Ngày 16/8/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH. Theo đó đă phân loại, quy định cụ thể mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi trên là 20.000.000 đồng. Ngày 18/2/2008, Bộ Lao động-Thương binh và Xă hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đă có Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lăi phát sinh.

Như vậy, chế tài xử lý vi phạm pháp luật BHXH nói chung và về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH bắt buộc nói riêng đă tương đối đầy đủ nhưng với những quy định như hiện nay cho thấy: mức xử phạt vi phạm hành chính còn thấp, chưa đủ sức răn đe, tính khả thi của biện pháp buộc trích tiền nộp chậm và tiền lăi phát sinh không cao. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn tránh và nợ đọng BHXH tại các doanh nghiệp không có dấu hiệu giảm.

Trong năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, tổ chức kiểm tra của BHXH Việt Nam đă tiến hành kiểm tra 3800 đơn vị sử dụng lao động, phát hiện số tiền nợ đọng trên 278 tỷ đồng (đă thu hồi 127 tỷ đồng, chiếm 45,7%). Trong 6 tháng đầu năm 2008, riêng tại thành phố Hồ Chí Minh đă có 87 doanh nghiệp nợ đọng số tiền trên 53,1 tỷ đồng. Việc nợ đọng số tiền BHXH lớn đă gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, đến việc thực hiện kế hoạch Nhà nước giao nhằm bảo toàn, tăng trưởng quỹ BHXH.

BHXH thành phố Hồ Chí Minh sau khi kiểm tra, phát hiện các đơn vị nợ đọng tiền BHXH đă tiến hành các bước đốc thu, nhắc nhở, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không có kết quả nên đă đứng đơn khởi kiện các doanh nghiệp. Điển hình như một số vụ kiện Công ty trách nhiệm hữu hạn: giày dép KwangNam, Vina Haeng Woon Industry, giày AnJin, Đồ chơi quốc tế Lucky Việt Nam. Trước khi bị khởi kiện, các công ty nói trên đều đă có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực BHXH, do chế tài xử phạt thấp chưa đủ sức răn đe, họ vẫn không thực hiện nghĩa vụ của ḿnh chứng tỏ sự cố tình chây ỳ, coi thường pháp luật.

Tại Đồng Nai, năm 2007, các đơn vị sử dụng lao động nợ đọng trên 21 tỷ đồng. Tháng 8/2008, Liên đoàn Lao động thị xă Long Khánh đă đại diện cho công nhân khởi kiện Công ty Hanul line Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc) nhằm bảo vệ quyền lợi BHXH cho người lao động từ năm 2006-2007, Công ty đă thiếu nợ tiền BHXH, BHYT lên hơn 1,4 tỷ đồng. Mặc dù BHXH tỉnh Đồng Nai và Liên đoàn Lao động thị xă Long Khánh nhắc nhở, làm việc trực tiếp lẫn bằng văn bản, thậm chí xử phạt nhưng Công ty luôn đưa ra lý do khó khăn về tài chính để né tránh trách nhiệm.

Thực tế theo dõi tình hình khởi kiện các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua cho thấy cả nguyên đơn (tổ chức BHXH hoặc Liên đoàn Lao động), bị đơn (đơn vị sử dụng lao động), cơ quan xét xử (toà án) cũng cần làm rõ một số vấn đề như: thời hiệu khởi kiện (theo quy định của Bộ Luật Lao động hay Bộ luật Dân sự), hình thức sở hữu của quỹ BHXH bị xâm hại, tính pháp lý của tài liệu cung cấp, chứng minh, tiền thi hành án đối với nguyên đơn được kiện… Đă có vụ kiện bị Toà án trả lại không thụ lý nhưng sau đó Toà lại nhận thụ lý như vụ BHXH thành phố Hồ Chí Minh kiện Công ty trách nhiệm hữu hạn giày AnJin ngày 9/4/2008 nhưng Tòa án nhân dân quận Bình Tân đă trả lại đơn khởi kiện với lư do hết thời hiệu khởi kiện theo quy định của Bộ Luật Lao động. Sau đó, BHXH thành phố Hồ Chí Minh khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện, Ṭa án nhân dân quận Bình Tân đă nhận đơn và thụ lý hoặc như Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai kiện công ty Hanul line Việt Nam. Sự việc sai phạm đă rõ, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai vẫn hoãn tuyên án cần thêm thời gian nghị án.

Khó khăn của Tổ chức BHXH không chỉ dừng lại ở việc phát hiện vi phạm, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính rồi tiến hành khởi kiện mà còn ở chỗ sau khi “được kiện” thì việc thi hành bản án đến đâu v́ vấn đề thi hành án dân sự nói chung hiện c̣n rất nhiều điều phải bàn. Thời gian tới, BHXH các địa phương sẽ tiến hành khởi kiện những đơn vị nợ đọng, vi phạm kéo dài, cố t́nh chây ỳ sau khi đă được kiểm tra nhắc nhở nhiều lần và xử phạt vi phạm hành chính.

Từ những nội dung trên, chúng tôi thấy các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có những hướng dẫn cụ thể việc xét xử vi phạm pháp luật về BHXH, về cưỡng chế thi hành án nhằm đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật.

SOURCE: TẠP CHÍ BẢO HIỂM XÃ HỘI SỐ 117 NĂM 2008 – LÊ QUYẾT THẮNG – Trưởng ban Kiểm tra, BHXH Việt Nam