1. Không chấp hành biển báo giao thông?
Điều 10: Hệ thống báo hiệu đường bộ4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
2. Chấp hành báo hiệu đường bộ gồm những gì?
Điều 11: Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
3. Quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm vạch kẻ đường?
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.00 đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a, Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường …
4. Đi xe máy không chính chủ?
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Lỗi vi phạm sử dụng xe không chính chủ vẫn bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, lỗi vi phạm này chỉ bị xử lý dựa theo khoản 10, điều 80 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
– Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định của hành vi chạy xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, qua công tác đăng ký xe.
Như vậy cảnh sát giao thông sẽ không xử phạt hành vi sử dụng xe máy không chính chủ thông qua việc xử lý các lỗi vi phạm khác trên đường.
Đối với trường hợp mượn xe của người khác để di chuyển, bạn cũng sẽ không bị xử phạt nếu không gây ra tai nạn giao thông.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi sử dụng xe không chính chủ sẽ bị xử phạt như sau:
– Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (đối với cá nhân) hoặc 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng (đối với tổ chức) sử dụng xe máy không làm thủ tục đăng ký sang tên.
– Từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng (đối với cá nhân) hoặc 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (đối với tổ chức) sử dụng ôtô không làm thủ tục đăng ký sang tên.
Việc bạn mua xe của người chủ xe trước đó bạn cần phải có giấy tờ mua bán và thực hiện việc sang tên chủ hữu xe theo quy đinh của pháp luật. Nhưng nay bạn vi phạm giao thông nên cảnh sát đã yêu cầu bạn phải nộp giấy tờ mua bán xe để chứng minh bạn là chủ xe là chính xác vì chỉ khi bạn có giấy tờ sang tên chủ sở hữu xe thì cảnh sát giao thông mới có thể xử phạt bạn và quyết định xem có trả xe cho bạn hay không. Tuy nhiên, bạn đã làm mất giấy tờ mua bán xe và người chủ cũ của chiếc xe đã chuyển đến nơi khác chính vì vậy bạn cần phải liên lạc với người chủ cũ của chiếc xe để người đó xác nhận với công an về việc mua bán sang tên xe cho bạn đồng thời bạn cũng cần liên hệ với cơ quan đã tiến hành chứng nhận việc sang tên đổi chủ chiếc xe từ người chủ sở hữu cũ cho bạn để có căn cứ chính xác nhất. Từ đó công an mới tiến hành trả xe lại cho bạn.
5. Lực lượng 141 có được phạt vi phạm giao thông?
Trả lời:
Để đấu tranh, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngày 3/8/2011 Công an thành phố Hà Nội lập lực lượng 141 bao gồm: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát hình sự. Hiện nay, lực lượng này cũng đã được thành lập và hoạt động ở một số tỉnh thành phố khác trên cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng),…
Lực lượng này có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mang theo vũ khí khi tham gia giao thông; kiểm tra các phương tiện giao thông khả nghi tàng trữ vũ khí, ma túy và các tài sản nghi do phạm tội mà có. Lực lượng này được trang bị công cụ hỗ trợ, sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để kiểm tra, xử lý các đối tượng nghi vấn, vi phạm tại các tuyến phố, nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Các tổ công tác hoạt động theo phương thức cắm chốt tập trung ở một khu vực, hỗ trợ nhau khi cần thiết; sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để phát hiện, kiểm tra, xử lý theo nguyên tắc: lực lượng hóa trang (mặc thường phục) tuần tra trên các tuyến phố nếu phát hiện có trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ hoặc đối tượng nghi vấn có dấu hiệu phạm tội thì sử dụng bộ đàm thông báo cho lực lượng công khai triển khai đội hình dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng tàng trữ vũ khí, dao kiếm, ma túy…hoặc có dấu hiệu phạm tội thì lực lượng làm nhiệm vụ sẽ khống chế, áp giải đối tượng và đưa phương tiện, tang vật về trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự để phân loại, khai thác, xác minh, lập hồ sơ xử lý.
Vì vậy, lực lượng 141 hoàn toàn có quyền phạt lỗi không có gương và xi nhan.
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0191.