngay lập tức được dùng để trả lại cho khoản vay này.

Loại hỗ trợ tài chính này thường được cung cấp bởi những ngân hàng đầu tư để bảo lãnh cho lần phát hành. Để thanh toán, công ty sử dụng phương án này sẽ trả cho người bảo lãnh một số lượng cổ phiếu có chiết khấu. Loại hình này như một khoản trả trước cho tương lai sau này.

4. Khoản vay song phương

Khoản vay song phương, tiếng Anh gọi là bilateral loan.

Khoản vay song phương là khoản vay mà một người cho vay cung cấp cho một người đi vay.

Trái với khoản vay hợp vốn, khoản vay song phương ít phức tạp hơn. Tuy nhiên, vì khoản vay song phương chỉ là cam kết giữa người cho vay và người đi vay nên rủi ro của người cho vay sẽ cao hơn so với những khoản vay hợp vốn.

4.1 Đặc điểm của khoản vay song phương

Trở ngại chính của khoản vay song phương là những bên đối tác làm ăn khác. Vì họ không được đề cập trong cam kết của khoản vay song phương nên họ không bị hạn chế trong việc vay thêm những khoản khác.

Khoản vay song phương là một công cụ tài chính thường được sử dụng để cấp vốn cho các hoạt động giao dịch ngoài nước. Hãy xem xét những yếu tố sau để quyết định xem liệu khoản vay song phương có phù hợp với doanh nghiệp của bạn:

1. Ước tính chi phí của khoản vay song phương

2. Xác định lợi ích của khoản vay song phương

3. Tìm một bên cho vay phù hợp với mục đích kinh doanh

4.2 Chi phí của khoản vay song phương

Cũng như những dạng vay khác, khoản vay song phương cũng có nhiều loại chi phí như phí ban đầu, phí bảo lãnh, phí quản lí, lãi suất và những phụ phí khác trong qui trình của khoản vay song phương. Hãy đảm bảo hiểu rõ tất cả loại phí và chuẩn bị đầy đủ kinh phí cho chúng trước khi quyết định vay.

Ngoài ra, do khoản vay song phương được cấu thành từ yếu tố lợi nhuận của bên cho vay và nhu cầu của bên đi vay. Cho nên, nó có thể được thỏa thuận theo nhiều cách khác nhau như khoản vay lãi suất cố định, tín dụng xoay vòng hay hạn mức tín dụng. Hãy tham khảo ý kiến từ một bên pháp lí để đàm phán về các điều khoản vay và đảm bảo quyền lợi người đi vay của mình được bảo vệ. Khác biệt chính giữa khoản vay hợp nhất và khoản vay song phương là việc doanh nghiệp thường luôn có thể huy động vốn với mức phí thấp hơn khi chọn hình thức vay hợp nhất.

4.3 Rủi ro của người cho vay

Cũng như những dạng vay khác, rủi ro trong khoản vay song phương thuộc về người cho vay. Để giảm thiểu ảnh hưởng từ việc người đi vay bị vỡ nợ, những khoản vay này thường có lãi suất và mức phí cao hơn. Người cho vay cũng phải đánh giá tín dụng của người đi vay.

5. Khoản vay đặc biệt

Theo điều 151 của luật tổ chức tín dụng 2010 quy định cụ thể như sau

– Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác trong các trường hợp sau đây:

+ Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng;

+ Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do các sự cố nghiêm trọng khác.

– Khoản vay đặc biệt là được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng hoặc được chuyển đổi thành phần góp vốn, vốn cổ phần tại tổ chức tín dụng liên quan quy định tại điều 149 của Luật tổ chức tín dụng như sau:

+ Ngân hàng Nhà nước quyết định xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm d khoản 2 Điều 148 của Luật này.

+ Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn.

+ Ngân hàng Nhà nước có quyền trực tiếp hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

+ Việc góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề về Khoản vay bắc cầu ( bridge loan) . Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.